Sai lầm khi uống nước chanh khiến cơ thể bạn ‘phải trả giá đắt’

Nước chanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nước chanh lại gây ra nhiều tác hại không mong muốn.

Sai lầm khi uống nước chanh khiến cơ thể bạn ‘phải trả giá đắt’

Quả chanh có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chống nôn, sát trùng, sáng mắt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Vỏ quả vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh. Chanh tác dụng thanh nhiệt, thông khí, tiêu đờm, tiêu thực, chữa cảm sốt, nhức đầu, ho có đờm…

Ăn chanh giúp cải thiện vấn đề hôi miệng. Bạn có thể sử dụng nước chanh súc miệng vì chanh có tính axit cao, tiêu diệt vi khuẩn và không gây dị ứng. Uống nước chanh giúp cơ thể sản xuất nhiều nước bọt, hạn chế khả năng sản sinh của vi khuẩn đồng thời làm sạch các chất trắng trên lưỡi và loại bỏ thức ăn còn sót trong miệng.

Nước chanh còn đóng vai trò là chất giải độc gan, làm sạch gan và tăng cường hoạt động của gan thông qua tăng quá trình sản xuất ra một axit mật, một loại axit cần thiết cho sự tiêu hóa. Người bị sốt có thể uống một cốc nước chanh để cung cấp kali và năng lượng, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon. Người thừa cân uống một cốc nước chanh (một quả) mỗi ngày giảm cân.

Vitamin C trong chanh có thể làm giảm các vết thâm, đốm trên da, cải thiện các nếp nhăn. Kết hợp uống nước chanh với mật ong, vài lá bạc hà, gừng hoặc quế để cải thiện hương vị. Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết thêm do khả năng loại bỏ chất độc và chất thải khỏi cơ thể nên mật ong và nước chanh có thể giúp da trắng sáng, mịn màng hơn.

Tuy nhiên nếu lạm dụng nước chanh sẽ gây ra nhiều tác dụng không tốt cho sức khỏe.

Sai lam khi uong nuoc chanh khien co the ban ‘phai tra gia dat’

Những quan niệm sai lầm khi uống nước chanh

Pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng

Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.

Vắt chanh lấy nước bỏ vỏ

Có một lỗi phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi thưởng thức nước chanh là vứt vỏ chanh bởi đó là một cách pha chế sai lầm. Bởi vì vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất của toàn bộ loại quả này. Thay vì bỏ vỏ chanh, hãy thái lát chanh hoặc dùng máy sinh tố để nghiền quả chanh để cả vỏ khi pha chế.

Uống nước chanh giải rượu

Hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn mà không biết loại đồ uống này có thể gây tổn thương dạ dày. Thêm nữa, các “ma men” thường rất dễ ngủ trong lúc say, nếu cho uống nước chanh gây nôn trong lúc ngủ có thể khiến dịch nôn, thức ăn chui vào phổi gây sặc, ngạt thở và có thể tử vong nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời. Do vậy, thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa...

Uống nước chanh để giảm cân

Uống một cốc nước chanh vào buổi sáng là phương pháp giảm cân được ưa chuộng. Nhưng phương pháp này sẽ là thảm họa cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh, hoặc uống khi đói. Nếu muốn dùng nước chanh để giảm cân, bạn cần pha chanh với nước ấm, thêm vài giọt mật ong nếu dạ dày bạn nhạy cảm.

Uống nhiều nước chanh

Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước chanh nếu không muốn đối mặt với chứng ợ nóng. Bên cạnh đó, khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước.

Sai lam khi uong nuoc chanh khien co the ban ‘phai tra gia dat’-Hinh-2

Những người không nên uống nước chanh

Người bị tiêu chảy do chế độ ăn

Nếu tiêu chảy do vi khuẩn, uống nước chanh có thể có lợi vì đặc tính kháng khuẩn của nó. Tuy nhiên, trường hợp tiêu chảy là do phản ứng với chế độ ăn thì nên tránh uống thêm nước chanh.

Người đang đói bụng

Uống nước chanh khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như khiến dạ dày bạn bị ăn mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử. Vì thế, mọi người chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.

Người gai gai lạnh, mệt mỏi

Đối với người cảm thấy lạnh hay mệt mỏi không nên uống nước chanh vì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh. Bởi chanh có tính hàn.

Người có bệnh dạ dày

Uống nước chanh quá nhiều có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng như hội chứng trào ngược. Bởi chanh là một trong những trái cây có nhiều tính acid nhất. Nếu người thường bị trào ngược, ợ chua thì khi uống nhiều nước chanh bạn sẽ làm cho những triệu chứng này nặng hơn.

Thanh nhiệt sau Tết với bát canh rau mồng tơi

Trải qua kỳ nghỉ Tết với những bữa tiệc tùng dày đặc, hệ tiêu hóa quá tải vì thực phẩm giàu năng lượng, chất béo. Một bát canh rau mồng tơi sẽ là món ăn giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể.

Thanh nhiệt sau Tết với bát canh rau mồng tơi

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ở nước ta, mồng tơi là loại rau ăn rất phổ biến. Đây là loại cây thảo leo có thân quấn, mập, nhớt. Mồng tơi không chỉ là món rau thơm ngon nó là bài thuốc hữu ích có nhiều công dụng.

Lá tươi của rau mồng tơi chứa nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin A và B), cây chứa protein, calcium, sắt, vitamin, chất nhầy. Chất nhầy pectin của mồng tơi giúp phòng chữa nhiều bệnh, chống béo phì, có tác dụng hấp thu cholesterol.

Theo quan niệm của Đông y, rau mồng tơi có vị ngọt, chua, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, táo bón, giải độc. Loại cây này thường được dùng để chữa táo bón, tiểu tiện khó, tiêu chảy ra máu, da nổi ban, mụn nhọt.

Vì vậy, sau kỳ nghỉ Tết với những bữa tiệc tùng triền miên, việc sử dụng rau mồng rơi rất tốt cho sức khỏe. Bác sĩ Vũ cho rằng cách đơn giản nhất bạn có thể sử dụng loại rau này là nấu canh ăn hằng ngày như canh ngao mồng tơi, canh cua, mồng tơi xào tỏi, luộc. Bên cạnh đó, bác sĩ Vũ tư vấn một số bài thuốc với loại rau này:

Trị táo bón: 500g mồng tơi, thêm mắm muối, tương, giấm, nấu thành món canh ăn trong bữa cơm. Mồng tơi còn có thể thay thế cho các loại thuốc nhuận tràng. Loại rau này thúc đẩy tiêu hóa bằng cách bổ sung chất nhầy và chất xơ hòa tan, tạo điều kiện để người bị táo bón đại tiện thuận lợi và dễ dàng hơn.

Thanh nhiet sau Tet voi bat canh rau mong toi
Mồng tơi là loại rau phổ biến và có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Đại tiện ra máu: Rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con. Cách làm: Gà bỏ đầu, chân, nội tạng, hầm lên, sau khi thịt gà chín, cho mồng tơi vào nấu thêm 20 phút.

Chảy máu mũi do huyết nhiệt: Giã nát mồng tơi tươi, dùng bông thấm nước cốt, nhét vào lỗ mũi.

Trị mụn nhọt, làm đẹp da: Lá mồng tơi giã hoặc xay nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên mụn. Lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt, thêm ít muối, thoa lên da mặt sau rửa sạch sẽ giúp làm đẹp da.

Trị đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ nấu canh ăn vài ba ngày hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh là mồng tơi, đay, rau khoai, rau má. Tuy nhiên, bác sĩ Vũ lưu ý mồng tơi có tính hàn nên người có tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều. Các món ăn bài thuốc từ rau mồng tơi sau khi chế biến nên ăn hết trong ngày, tránh để qua đêm gây biến chất, ngộ độc.

Đánh bay nhiệt miệng bằng dầu dừa, mật ong

Nhiệt miệng lành tính nhưng gây khó chịu cho người mắc. Bạn có thể sử dụng chính các thực phẩm sẵn có tại nhà để điều trị.

Đánh bay nhiệt miệng bằng dầu dừa, mật ong

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, thời gian qua, nhiều bệnh nhân than thở vì bị nhiệt miệng. Nhiệt miệng lành tính và có thể tự lành sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, bệnh gây cảm giác đau rát khó chịu nhất là khi ăn.

Bạn có thể tự xử lý nhiệt miệng bằng các sản phẩm trong nhà mình. Một số thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, chống viêm, tốt trong việc chữa lành vết thương, có thể giúp cải thiện nhiệt miệng hiệu quả như mật ong, dầu dừa, nước đậu đen rang.

Bôi mật ong Bác sĩ Vũ cho biết theo y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, không độc; có công năng bổ dưỡng tỳ vị, tăng sinh lực, dưỡng huyết, nhuận phế, nhuận tràng, trị các chứng ho mãn tính, ho ra máu, thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa vi khuẩn. Mật ong còn có tác dụng làm đẹp, chữa lành vết thương, giải độc cơ thể và trị nhiệt miệng.

Mật ong có chứa hydroperoxide tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm giúp thúc đẩy mau lành vết thương. Nguồn vi chất dinh dưỡng dồi dào trong mật ong như kẽm, sắt, kali còn giúp tăng sức đề kháng và ngăn cho nhiệt miệng tái phát.

Danh bay nhiet mieng bang dau dua, mat ong

Trị nhiệt miệng bằng mật ong, đơn giản lại dễ làm.

Theo bác sĩ Vũ, sử dụng mật ong trị nhiệt miệng có thể làm bằng nhiều cách khác nhau. Người dân hay sử dụng bôi trực tiếp mật ong vào vùng nhiệt miệng. Sau khi vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước chuyên dụng bạn lấy tăm bông chấm vào mật ong và thấm nhẹ nhiều lần trực tiếp lên vết loét giúp thẩm thấu sâu vào vết thương. Bạn giữ nguyên mật ong trong khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/ngày và duy trì trong 10 ngày liên tục.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngậm mật ong trong khoảng một phút và đảo đều nhiều lần xung quanh vết thương thay cho nước súc miệng rồi súc miệng lại bằng nước ấm để làm sạch phần khoang miệng và lợi. Thực hiện liên tục 3-5 ngày sẽ giảm tình trạng nhiệt miệng.

Bác sĩ Vũ cũng lưu ý các trường hợp không nên dùng mật ong: Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai, người huyết áp thấp hoặc đường máu thấp, xơ gan, tiểu đường, rối loạn chức năng tiêu hóa, người mới phẫu thuật, có tiền sử dị ứng với một số thành phần của mật ong.

Sử dụng dầu dừa

Bác sĩ Vũ cho biết dầu dừa là nguyên liệu dễ tìm. Dầu dừa được dùng trong làm đẹp như tẩy trang, dưỡng da toàn thân, chống rạn da, hạn chế nếp nhăn, tẩy tế bào chết, mượt tóc. Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn tốt, giúp vết loét nhiệt miệng giảm sưng đau nhanh chóng. Trong thành phần dầu dừa có chứa acid lauric, là chất kháng viêm tự nhiên giúp vết loét miệng bớt đỏ, giảm đau, giảm sưng và giảm sự khó chịu trong khoang miệng. Dùng dầu dừa trị nhiệt miệng ở thể nhẹ, bạn có thể dùng bôi trực tiếp vài lần mỗi ngày, sau khi vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, cho đến khi vết thương lành. Hoặc bạn dùng dầu dừa súc miệng đợi khoảng 30 giây thì nhổ ra, mỗi ngày 2-3 lần.

Bác sĩ Vũ cho biết khi bôi dầu dừa trị nhiệt miệng bạn hạn chế nuốt nước bọt. Dầu dừa tác dụng bao phủ lên vị trí nhiệt miệng.

Ngoài ra, để giảm tình trạng nhiệt miệng bạn nên lựa chọn thêm các thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt như chè đậu xanh, canh mướp đắng, nước ép cà chua, nước ép rau má… Nếu nhiệt miệng kéo dài kèm theo sốt bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ.

 

Những loại đồ uống buổi sáng thanh lọc cơ thể

Uống những loại đồ uống này vào buổi sáng có thể giúp bạn cấp nước sau một đêm ngủ dài vừa giúp thanh lọc cơ thể, chống ung thư…

Những loại đồ uống buổi sáng thanh lọc cơ thể

Nước lọc

Nên uống một cốc nước lọc khoảng 300ml trước thời gian ăn sáng khoảng 30 phút, lúc dạ dày còn rỗng sẽ làm sạch đường tiêu hóa. Lượng nước này có thể tăng hoặc giảm, tùy theo khối lượng vận động của cơ thể và nhiệt độ thời tiết.

Tin mới