Sai phạm gì khiến nguyên Tổng Giám đốc Mobifone bị khởi tố?

(Kiến Thức) - Ông Cao Duy Hải - nguyên Tổng Giám đốc và bà Phạm Thị Phương Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Mobifone vừa bị cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt giam. Họ đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?

Trực tiếp ký nhiều văn bản trái quy định
Ngày 14/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với ông Cao Duy Hải, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Mobifone - hiện là cán bộ Văn phòng Tổng Công ty Viễn thông Mobifone.
Ông Hải bị bắt về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3, Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Sai pham gi khien Nguyen Tong Giam doc Mobifone bi khoi to?
Ông Cao Duy Hải bị bắt về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Cao Duy Hải (SN 1961), từng tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Quân sự và được cử đi tu nghiệp tại Đức. Ông từng giữ các vị trí Giám đốc Trung tâm Mobifone 1 và Phó tổng giám đốc Mobifone trước khi được điều động và bổ nhiệm giữ chức Giám đốc công ty VinaPhone vào tháng 7/2014. 
Sau đó gần 1 năm, ông Cao Duy Hải được bổ nhiệm vào cương vị Tổng Giám đốc Mobifone thay ông Lê Nam Trà, rồi tiếp tục đảm nhiệm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone.
Ngày 21/8/2017, ông Cao Duy Hải đã bàn giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone cho ông Nguyễn Mạnh Thắng và quay trở lại nắm giữ vị trí Tổng giám đốc Mobifone.
Đến ngày 21/8/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố quyết định ông Cao Duy Hải thôi giữ chức Tổng giám đốc và thành viên Hội đồng thành viên của Tổng công ty Viễn thông Mobifone.
Việc cho ông Hải thôi chức diễn ra sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Cao Duy Hải có nhiều vi phạm nghiêm trọng.
Tại kỳ họp 27 (diễn ra ngày 27 và 28/6/2018), Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Mobifone.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 26, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, ông Cao Duy Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tổng công ty Mobifone có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong việc tham mưu cho HĐTV Tổng công ty trình Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến Dự án trái quy định.
Những vi phạm nguyên Tổng Giám đốc Mobifone Cao Duy Hải được kết luận là rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Mobifone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông, gây bức xúc trong xã hội.
Ký khống biên bản họp Tổng Giám đốc
Cùng tội danh với ông Cao Duy Hải, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Phạm Thị Phương Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Mobifone.
Trước đó, Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương cũng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Phạm Thị Phương Anh, Uỷ viên Ban thường vụ Đảng uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ, Phó Tổng giám đốc Mobifone.
Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương xác định, bà Phạm Thị Phương Anh thiếu trách nhiệm trong việc tham gia, trực tiếp đàm phán và chỉ đạo đàm phán; thoả thuận hợp đồng chuyển nhượng cổ phần gây thiệt hại cho Mobifone; tham mưu cho Bộ TT&TT và Mobifone sử dụng kết quả thẩm định giá của Cty AMAX; không kiểm tra tư cách pháp nhân, tính pháp lý của các cổ đông...
Sai pham gi khien Nguyen Tong Giam doc Mobifone bi khoi to?-Hinh-2
 Bà Phạm Thị Phương Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Mobifone.
Đáng chú ý, Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương còn kết luận bà Phạm Thị Phương Anh chịu trách nhiệm chính trong việc trực tiếp ký các báo cáo đánh giá về dự án; kết quả tham mưu về hiệu quả của dự án; trực tiếp tham mưu cho Ban TGĐ Mobifone và HĐTV về chuẩn bị nguồn vốn để thanh toán; ký Quyển dự án đầu tư dịch vụ truyền hình và ký khống biên bản họp Ban TGĐ để thống nhất trình HĐTV dự thảo thoả thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Những scandal xôn xao dư luận của các nhà mạng lớn

(Kiến Thức) -  Tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Không ít khách hàng sẽ cảm thấy bức xúc, khi phát hiện ra rằng, từ lâu mình đang là nạn nhân của các nhà mạng mà không hề biết như tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... Dưới đây là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Đang ngủ cũng bị Vinaphone ép dùng dịch vụ 

Chị Nguyễn Thị N (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, khoảng 4h30 sáng ngày 8/7/2015 khi đang ngủ, điện thoại chị N liên tục rung chuông báo tin nhắn liên tiếp khiến chị tỉnh giấc. Mở điện thoại, chị N thấy tin nhắn từ số 1344 giới thiệu về chương trình DAY SO VANG của Vinaphone.

Ban đầu chị N tưởng tin nhắn rác, tuy nhiên khi xem lại 3 đoạn tin nhắn, chị N tá hỏa khi nhà mạng thông báo “Chuc mung Quy khach da dang ky thanh cong DV DAY SO VANG (5000 d/ ngay)” (Chúc mừng Quý  khách đã đăng ký thành công dịch vụ Dãy số vàng 5000 đồng/ngày).

Tin nhắn từ số 1344 gửi đến cho chị N lúc 4h30 sáng xác nhận chị tham gia dịch vụ mà chị N không hay biết.

Nghĩ rằng có thể mình đã vô tình nhắn tin đăng ký dịch vụ này, chị N kiểm tra lại phần lưu tin nhắn đi, tuy nhiên không có bất kỳ tin nhắn nào gửi đi tới số 1344.

Chị N bức xúc: “Chẳng nhẽ tôi đang ngủ cũng có thể đăng ký dịch vụ được? Hay Vinaphone lựa lúc khách hàng ngủ để âm thầm đăng ký dịch vụ rồi trừ tiền lén lút”.

Trước sự việc xảy ra, sáng ngày 8/7 chị N liên hệ tới tổng đài tư vấn khách hàng của nhà mạng Vinaphone (9191) để thắc mắc.

Trước phản ánh của khách hàng, nhân viên nhà mạng Vinaphone lý giải: “Đăng ký dịch vụ này qua hệ thống online, tức khách hàng xem trang báo hoặc thông tin nào rồi vô tình bấm vào đường link dịch vụ sẽ tự động kích hoạt mà không phải nhắn tin gì… Đây là dịch vụ giá trị gia tăng của Vinaphone”.

Theo nội dung tin nhắn chị N đã đăng ký thành công dịch vụ DAYSOVANG nhưng sự thật khách hàng không nhắn tin đăng ký. Trước câu trả lời của nhân viên nhà mạng, chị N thắc mắc “nếu chỉ cần vô tình chạm vào một đường link trên mạng Vinaphone tự kích hoạt dịch vụ rồi trừ tiền khác nào Vinaphone đang bẫy thuê bao”.

Theo chị N, đăng ký bất kỳ dịch vụ nào phải có sự thỏa thuận thống nhất giữa nhà mạng và khách hàng qua việc tự động nhắn tin đăng ký của khách hàng. Khách hàng không thể biết đâu là đường link trên mạng Internet mà chạm vào đó vô tình đã đăng ký một dịch vụ của nhà mạng.

Do vậy cách trả lời của Vinaphone, theo chị N là thiếu trách nhiệm, không đúng bản chất sự việc.

Bên cạnh tin nhắn từ số 1344, nhiều tháng nay ngày nào chị N nhận được tin nhắn từ số 8926 với nội dung Link tải game. Cũng nghĩ rằng là những tin nhắn rác dù có làm phiền nhưng vô hại nhưng khi liên hệ với tổng đài Vinaphone, chị N mới giật mình biết đây dịch vụ phải trả tiền.

Theo lời chị N, chị hoàn toàn không biết về dịch vụ này và nhiều tháng nay, ngày nào chị cũng bị Vinaphone trừ 5.000 đồng mà không biết.

Chú nợ cước, cháu bị Mobifone chặn thuê bao vì... ở cùng nhà?

Năm 2012, anh Lê Quốc Tuấn đăng ký số điện thoại 0907656xxx của mình để sử dụng gói dịch vụ 1.500 phút miễn phí của MobiFone, mỗi tháng tiền cước hơn 300.000 đồng.

Khoảng tháng 1/2015, nhà mạng thay đổi chương trình, giảm từ 1.500 phút còn 700 phút nhưng anh Tuấn không hề hay biết. Đến khi được thông báo cước lên đến hơn 1 triệu đồng anh Tuấn mới tá hỏa rồi khiếu nại với Mobifone.

Các nhân viên của Mobifone có giải thích trước khi thay đổi gói dịch vụ có nhắn tin thông báo cho anh biết, nên việc sử dụng quá số phút rồi phát sinh cước phí anh Tuấn phải chịu.

Mobifone va nhung scandal xon xao du luan
  Hợp đồng của anh Trung đã ký, nhưng sau đó bị chặn tin nhắn và 3G vì có hộ khẩu chung với người chú của mình - Ảnh nguồn: Tuổi trẻ.

Anh Tuấn đề nghị cứ lấy lần nào anh Tuấn dùng nhiều nhất (hơn 300.000 đồng/tháng) để tính, anh Tuấn sẽ trả nhưng nhà mạng không đồng ý. Quá bực mình, anh Tuấn đã bỏ không dùng số điện thoại này nữa.

Đầu tháng 12/2015, cháu anh Tuấn là Lê Thiện Trung có chuyển số điện thoại 0907.61.66.xx từ thuê bao trả trước sang trả sau. Sau khi hợp đồng anh Trung ký với MobiFone hoàn tất, nhà mạng đã đến xác minh.

Do phát hiện anh Trung cùng hộ khẩu với anh Tuấn và do anh Tuấn còn nợ tiền cước nên nhà mạng đã chặn tin nhắn, chặn 3G và đòi hủy luôn sim của anh Trung. Anh Trung đề nghị được chuyển lại hình thức trả trước nhà mạng cũng không chịu.

"Ai làm thì người đó chịu, sao tôi nợ cước mà MobiFone lại chặn thuê bao của cháu tôi?" - anh Tuấn bức xúc nói.

Tổng đài Mobifone tự ý kết nối dịch vụ khiến khách hàng nổi giận

Sáng nay, MobiFone bất ngờ rớt mạng toàn hệ thống

(Kiến Thức) - Rất nhiều người tiêu dùng sáng nay (1/4) đã tỏ ra bức xúc vì mạng MobiFone gặp sự cố, không thể gọi điện hay truy cập 3G được.

Sang nay, MobiFone bat ngo rot mang toan he thong
 Ảnh minh họa: Giaoduc.net.
Chị Thanh Huyền ở Vĩnh Tuy, Hà Nội – chủ thuê bao số điện thoại 0904159XXX cho biết, sáng nay (1/4), chị bị nhỡ một cú điện thoại gọi đến. Biết có việc gấp, chị bốc máy gọi lại cho số điện thoại vừa liên lạc song máy không thể kết nối mà thông báo lại là hệ thống đang bị lỗi. Chị Huyền liên tiếp gọi cho các thuê bao khác, thậm chí cả tổng đài của MobiFone để hỏi về sự cố này cũng không thể liên lạc được. Đoán mạng MobiFone gặp sự cố, không gọi điện thoại được, chị Huyền truy cập vào 3G để giải quyết công việc song một lần nữa chị phải thất vọng vì thuê bao của chị cũng không thể truy cập 3G. “Tôi đã không thể giải quyết kịp thời công việc của mình trong sáng nay vì mạng MobiFone bị lỗi. Mà sự cố này không phải chỉ diễn ra chốc lát, tôi đã chờ rất lâu mới liên lạc được với tổng đài nhà mạng và được biết nhà mạng đang nâng cấp, bảo trì hệ thống. Tuy nhiên, tại sao không làm công việc này vào thời điểm thuận tiện hơn, như ban đêm chẳng hạn? Tôi tin chắc sẽ rất nhiều người lỡ việc vì sự cố sáng nay của MobiFone”, chị Huyền bức xúc nói.

Tin mới