Sacombank đạt kế hoạch lãi 4.000 tỷ, bao giờ được trả cổ tức cho cổ đông?

(Vietnamdaily) - Lên kế hoạch lãi 4.000 tỷ, tăng khá 20% so năm trước, nhưng Sacombank vẫn phải chờ phê duyệt từ NHNN cho kế hoạch trả cổ tức cho cổ đông.

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 4.000 tỷ, tăng 20% so năm 2020

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 23/4 sắp tới.

Theo đó, năm 2021, Sacombank đạt mục tiêu tổng tài sản tại thời điểm cuối năm đạt 533.300 tỷ đồng, tăng hơn 8% so năm 2020. Tổng vốn huy động 485.500 tỷ, tăng 8,5%. Tổng dư nợ tín dụng 372.000 tỷ, tăng 9,2%.

Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% (trong khi năm 2020 là 1,64%). Lợi nhuận trước thuế 4.000 tỷ đồng, tức tăng 20%.

Trong năm nay, Sacombank lên kế hoạch đầu tư tài sản cố định 1.646 tỷ đồng và bổ sung vốn cho ngân hàng con tại Lào là 302 tỷ đồng.

Sacombank dat ke hoach lai 4.000 ty, bao gio duoc tra co tuc cho co dong?
 

Năm 2020, thu hồi và xử lý nợ hơn 15.200 tỷ đồng

Kết thúc năm 2020, Sacombank ghi nhận 492.516 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 9% so đầu kỳ và đạt 99% kế hoạch.

Tổng nguồn vốn huy động 447.369 tỷ đồng, tăng 8% và đạt 98% kế hoạch. Tổng dư nợ tín dụng 340.572 tỷ đồng, tăng 15%. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 3.339 tỷ (vượt 30% kế hoạch) và 2.682 tỷ đồng (tăng 9%).

Về đề án tái cơ cấu đến năm 2025, công tác xử lý nợ xấu của Sacombank gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19, tuy nhiên vẫn quyết liệt thu hồi/xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng vượt mục tiêu.

Cụ thể, Sacombank đã trích 5.633 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng thuộc đề án, nâng mức trích lập luỹ kế lên 12.027 tỷ đồng, đạt gần 52% kế hoạch tổng thể đề án đến 2025.

Doanh số thu hồi và xử lý nợ trong năm 2020 hơn 15.200 tỷ đồng. Trong đó đã thu hồi 8.200 tỷ đồng các khoản thuộc đề án; nâng mức luỹ kế lên 46.547 tỷ đồng, vượt 4,2% tiến độ.

Sacombank cho biết cũng đã xử lý dứt điểm các vi phạm về sở hữu chéo và các khoản đầu tư góp vốn.

Riêng về kế hoạch tăng vốn, nguồn lợi nhuận giữ lại đang ở mức cao hơn 6.000 tỷ, Sacombank dự kiến sử dụng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn.

Theo đề án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập (lộ trình đến 2025), Sacombank chỉ được thực hiện trả cổ tức cho cổ đông sau khi được NHNN chấp thuận.

Sacombank cho biết, từ năm 2019, HĐQT đã tích cực đề xuất, kiến nghị với NHNN về phương án trả cổ tức cho cổ đông từ lợi nhuận giữ lại phù hợp với kết quả hàng năm, trên cơ sở đảm bảo việc trích lập dự phòng theo đề án, đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động, đảm bảo lợi ích cổ đông.

Sacombank hiện đang chờ sự phê duyệt của NHNN. HĐQT cho biết sẽ tiếp tục theo dõi và thực hiện nhiệm vụ này.

Với kết quả đó, Sacombank dành gần 204 tỷ đồng cho mỗi quỹ khen thưởng và phúc lợi. 

Cổ phiếu STB đột biến giao dịch nhờ đâu?

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu STB đã làm một cú sốc trong phiên 30/03/2021 khi đạt hơn 99.98 triệu đơn vị, gấp 2.7 lần phiên trước. Đây cũng là mức thanh khoản “khủng” nhất mà cổ phiếu STB ghi nhận kể từ khi niêm yết trên sàn HOSE. Toàn bộ giao dịch phiên hôm nay đều được thực hiện khớp lệnh.

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) kỳ vọng Sacombank có thể xử lý được 16,100 tỷ đồng tài sản tồn đọng trong năm 2021 nhờ thu hồi một phần đáng kể nợ xấu được đảm bảo bằng khu công nghiệp Phong Phú. 

Bên cạnh đó, VCSC cũng giả định rằng khoản nợ gốc còn lại từ bán quỹ đất Cần Đước sẽ được nhận trong năm 2023, cùng với quỹ đất Phong Phú được xử lý năm nay, tất cả số dư nợ xấu còn lại ở VAMC (Công ty Quản lý và Khai thác tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) sẽ được giải quyết và trích lập dự phòng vào cuối năm sau cộng với lãi dự thu tồn đọng sẽ được tháo gỡ hết trong năm 2024.

Như vậy về cơ bản, trong 2-3 năm nữa, khối nợ xấu ở Sacombank sẽ không còn (không tính nợ xấu phát sinh mới vì nợ xấu không phải là số cố định, nó biến động cùng với tăng trưởng tín dụng).

Chẳng hạn, VCSC kỳ vọng năm nay Sacombank giải quyết được 16,100 tỷ đồng tài sản tồn đọng, tức là Ngân hàng không phải trả lãi từ nguồn vốn huy động cho số tài sản trên, đồng thời số tiền trên lại được đưa vào phát triển tín dụng, tạo ra lợi nhuận lớn.

Cổ phiếu Sacombank khớp lệnh 100 triệu đơn vị: Vì đâu STB tăng nóng?

(Vietnamdaily) - Thay vì SHB thì sự chú ý của nhà đầu tư hôm nay tập trung nhiều hơn vào cổ phiếu STB của Sacombank.

Trong phiên giao dịch sáng 30/3, giá STB chỉ lình xình quanh mức tham chiếu 19.200 đồng/cp thì đến cuối buổi bắt đầu giao dịch rất mạnh và lên sát 20.000 đồng/cp.

Một tỉ và 20 tỉ đô la Mỹ ở Sacombank

Cách đây đúng một năm, cuối tháng 3-2020 trước “cơn bão” Covid-19 bùng phát, khi cả thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam lao dốc, cổ phiếu STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank) đã rớt về dưới 8.000 đồng. Hiện tại, với giá giao dịch quanh 19.000 đồng, cổ phiếu Sacombank đã phục hồi 137% so với đáy.

Quá trình phục hồi của cổ phiếu STB để lại nhiều dấu ấn bởi mỗi lần nó giảm về dưới mệnh giá, là thêm một lần manh nha cuộc thâu tóm mới. Năm 2008-2009 dưới tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, cổ phiếu STB giảm mạnh và giảm kéo dài.

Đó là nguồn cơn bắt đầu cuộc thu mua dẫn tới thâu tóm Sacombank sau này của nhóm nhà đầu tư có liên quan đến ông Trầm Bê và kết thúc bằng sự hiện diện của ông Trầm Bê ở vai trò phó chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng giữa năm 2012.