Sai lầm tai hại khi đắp thuốc lá chữa gãy xương

Dù có nhiều cảnh báo, không ít bệnh nhân vẫn lựa chọn đắp thuốc lá chữa gãy xương khiến bản thân rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận và điều trị 1 bệnh nhi nhiễm trùng nặng do đắp thuốc lá trị gãy xương. Được bác sĩ tận tình điều trị song bệnh nhi có nguy cơ cứng khớp vai do nhiễm trùng từ việc đắp thuốc lá.
Thực tế, đây không phải lần đầu báo chí ghi nhận bệnh nhân đối diện biến chứng nguy hiểm khi đắp thuốc lá chữa gãy xương. Trước đó, Khoa Chấn thương - Chỉnh hình và Bỏng, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) từng tiếp nhận 2 bệnh nhân nhập viện do gãy chân, nhiễm trùng nặng do tự điều trị bằng cách đắp thuốc lá. Tình trạng bệnh nhân rất phức tạp, có thể có biến chứng nguy hiểm, thậm chí đối diện nguy cơ phải cắt bỏ chi.
Tiền mất tật mang vì đắp thuốc lá trị gãy xương
Theo chuyên gia, gãy xương làm xáo trộn cấu trúc và độ bền của xương, dẫn đến đau đớn, mất chức năng xương, đôi khi chảy máu và tổn thương vị trí xung quanh. Mục đích của điều trị gãy xương là phục hồi hình thái giải phẫu của xương bị gãy, từ đó phục hồi chức năng hoàn toàn cho xương gãy.
Điều trị gãy xương, cần phải hiểu được sự phân bố mạch máu, thần kinh. Đồng thời cần đến sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang nhằm đánh giá mức độ gãy trật và di lệch để có phương pháp điều trị phù hợp như bó bột, mổ kết hợp xương bằng đinh nội tủy, nẹp vít,... Vậy nhưng, nhiều thầy lang không có hoặc có rất ít kiến thức về giải phẫu cơ thể người nên không thể đảm bảo xương của người bệnh trở về đúng vị trí.
Sai lam tai hai khi dap thuoc la chua gay xuong
 Bệnh nhi nhiễm trùng nặng do tự ý đắp thuốc lá trị gãy xương tại nhà. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Với cách đánh giá tình trạng gãy trật bằng “niềm tin”, một số trường hợp gãy xương kín, rạn xương không nghiêm trọng, vết gãy có thể lành lại. Vậy nhưng, dù xương lành lại cũng không theo đúng hình dáng ban đầu, dẫn đến lệch, cong, vẹo ảnh hưởng đến chức năng và việc khắc phục càng khó khăn, phức tạp.
Trong khi đó, những trường hợp gãy xương lớn như xương đùi thì đắp thuốc nam không thể giúp liền xương. Công dụng của thuốc nam chủ yếu là tiêu sưng, giảm phù nề, hết ứ đọng khí huyết, giảm đau khiến nhiều người nhầm tưởng về hiệu quả của chúng. Lúc này, bệnh nhân buộc phải phẫu thuật mới có thể điều chỉnh phần gãy, cố định chúng đúng vị trí. Đắp thuốc lá trị gãy xương làm trì hoãn việc điều trị, khiến các phần gãy liền lại trong tình trạng lệch, vẹo. Không những vậy, các mảnh gãy còn có thể gây tổn thương dây thần kinh, mạch máu, đâm vào phần mềm gây đau đớn và nguy hiểm.
Đắp lá trị gãy xương còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nguyên nhân bởi những loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể gây viêm loét, nhiễm trùng da – mô mềm, thậm chí là nhiễm trùng huyết.
Chăm sóc khi bị gãy xương
Điều trị gãy xương bằng thuốc lá có thể khiến người bệnh rơi vào cảnh tiền mất tật mang. Để đảm bảo, tốt nhất không nên áp dụng phương pháp này. Khi có người bị gãy xương, cần sơ cứu đúng cách rồi đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bên cạnh việc tuân theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân nên chú ý chế độ ăn uống giúp xương mau lành. Cụ thể, người bệnh nên tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D, K, kẽm, magie, sắt, chất đạm,... Tránh thực phẩm chứa nhiều caffeine, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu và một số đồ uống chứa cồn vì chúng có thể làm chậm quá trình liền xương.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe

Nguồn video: THDT

Hoại tử hậu môn vì đắp thuốc khi bị trĩ

- Hai bệnh nhân (quê Nghệ An) nhập Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng nguy kịch vì đều bị hoại tử nặng vùng hậu môn sau khi khám và đắp thuốc lá chữa trĩ từ phòng khám tư.
[links()]
Hậu môn bị tím đen

Bệnh nhân Vũ Ngọc Q, 46 tuổi (ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị trĩ đã nhiều năm. Cách đây khoảng 10 ngày, sau khi khám ở một phòng khám tư và đắp lá thuốc chữa trĩ, bệnh nhân thấy đau, sốt, không đi ngoài được, đồng thời hậu môn bị tím đen.

Ngày 19/7/2012, bệnh nhân được đưa đến BV Việt Đức cấp cứu. Kiểm tra thương tổn, bác sĩ thấy vùng hậu môn trực tràng đã hoại tử tím đen hoàn toàn, vùng bìu và tầng sinh môn bị sưng tấy. Bác sĩ  phẫu thuật đã phải mổ cấp cứu, cắt thương tổn hoại tử và làm hậu môn nhân tạo. Hiện bệnh nhân vẫn đang được hồi sức tích cực.

Trước đó vài giờ, bệnh nhân Lê Huy K, 53 tuổi (ở Thanh Chương, Nghệ An) cũng được đưa vào BV Việt Đức cấp cứu với tình trạng trĩ độ 4, rỉ máu và cũng cùng một cách chữa: đắp lá chữa trĩ.

Ngoài vùng bẹn bìu bị sưng tấy, bệnh nhân K còn bị hội chứng furnier (viêm tấy lan tỏa ở tầng sinh môn; khi bị hội chứng này, tỉ lệ tử vong lên đến 80%).

Bác sĩ đã phải dùng 3 kháng sinh mạnh, kết hợp hồi sức cấp cứu. Hiện bệnh nhân K đã được cắt trĩ bằng rạch dẫn lưu tầng sinh môn. Tuy nhiên, do bị nhiễm trùng nặng nên bệnh nhân đã bị ảnh hưởng đến cả chức năng gan, thận.

Các bác sĩ tiên lượng, đây là 2 trường hợp nặng nên bệnh nhân còn phải mất 4-6 tháng điều trị tiếp theo, không loại trừ bệnh nhân còn bị những di chứng nặng nề sau này như hẹp hậu môn.
Bác sĩ
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng

Chi phí mổ trĩ chỉ từ 3 – 4 triệu

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh môn, BV Việt Đức cho biết, trĩ là bệnh lý về mạch máu và là bệnh thường gặp, chiếm khoảng 50-60% dân số.

Bệnh có nhiều mức độ, tùy từng mức độ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp như: thuốc, thủ thuật, hoặc phẫu thuật. Nếu được điều trị đúng, hiệu quả điều trị sẽ rất tốt.

Bên cạnh việc đắp thuốc lá chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, hiện nay, tại nhiều phòng khám tư, người ta hay quảng cáo chữa trĩ với các danh từ mỹ miều, có cảm giác cao siêu như: “dùng sóng cao tần”, “đốt laze”, “logo”… và rất nhiều bệnh nhân đã phải vào viện do phòng khám tư áp dụng các phương pháp nặng khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.

Nhưng thực ra, khi bị trĩ, mỗi giai đoạn bệnh có cách điều trị khác nhau. Ở giai đoạn 1 và 2, có thể điều trị bằng thuốc, chế độ vệ sinh ăn uống (không dùng cà phê, thuốc lá và các chất kích thích nói chung, giữ sạch sẽ vùng hậu môn); ở giai đoạn sau mới phải dùng đến các thủ thuật như dùng sóng cao tần, đốt laze; và giai đoạn cuối, sau khi các phương pháp trên không đỡ thì mới phẫu thuật.

Theo PGS Hùng, trường hợp nặng nhất phải mổ ở bệnh viện, chi phí cũng chỉ hết khoảng 3-4 triệu (đấy là chưa kể bệnh nhân còn được bảo hiểm y tế thanh toán), trong khi ở nhiều phòng khám tư, chi phí cho điều trị trĩ cao hơn nhiều.

PGS Hùng cho biết, nếu mổ tốt thì chỉ cần dùng dao bình thường cũng khiến không chảy máu (do bác sĩ biết chỗ rạch); chỉ khi không biết cách mổ mới phải dùng đến các phương tiện hiện đại.

Ở nhiều phòng khám tư, bệnh nhân chữa xong thấy khỏi ngay, nhưng thực tế, 70% tái phát trong vòng 2 năm. Ngay cả phương pháp phẫu thuật, theo nghiên cứu, tỉ lệ khỏi cũng chỉ 90-95%.

Hoài Hương

Suýt tàn phế vì đắp lá chữa đau lưng

(Kiến Thức) - Đắp lá chữa đau lưng được một tuần, bệnh nhân nam 47 tuổi bị bỏng toàn bộ da, đi lại vẫn khó khăn, vẹo và gù xuống. 

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam (47 tuổi), vào viện vì đau thắt lưng, hai chân teo dần, đắp lá chữa đau lưng không khỏi mà còn bị bỏng da.
Bỏng da vì đắp thuốc lá

Tin mới