Sai lầm chết người khi đắp thuốc vào chân điều trị đái tháo đường

Người bệnh mắc đái tháo đường biến chứng nhưng không đi khám bác sĩ mà lại tự ý điều trị, đắp thuốc vào vết thương.

Gần đây, tại Phân khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) thường xuyên tiếp nhận nhiều người bệnh bị biến chứng bàn chân đái tháo đường (ĐTĐ).
Trường hợp người bệnh Nguyễn Thị S. 58 tuổi, quê ở Tiền Giang, bị đái tháo đường lâu năm nhưng điều trị không thường xuyên. Người bệnh có thói quen đi chân đất, giẫm phải gai nhọn gây nên vết thương ở bàn chân. Tuy nhiên, người bệnh lại không đi khám bác sĩ mà lại tự ý điều trị, đắp thuốc vào vết thương.
Sai lam chet nguoi khi dap thuoc vao chan dieu tri dai thao duong
Ảnh minh họa.
Cho đến khi vết thương ngày càng lan rộng đến cổ chân, người bệnh mới nhập viện tại BV ĐHYD trong tình trạng nhiễm trùng rất nặng, nghi ngờ nhiễm trùng máu, đe doạ đến tính mạng.
Các bác sĩ đành phải cắt chân, bên cạnh việc điều trị nội khoa tích cực để cứu mạng người bệnh.
Một trường hợp khác, người bệnh Trương Thị Đ. 65 tuổi. Bà Đ bị ĐTĐ nhiều năm và đã có biến chứng thần kinh ngoại biên.
Bà Đ. chia sẻ về cảm giác nóng rát 2 bàn chân, thường xuyên như bị châm chích. Nghe lời khuyên của bạn bè, bà Đ tự đi cắt lễ và ngâm chân vào nước muối.
Hậu quả là bị nhiễm trùng 2 chân lan rộng. May mắn cho bà là người nhà phát hiện sớm và đưa vào BV ĐHYD kịp thời. Bà Đ được điều trị khỏi mà không phải cắt chân. Tuy nhiên, bà Đ. cũng phải nằm viện hơn 2 tuần.
Theo BS Trần Minh Triết – Phân khoa Nội tiết BV ĐHYD, chăm sóc bàn chân ĐTĐ là một trong những vấn đề quan trọng trong việc điều trị ĐTĐ bên cạnh việc kiểm soát đường huyết và các biến chứng khác.
Người bệnh cần được thăm khám, đánh giá tầm soát biến chứng bàn chân ĐTĐ định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là người bệnh cần biết cách tự chăm sóc và phát hiện sớm các biến chứng trên bàn chân của mình. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ một chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý để giúp kiểm soát đường huyết ổn định.
Cụ thể, người bệnh cần rửa sạch và quan sát bàn chân mình mỗi ngày trước khi đi ngủ, luôn mang giày dép thích hợp, không đi chân đất ngay cả khi đi trong nhà, trước khi mang giày cần xem có vật nhọn gì trong giày hay không, cắt móng chân nên cắt ngang, không nên cắt khoé, tuyệt đối không ngâm chân trong nước nóng hay nước muối,... và phải đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có bất thường.
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính không lây và đang ngày một gia tăng trên toàn thế giới. ĐTĐ thường diễn tiến âm thầm và dẫn đến các biến chứng mạn tính trong nhiều năm sau đó.
Biến chứng bàn chân ĐTĐ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt chân mà không do chấn thương.
Người bệnh ĐTĐ lâu năm nếu không được kiểm soát tốt, đường huyết tăng cao thường xuyên sẽ dẫn đến biến chứng trên động mạch ngoại biên và thần kinh ngoại biên. Từ đó, bàn chân dễ bị tổn thương và nhiễm trùng gây nên biến chứng bàn chân ĐTĐ, làm gia tăng tỉ lệ nhập viện và phải cắt chân do đái tháo đường.

3,2 triệu người chết mỗi năm vì thói quen ăn nhiều cơm?

Theo các chuyên gia, thói quen ăn nhiều cơm dễ gây bệnh đái tháo đường, căn bệnh gây ra cái chết cho 3,2 triệu người mỗi năm trên thế giới.

Theo GS Thái Hồng Quang, Chủ tịch hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mãn tính, tiến triển. Đường trong máu cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh như: Tổn thương mắt gây ra mù loà; suy thận; nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi.

Hút áp lực âm giảm cắt cụt chi do đái tháo đường

(Kiến Thức) -Bệnh viện (BV) Nội tiết T.Ư thực hiện kỹ thuật chăm sóc vết thương với máy hút áp lực âm (VAC) cho (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) bị biến chứng hoại tử bàn chân. 

Phương pháp này không chỉ giúp giảm lượng kháng sinh, giảm đau khi thay băng vết thương mà còn rút ngắn thời gian lành vết thương, tránh hoại tử và giảm cắt cụt chi.
Hơn 70% bệnh nhân ĐTĐ bị biến chứng bàn chân

Tin mới