Sách giáo khoa: Tránh kiểu “đổi mới thường xuyên”

(Kiến Thức) - Chương trình, sách giáo khoa sau khi đổi mới cần có giá trị tương đối lâu dài, tránh kiểu “đổi mới thường xuyên” như trước đây...

Sach giao khoa: Tranh kieu “doi moi thuong xuyen” (de nghi dang luon)
 Ảnh minh họa.
Nhiều người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà, trong đó có những người có hiểu biết nhất định về giáo dục của một số nước, đều nhận thấy, chương trình, sách giáo khoa của nước ta hiện nay vẫn còn một số hạn chế kéo dài chưa được khắc phục, nhất là về tính cơ bản, tính vừa sức, tính ứng dụng. 
Cụ thể là, còn chạy theo khối lượng kiến thức, nặng tính hàn lâm, quá tải so với sức tiếp thu của học sinh. Học sinh suốt ngày chỉ học với học (học ở trường, học thêm ở ngoài), rất ít có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi, giải trí. Điều đó gây những hệ lụy là, trong quá trình tiếp thu tri thức, học sinh chủ yếu ghi nhớ, ít tư duy (nhất là tư duy sáng tạo), ít vận dụng (nhất là vận dụng sáng tạo). Động cơ học tập của học sinh cũng bị lệch lạc: Chủ yếu học để biết, biết để đi thi, hơn là học để làm, ít có điều kiện phát triển năng lực, nhất là năng lực sáng tạo, năng lực ứng dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày. Học sinh càng ít quan tâm đến việc học để sống, học để làm người. 
Nhiều ý kiến cho rằng, trong việc đổi mới sách giáo khoa lần này, chương trình, sách giáo khoa cần tiếp cận theo hướng hình thành và phát triển kỹ năng cho người học, không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý phát triển tư duy, khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, tình cảm vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. 
Việc viết sách giáo khoa cũng có nhiều ý kiến tương đối thống nhất là: Cần có tính kế thừa. Tức là cần thẩm định lại các bộ sách giáo khoa hiện nay xem có chỗ nào còn nguyên giá trị theo yêu cầu đổi mới thì giữ lại, phần nào không phù hợp thì bỏ. Không nên viết lại tất cả từ đầu. Nếu không sẽ gây lãng phí sức lực và thời gian; Cần đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ. Ngoài việc thống nhất theo chương trình khung do Bộ Xây dựng, thì các bộ sách giáo khoa do Bộ chủ trì, hay do tổ chức, cá nhân khác viết, đều do Bộ chỉ đạo để có sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian hoàn thành, thời gian thử nghiệm, thời điểm triển khai trong thực tiễn.
Về vấn đề kinh phí viết sách giáo khoa: Các bộ sách do Bộ chủ trì viết thì đương nhiên dùng kinh phí của Nhà nước. Còn các bộ sách do tổ chức hoặc cá nhân khác, nếu như có đăng ký, có sự chỉ đạo của Bộ, thì cần được hỗ trợ kinh phí để viết và xuất bản. 
Cần có lộ trình hợp lý trong việc đổi mới chương trình sách giáo khoa để đạt hiệu quả như mong muốn. Chương trình, sách giáo khoa sau khi đổi mới cần có giá trị tương đối lâu dài, tránh kiểu “đổi mới thường xuyên” như trước đây, gây tốn kém công sức, tiền của, thời gian của Nhà nước và nhân dân.

Đấu thầu viết sách giáo khoa để phá bỏ độc quyền

Có nhiều dự toán kinh phí khác nhau, nhưng số tiền để thực hiện đổi mới SGK thấp hơn nhiều so với con số 34.000 tỉ đồng của Bộ Giáo dục.

Các quan chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo không giải thích được số tiền 34.000 tỉ đồng chi vào những khoản gì trong đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa. Không biết chi cho các khoản nào, chi bao nhiêu, nhưng lại cho ra số tiền gần 1,5 tỉ USD. Đổi mới chương trình sách giáo khoa là việc hệ trọng của quốc gia, sao lại có chuyện lôi thôi như vậy được.

Diễn đàn Đổi mới toàn diện GD: Cần ghi tên người thẩm định

(Kiến Thức) - Vấn đề thẩm định sách phải đề cao tính công tâm, bởi không chỉ có đánh giá mà còn chọn lựa, thế nên cần ghi tên tất cả người thẩm định.

Tại Diễn đàn "Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông: Thời cơ, thách thức và những giải pháp thực hiện" do Liên hiệp Các Hội KH&KT Việt Nam vừa tổ chức, nhiều chuyên gia đã chia sẻ những ý kiến tâm huyết.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
GS Nguyễn Minh Thuyết đặt ra 4 câu hỏi khi đổi mới sách giáo khoa (SGK). Thứ nhất, nên thay đổi toàn bộ SGK hay chỉ thay đổi những quyển có nội dung không phù hợp? Thay đổi tức thì hay có lộ trình? Bộ GD&ĐT có nên viết SGK không? Câu trả lời của ông là không, vì không phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của bộ. Nhưng liệu sẽ không có ai viết SGK mới hay không? Câu trả lời là Bộ GD&ĐT hãy giao cho một đơn vị trực thuộc như Nhà xuất bản Giáo dục. Việc giao cho đơn vị thuộc Bộ sẽ đảm bảo điều kiện công bằng, bởi Bộ không đủ tiền để làm, lúc đó đơn vị thuộc bộ phải bỏ tiền ra làm, thiếu có thể vay Nhà nước và bán sách để trả nợ. 

Tin mới