Sai phạm ở 460 Trần Quý Cáp, Hà Nội: xây dựng không phép, ô nhiễm trầm trọng

(VietnamDaily) - Dù đã hết hạn thuê từ lâu nhưng trên ô đất 460 Trần Quý Cáp, Hà Nội, Công ty CP Xây lắp và Cơ khí cầu đường vẫn đang tự ý cho nhiều xưởng sản xuất thuê lại không phép khiến khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng.

Dân khổ sở sống chung với ô nhiễm nhiều năm
Thời gian qua, Kiến Thức nhận được thông tin, tại khu tập thể Cơ khí cầu đường - Đường sắt Hà Nội, thuộc tổ 43 phường Văn Chương (quận Đống Đa, TP Hà Nội), Công ty CP Xây lắp và Cơ khí cầu đường (Trần Quý Cáp, Hà Nội) ngang nhiên cho các công ty tư nhân thuê đất mở nhà xưởng, kho bãi để hoạt động kinh doanh in ấn, giặt là... ở ô số 460 Trần Quý Cáp, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Sai pham o 460 Tran Quy Cap, Ha Noi: xay dung khong phep, o nhiem tram trong
 Ô đất 460 Trần Quý Cáp đang được nhiều xưởng giặt là, in ấn thuê lại.
Nhiều người dân sống gần đây cho biết, những nhà xưởng này hoạt động lâu năm khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng bởi mùi hóa chất in ấn và nước giặt là. Trong khi đó, nước thải hóa chất không qua xử lý ngày ngày chảy ra cống tập thể.
Bức xúc trước thực trạng này, nhiều người dân đã đề nghị gặp lãnh đạo Công ty CP Xây lắp và Cơ khí cầu đường để khiếu nại. Tuy nhiên, sau những lần gặp gỡ và hứa hẹn thì mọi chuyện vẫn đâu hoàn đấy, thậm chí càng trở nên nghiêm trọng hơn.
“Hàng ngày khí độc vẫn âm thầm bay vào khu tập thể, đe dọa sức khỏe của bà con ở dãy nhà A1 và A2. Chúng tôi - toàn thể nhân dân tổ 43 phường Văn Chương - đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, thanh tra thực tế khu sản xuất này để bà con yên tâm có cuộc sống yên lành…”, nhiều người dân kiến nghị.
Ngang nhiên “xẻ thịt” trái phép ô đất 460 Trần Quý Cáp để trục lợi?
Trực tiếp ghi nhận thực trạng nhiều nhà xưởng gây ô nhiễm môi trường tại  khu đất 460 Trần Quý Cáp, Kiến Thức còn nhận được phản ánh của người dân cho rằng khu đất này đang bị "xẻ thịt" trái phép để trục lợi.
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, Công ty CP Xây lắp và Cơ khí cầu đường, trước đây là Nhà máy Cơ khí cầu đường (thuộc Liên hiệp đường sắt Việt Nam), thành lập theo quyết định số 603/QĐ/TCCB-LĐ ngày 5/4/1993 của Bộ Giao thông Vận tải.
Công ty CP Xây lắp và Cơ khí cầu đường được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ký hợp đồng cho thuê 13.474m2 đất tại số 460 phố Trần Quý Cáp, thời hạn thuê 10 năm từ ngày 1/1/1996 để phục vụ hoạt động sản xuất.
Đáng chú ý, tại văn bản số 1923/UBND - TNMT ngày 16/10/2018, do Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Hoàng Giáp ký có nêu rõ: “Trong quá trình hoạt động, Công ty CP Xây lắp và Cơ khí cầu đường đã cho các Công ty tư nhân thuê đất để sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường như; xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định, UBND quận Đống Đa đã ban hành quyết định xử phạt, đồng thời, đôn đốc việc chấp hành quyết định xử phạt của đơn vị. Tuy nhiên, đến nay, Công ty vẫn không thực hiện.
Bên cạnh đó, qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định, chất lượng nước thải của Công ty cũng không đạt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.
Không những vậy, do không phù hợp với quy hoạch nên Công ty CP Xây lắp và Cơ khí cầu đường lọt vào danh sách 15 cơ sở bị đề xuất di dời ra khỏi khu vực các quận nội thành.
Trước tình trạng trên, UBND quận Đống Đa đã có văn bản báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, đề nghị cập nhật vào danh sách đối tượng gây ô nhiễm môi trường phải xử lý triệt để.
Sai pham o 460 Tran Quy Cap, Ha Noi: xay dung khong phep, o nhiem tram trong-Hinh-2
Văn bản UBND quận Đống Đa nhấn mạnh việc Công ty CP Xây lắp và Cơ khí cầu đường và các Công ty tư nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động, sử dụng ô đất 460 Trần Quý Cáp sai mục đích.
Các cơ quan chức năng đôn đốc quyết liệt là như vậy, song ghi nhận thực tế của PV Kiến Thức vào ngày 6/5/2019, tại ô đất số 460 Trần Quý Cáp, mọi hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. Công nhân bên trong những nhà xưởng in ấn, giặt là, nước giải khát…không phép vẫn làm việc một cách khẩn trương. Tiếng máy móc phát ra ầm ầm, nhiều xe máy, ô tô ra vào vận chuyển hàng hóa liên tục và dường như không ngừng nghỉ.
Sai pham o 460 Tran Quy Cap, Ha Noi: xay dung khong phep, o nhiem tram trong-Hinh-3
Bên trong ô đất số 460 Trần Quý Cáp đang được nhiều Công ty tư nhân thuê để kinh doanh.
Sai pham o 460 Tran Quy Cap, Ha Noi: xay dung khong phep, o nhiem tram trong-Hinh-4
 Những nhà xưởng, nhà tạm "mọc" trong ô đất số 460 Trần Quý Cáp đều không phép, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao...
Sai pham o 460 Tran Quy Cap, Ha Noi: xay dung khong phep, o nhiem tram trong-Hinh-5
Công ty tư nhân kinh doanh "mọc" lên như nấm trong ô đất số 460 Trần Quý Cáp.
Câu hỏi đang đặt ra là: Công ty CP Xây dựng và Cơ khí cầu đường có quá coi thường pháp luật khi “chống lệnh” các cơ quan chức năng, biến ô đất số 460 Trần Quý Cáp thành “miếng bánh” để thu lợi bất chính?
Trao đổi với Kiến Thức, ông Vũ Hữu Hưng - Chủ tịch UBND phường Văn Chương (Đống Đa, Hà Nội) nhấn mạnh, các khu nhà xưởng, nhà tạm bên trong ô đất số 460 Trần Quý Cáp xây dựng không phép đang tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao bên cạnh vấn đề ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tiếng ồn.
Theo ông Hưng, từ khi tiếp nhận đơn kêu cứu của người dân, phường đã nhiều lần phối hợp với các cơ quan chức năng đến làm việc với Công ty CP Xây dựng và Cơ khí cầu đường, nhưng công ty không hợp tác làm việc với phường. Sau đó, phía Công ty cũng chỉ cử đại diện đến phường để làm việc với cơ quan chức năng song không thỏa đáng.
"Do việc xử lý quá thẩm quyền nên phường đã kiến nghị lên cấp trên thanh tra toàn bộ khu nhà xưởng để xử lý dứt điểm những sai phạm, trả lại cuộc sống ổn định cho người dân", ông Hưng cho biết.

Nước suối đổi màu đen kịt, Công ty mía đường Sơn La bị tố gây ô nhiễm

(VietnamDaily) - Từ nhiều năm nay, nhiều hộ dân sống tại thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 'tố" đang phải sống chung với bầu không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề do nước thải từ Công ty CP mía đường Sơn La.

Người dân thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn nhiều năm qua kêu cứu trong “vô vọng” về tình trạng ô nhiễm môi trường do Công ty CP mía đường Sơn La xả thải. Trong khi chờ đợi câu trả lời của chính quyền thì hàng ngày, hàng giờ người dân phải sống trong cảnh ô nhiễm không khí, mùi hôi thối từ dòng nước bốc lên nồng nặc.

Sống ngay cạnh mó nước, nơi được cho là bị ô nhiễm do hoạt động của Công ty CP mía đường Sơn La “thẩm thấu” vào mạch nước khiến cho dòng nước đổi thành màu đen kịt, bốc mùi gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (tiểu khu 4 thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) luôn bị tra tấn bởi mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ con suối bị ô nhiễm.

Đã nhiều lần trong các cuộc họp tiểu khu, họp chi bộ hay tiếp xúc cử tri ông Hùng đều có ý kiến. Thế nhưng, đâu vẫn vào đấy ông Hùng cùng nhiều người dân khác trong thị trấn vẫn không nhận được câu trả lời thích đáng của Công ty mía đường Sơn La cũng như từ phía cơ quan chức năng.

Nuoc suoi doi mau den kit, Cong ty mia duong Son La bi to gay o nhiem
 Mó nước đùn đổi từ nước trong sang màu đen kịt bốc mùi hôi thối.
Phản ánh với Kiến Thức, ông Hùng cho biết: “Tôi sống ở đây đã lâu, trước đây khi chưa có nhà máy nguồn nước ở đây rất là trong mọi người có thể tắm, rửa sử dụng nước để tưới tiêu thoải mái. Nhưng kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động nguồn nước ô nhiễm nặng nề. Ngày cũng như đêm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, “sống” trong ô nhiễm đã lâu nhiều người bị các loại bệnh liên quan đến phổi, đường hô hấp, từ người già đến trẻ nhỏ. Chúng tôi đã rất nhiều lần phản ánh lên cấp trên, thế nhưng không có bất cứ câu trả lời nào của cơ quan chức năng.”
Nuoc suoi doi mau den kit, Cong ty mia duong Son La bi to gay o nhiem-Hinh-2
Nguyễn Văn Hùng (tiểu khu 4 thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) luôn bị tra tấn bởi mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ con suối bị ô nhiễm.
Cùng chung cảnh ngộ với gia đình ông Hùng, gia đình bà Nguyễn Thị Sa, xóm 1 tiểu khu 4 bức xúc: “Dân ở đây khổ lắm, không khí, nguồn nước ô nhiễm nặng nề bốc mùi hôi thối nồng nặc. Ban ngày khi nhà máy mía hoạt động trời còn có gió, buổi tối phải đóng kín cửa người già, trẻ nhỏ không dám bước ra ngoài vì mùi hôi, thối quá nặng. Cây cối trồng không lớn nổi vì khói và lượng phân vi sinh mà nhà máy mía đường Sơn La xả ra môi trường quá nhiều”.
Nuoc suoi doi mau den kit, Cong ty mia duong Son La bi to gay o nhiem-Hinh-3
 Mạch nước này chảy quanh trường THCS Thị trấn Hát Lót, nơi có gần 1.000 em đang theo học. Nhiều phụ huynh đang cảm thấy "bất an", không tiếp tục cho con em mình ăn cơm tại trường. Bởi mùi hôi thối, nguồn nước thì ô nhiễm.
Theo chân người dân chúng tôi có mặt tại ngã ba gốc Sung nơi giao nhau của hai mạch nước ngầm bị ô nhiễm dù cách Công ty CP mía đường Sơn La hơn 4km. Tại đây, màu nước chuyển sang màu đen kịt, rêu chết trắng xóa, nước bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Điều đáng nói là 2 mạch nước ngầm này chảy bao quanh trường THCS Thị trấn Hát Lót nơi có gần 1.000 em học sinh đang học tại trường. Các em học sinh vẫn hàng ngày hàng giờ phải sống chung với mùi hôi thối. Chính vì vậy nhiều phụ huynh thay vì để con em mình ăn tại trường thì nay đã đón các em về nhà, không cho ăn tại trường bởi mùi hôi thối này.
Tìm hiểu được biết người dân đã liên tục kiến nghị với công ty để có biện pháp hạn chế ô nhiễm, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi gây ô nhiễm của công ty này, yêu cầu Công ty di dời ra xa khu dân cư. Thế nhưng, năm này qua năm khác mọi việc vẫn... dậm chân tại chỗ! Và theo đó, dường như đường do Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La sản xuất ngày càng tăng sản lượng thì người dân nơi đây càng “nặng gánh” vì sống chung cùng ô nhiễm.
Nuoc suoi doi mau den kit, Cong ty mia duong Son La bi to gay o nhiem-Hinh-4
 Suối Nậm Pàn, nơi "cuối cùng" của mạch nước ngầm chảy ra chuyển thành hai màu nước rõ rệt.
Người dân vùng chịu ảnh hưởng cho biết, dù đã nhiều lần phản ánh lên cơ quan chức năng và các cuộc gặp đương chức hàng năm thế nhưng việc ô nhiễm do Công ty mía đường Sơn La xả thải vẫn không có chuyển biến. Đến nay, người dân vẫn đang chờ câu trả lời từ cơ quan chức năng và chính quyền.

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.

>>> Xem thêm video: Nước sông đổi màu vì ô nhiễm


Kinh hoàng môi trường sống, cư dân Him Lam Phú An tìm đường 'tháo chạy'

(VietnamDaily) - Quá kinh hoàng khi phải sống chung với ô nhiễm, nhiều cư dân của Him Lam An Phú đang tính bán rẻ, bán tháo căn hộ mà mình chắt chiu nhiều năm mới mua được.

Chung cư Him Lam Phú An do Công ty Cổ phần kinh doanh địa ốc Him Lam (gọi tắt Công ty Him Lam) làm chủ đầu tư, tọa lạc trên đường Thủy Lợi, phường Phước Long A, quận 9, TP HCM. Đây được coi là dự án nằm ở vị trí khá đắc địa, ngay cửa ngõ phía Đông TP HCM với mức giá tương đối "mềm", chỉ trên dưới 2 tỷ đồng/căn hộ, nên thu hút cư dân thuê, mua để sinh sống.
Kinh hoang moi truong song, cu dan Him Lam Phu An tim duong 'thao chay'
 Cư dân Him Lam Phú An hàng ngày khốn khổ vì mùi hôi, khói độc, tiếng ồn.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Kiến Thức, ngay khi về ở chưa được bao lâu, hàng trăm cư dân Him Lam Phú An vô cùng khốn đốn vì tình trạng ô nhiễm. Đường vào khu chung cư luôn dơ bẩn, hôi thối vì bãi trung chuyển rác. Tiếp đến, cư dân phải hít thở khói độc, ô nhiễm từ nhà máy giấy. Đêm khuya, nhà nhà người người lại bị hành hạ giấc ngủ vì tiếng ồn từ cảng container sát bên….
Mời độc giả theo dõi video "Cảnh khốn đốn của cư dân Him Lam Phú An":