Sai lầm khi uống nước trái cây khiến nam thiếu niên bị gút

Bệnh viện số 2 trực thuộc Đại học Y học Cổ truyền Chiết Giang (Trung Quốc) vừa tiếp nhận bệnh nhân gút chỉ 16 tuổi. Điều đáng bàn, thiếu niên này chưa từng uống rượu bia, không thích hải sản.

Sai lầm khi uống nước trái cây khiến nam thiếu niên bị gút
Được biết, bệnh nhân Tiểu Lợi 16 tuổi, hiện đang học trung học. Cậu không thích hải sản, cũng không uống rượu bia.
Tiểu Lợi rất thích nước ngọt song người thân không cho uống nhiều do lo ngại loại nước này chứa chất phụ gia. Thay vào đó, gia đình cho cậu uống nước ép trái cây. Nghĩ nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng nên gia đình không hạn chế Tiểu Lợi uống. Mỗi ngày cậu uống vài ly, thay nước lọc khi khát.
Sai lam khi uong nuoc trai cay khien nam thieu nien bi gut
 Gút khiến bàn chân bệnh nhân sưng đỏ, nóng rát không thể ngủ được. Ảnh minh họa. 
Thời gian gần đây, Tiểu Lợi thường đau ở ngón cái bàn chân trái, sưng đỏ, nóng rát khiến cậu không thể ngủ được. Thấy con mệt mỏi, gia đình đưa cậu đi khám. Tại bệnh viện, Tiểu Lợi được chẩn đoán mắc bệnh gút, hàm lượng axit uric lên tới hơn 600μmol/L, cao hơn nhiều so với 149~416μmol/L ở người khỏe mạnh.
Nghe bác sĩ thông báo, cả nhà không tin vào tai mình. Họ cảm thấy bất ngờ vì Tiểu Lợi mới 16 tuổi, không thích hải sản, không uống rượu bia, làm sao có thể mắc bệnh? Tìm hiểu thói quen sinh hoạt, bác sĩ nhận định thói quen uống nước trái cây có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Sai lam khi uong nuoc trai cay khien nam thieu nien bi gut-Hinh-2
 Uống nước trái cây không đúng cách khiến cơ thể hấp thụ lượng lớn đường. Ảnh minh họa. 
Chuyên gia giải thích, trái cây vốn có hàm lượng đường cao. Đặc biệt khi ép lấy nước, lượng lớn cellulose trong quả sẽ bị loại bỏ dưới dạng bã, lượng đường trong chúng sẽ được giải phóng hoàn toàn. Nếu cho thêm các chất phụ gia, lượng đường trong nước ép trái cây sẽ cao gấp nhiều lần so với ăn trực tiếp. Trường hợp của Tiểu Lợi, anh còn uống vài ly nước ép trái cây mỗi ngày. 
Đáng lưu ý, đường fructose ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ axit uric trong máu. Quá trình chuyển hóa fructose trong cơ thể cần có sự tham gia của purine. Lượng fructose được chuyển hóa càng nhiều thì lượng purine được tạo ra trong cơ thể càng cao. Sản phẩm của quá trình chuyển hóa purine là axit uric.
Mặt khác, lượng đường fructose quá cao, quá trình bài tiết axit uric của thận cũng sẽ bị ức chế. Hai nguyên nhân này kết hợp sẽ dẫn đến tăng axit uric trong máu, nguyên nhân gây bệnh gút.
Thực tế, lượng đường trong khẩu phần ăn của người dân có xu hướng ngày càng tăng. Theo thống kê, một người Trung Quốc có thể ăn gần 50g đường mỗi ngày. So với các món nêm đường trực tiếp như sườn xào chua ngọt, cá kho, những loại đồ uống như nước ép trái cây, (430ml chứa 45g đường), trà sữa (500ml chứa 50g đường), nước ngọt (lon 330ml chứa 35g đường)... chứa lượng đường cực lớn.
Để đảm bảo sức khỏe, Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc (2016) khuyến nghị lượng đường bổ sung mỗi ngày không nên vượt quá 50g, tốt nhất dưới 25g.
Để phòng ngừa bệnh gút, "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh gút của Trung Quốc năm 2016" khuyến nghị hạn chế uống rượu, ăn ít thực phẩm giàu purin, giảm tiêu thụ lượng đường fructose và tăng lượng rau xanh.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Bệnh gút ở Việt Nam rất nặng, ít gặp ở các nước phát triển

Nguồn video: THVL

10 thực phẩm kiêng kị đối với người bị bệnh gút

Gút (gout) là một dạng viêm khớp gây đau khớp dữ dội, xuất hiện bất ngờ với tần suất không đều đặn. Bệnh này là do thừa axit uric trong cơ thể.

10 thực phẩm kiêng kị đối với người bị bệnh gút
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut

Thịt đỏ: Một số loại thịt có hàm lượng purine cao. Cơ thể chuyển hóa purine thành axit uric. Nếu quá tải, axit uric có thể xâm nhập vào máu và gây bệnh gút. Thịt đỏ, đặc biệt là thịt cừu, có hàm lượng purine rất cao.

10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-2
Cá: Người bị bệnh gút nên tránh ăn một số loại cá có hàm lượng purine cao như cá trích, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá cơm. Kể cả với các loại cá có lượng purine thấp như cá hồi, người bệnh gút cũng chỉ nên ăn 1 đến 2 lần một tuần.
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-3
Thịt thú rừng: Hãy tránh xa các loại thịt thú rừng, đặc biệt là thịt thỏ, thịt nai, thịt chim cút, thịt gà rừng hay thịt ngỗng nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh gút. Thịt các động vật này cũng chứa hàm lượng purine cao. 
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-4
Sò điệp: Bác sĩ khuyến cáo người bị bệnh gút không nên ăn hải sản, đặc biệt là sò điệp. Các loại hải sản cần kiêng khác bao gồm các loại động vật có vỏ cứng . Có thể ăn tôm, tôm hùm, cá hồi và cua, vì chúng có lượng purine thấp.
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-5
Nội tạng động vật: Các loại nội tạng động vật là một dạng thực phẩm cấm kị đối với người mắc bệnh gút. Tốt nhất là hãy loại bỏ phần lưỡi, gan, cật, óc hay ức để giảm thiểu nguy cơ đau do gút.
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-6
 Bia: Những người mắc bệnh gút nên tránh uống bia. Sự phân rã bia trong cơ thể làm tăng vọt hàm lượng axit uric. Bia còn gây mất nước và làm chậm quá trình đào thải axit uric của cơ thể.
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-7
Thức uống chứa đường: Các loại nước ngọt thường chứa lượng đường lỏng HFCS cao. Uống các thức uống này kích thích cơ thể sản sinh thêm axit uric, tăng nguy cơ bệnh gút. 
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-8
Một số loại rau: Chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh gút nên ăn nhiều rau, nhưng vẫn cần tránh các loại rau có hàm lượng purine cao như măng tây, nấm, đậu Hà Lan, rau chân vịt và súp lơ.     
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-9
Một số loại trái cây: Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh gút tránh một số loại trái cây có khả năng kích thích cơ thể sản sinh axit puric. Chà là, mận, vải thiều, cherry và lê là những trái cây cần kiêng. 
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-10
Các sản phẩm sữa nhiều béo: Có nhiều ý kiến trái chiều về tác động của các sản phẩm sữa đối với người bị bệnh gút. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy ăn nhiều phô mai và sữa chua làm giảm nguy cơ bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh gút nên tránh uống quá nhiều sữa hay ăn quá nhiều kem. 

2 loại rau “đồng bọn” bệnh gút, ăn vài miếng đã hại cơ thể

(Kiến Thức) - Có hai loại rau xanh là "đồng bọn" của bệnh gút, ăn vào không những có hại còn khiến bệnh nhân bị gút đau đớn vô cùng.

2 loại rau “đồng bọn” bệnh gút, ăn vài miếng đã hại cơ thể
Số lượng bệnh nhân mắc bệnh gút (gout) ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, do vậy nên mọi người cũng chú ý đến căn bệnh này hơn. Bệnh gút khác với những căn bệnh khác, vì bệnh gút là bệnh mãn tính nên không có phương thuốc chữa bệnh đặc trị, phải chữa lâu dài và kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh một cách nghiêm túc thì mới mong giảm triệu chứng.

Bệnh gút kèm đái tháo đường, xơ gan cổ trướng, suy thận mạn có thể được quản lý tốt

Viện Gút tại TP HCM từng điều trị thành công cho người bệnh xơ gan cổ trướng, suy thận mạn giai đoạn 4 kèm bệnh gút có tophi đã phá hủy nhiều khớp...

Bệnh gút kèm đái tháo đường, xơ gan cổ trướng, suy thận mạn có thể được quản lý tốt

Đó là ca bệnh có vòng xoắn bệnh lý phức tạp nhất trong hàng ngàn bệnh nhân gút bị biến chứng nghiêm trọng đã được Viện Gút quản lý theo mô hình điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và giai đoạn nặng của nhiều căn bệnh mạn tính có liên quan kèm theo.

Benh gut kem dai thao duong, xo gan co truong, suy than man co the duoc quan ly tot

Viện Gút đã triển khai mô hình điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và giai đoạn nặng của nhiều căn bệnh mạn tính có liên quan kèm theo.

Thông tin trên đã được các chuyên gia về gút báo cáo tại buổi tổng kết 5 năm hợp tác (6/2017-7/2022) giữa Viện Gút tại TP HCM cùng Trường đại học Paris Cite (Pháp) và Trung tâm Y Sinh học Phân tử - Đại học Y Dược TP HCM.

Tin mới