Sai phạm ở Bệnh viện ĐK Gia Lai: Giám đốc nhận tội gì mới xứng đáng?

(Kiến Thức) - Hàng loạt sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai vừa được chỉ ra liên quan đến đấu thầu gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước... vậy trách nhiệm của ông Phạm Bá Mỹ - Giám đốc bệnh viện ra sao?

Sai phạm ở Bệnh viện ĐK Gia Lai: Giám đốc nhận tội gì mới xứng đáng?
Mới đây, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã ban hành kết luận số 9 chỉ rõ sai phạm của Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Cụ thể, dù là đơn vị được giao làm đầu mối tổ chức đấu thầu thuốc tập trung của tỉnh, được phê duyệt dự toán mua sắm vật tư y tế, hóa chất giá trị lớn, tuy nhiên, tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong công tác đấu thầu thuốc gây thiệt hại nguồn ngân sách và nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện với số tiền gần 2 tỷ đồng.
Kết luận nêu rõ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã chia nhỏ các gói thầu, ban hành 1.165 quyết định chỉ định thầu mua vật tư, hóa chất cho từng đợt mua sắm với giá dưới 100 triệu đồng (tổng giá trị các mặt hàng hơn 95 tỷ đồng). Bên cạnh đó, đơn vị có 361 mặt hàng không tổ chức đấu thầu (Theo Điều 22, Luật đấu thầu 2013 thì việc mua sắm vật tư y tế, hóa chất của bệnh viện không thuộc trường hợp chỉ định thầu; Điều 89, Luật đấu thầu cũng nghiêm cấm việc chia dự án thành các gói thầu trái với quy định nhằm mục đích chỉ định thầu). Việc bệnh viện chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu cũng như không tổ chức đấu thầu với 361 mặt hàng là trái quy định của pháp luật. Dẫn đến, BVĐK Gia Lai đã làm thiệt hại ngân sách và nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện số tiền 1,987 tỷ đồng.
Sai pham o Benh vien DK Gia Lai: Giam doc nhan toi gi moi xung dang?
 Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Báo Đầu tư.
Từ những sai phạm trên, Thanh tra tỉnh Gia Lai kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo ông Phạm Bá Mỹ - Giám đốc BVĐK Gia Lai tổ chức kiểm điểm trách nhiệm về hạn chế, thiếu sót trong công tác đấu thầu thuốc chữa bệnh; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối và kiến nghị xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với sai phạm liên quan đến công tác mua sắm vật tư, hóa chất.
Dư luận đặt ra câu hỏi, để xảy ra những sai phạm trên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào?
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo nội dung kết luận, thì cơ quan thanh tra xác định sai phạm chỉ đến mức kỷ luật, không chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.
“Nếu cơ quan thanh tra chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hoặc qua đơn thư tố cáo, tố giác, qua phản ánh của báo chí... mà có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra mới khởi tố. Việc những vi phạm trên có dấu hiệu tội phạm hay không, có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự các cán bộ có liên quan đến tội phạm về chức vụ hay không thì phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do cơ quan chức năng thu thập”, luật sư Cường cho hay.
“Theo kết luận của cơ quan thanh tra thì bệnh viện này đã vi phạm quy định về đấu thầu, vi phạm quy định về quản lý kinh tế và gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho Nhà nước. Bởi vậy cơ quan thanh tra sẽ phải làm rõ những vi phạm này đã đến mức nghiêm trọng, đến mức nguy hiểm cho xã hội hay chưa? Hành vi vi phạm có thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm về một trong các tội danh về chức vụ, quản lý kinh tế hay chưa? Có đề nghị xem xét xử lý hình sự hay không hay chỉ xử lý kỷ luật”, Luật sư cường nêu ý kiến.
Ngoài ra, luật sư nói thêm: "Nếu hành vi sai phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm mà cơ quan thanh tra không kiến nghị với cơ quan điều tra khởi tố vụ án thì cơ quan thanh tra cũng phải chịu trách nhiệm về vấn đề này."
Đồng thời, theo luật sư Đặng Văn Cường, nếu cơ quan thanh tra chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra hoặc cơ quan điều tra có tin báo từ các nguồn thông tin khác mà đủ căn cứ xử lý về tội cố ý làm trái thì sẽ xem xét xử lý theo Điều 165 BLHS Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo quy định của pháp luật, tội cố ý làm trái được quy định tại điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999, đến Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội này được thay thế thành 9 tội danh: Vi phạm các quy định về cạnh tranh (Điều 217); Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218); Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219); Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220), Vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221); Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222); Thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223); Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224)…
Bởi vậy nếu hành vi vi phạm quy định về quản lý kinh tế có liên quan đến việc lĩnh vực đấu thầu xảy ra trong giai đoạn bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực nhưng nay mới phát hiện ra thì sẽ bị xử lý về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại điều 222 bộ Luật hình sự năm 2015.
Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính177 về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hai tội danh sau đây cũng có thể được xem xét, nếu thỏa mãn các dấu hiệu của tội danh này thì cũng sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật:
Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 220. Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư;
b) Vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư;
c) Vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trình, dự án;
d) Vi phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Công bố kết luận sai phạm Thủ Thiêm: Xem xét trách nhiệm cán bộ sai phạm

(Kiến Thức) - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm của UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Công bố kết luận sai phạm Thủ Thiêm: Xem xét trách nhiệm cán bộ sai phạm
Ngày 26/6, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, TP.HCM. Qua đó, TTCP đã chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm của UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này. 

Chủ tịch TP HCM chưa nhận được Kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm

(Kiến Thức) - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết chưa nhận được kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm tại dự án khu đô thị Thủ Thiêm, sau khi nhận được kết luận thanh tra, UBND TP.HCM sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy. Sau đó sẽ tổ chức họp báo.

Chủ tịch TP HCM chưa nhận được Kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm
Thông tin này được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trao đổi với báo chí bên lề đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP HCM lần XI (sáng nay 27/6).
Theo đó, Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết đã nắm được thông tin qua báo chí về kết luận thanh tra về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, về văn bản kết luận vụ Thủ Thiêm theo đường chính thống từ Thanh tra Chính phủ thì chưa được chuyển đến UBND TP HCM.
Ông dự kiến, thứ 2 tuần sau UBND TP HCM sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy. Sau đó sẽ tổ chức họp báo. Ông khẳng định UBND TP HCM đang lập kế hoạch thực hiện những đầu việc liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Chu tich TP HCM chua nhan duoc Ket luan thanh tra vu Thu Thiem
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong. 
Về quyền lợi của người dân khiếu kiện Thủ Thiêm, không được nhắc đến trong kết luận thanh tra, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết vấn đề này đã có trong Thông báo 1483 của Thanh tra Chính phủ.
Trước đó, chiều 26/6, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hàng loạt khuyết điểm, sai phạm đã được chỉ ra trong quá trình thực hiện dự án này.
Cụ thể, Thường trực Thành ủy, UBND TP phê duyệt chi phí đầu tư bình quân 1 m2 đất thương mại - dịch vụ - nhà ở trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là 26 triệu đồng/m2. Trong khi giá ban đầu các sở, ngành đề xuất là gấp đôi con số này.
Toàn bộ hơn 220 ha quỹ đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm có được từ nguồn vốn ngân sách nhưng TP đã sử dụng chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư không qua đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai.
Trách nhiệm liên quan thuộc các sở, ngành như KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Xây dựng, Ban quản lý KĐTM Thủ Thiêm.
Kết luận thanh tra cũng khẳng định, UBND TP HCM chấp thuận chủ trương chỉ định giao cho Công ty cổ phần Đại Quang Minh là nhà đầu tư dự án bốn tuyến đường chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng chưa đánh giá kinh nghiệm, năng lực tài chính của nhà đầu tư… là chưa thực hiện đúng quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
UBND TP đã phê duyệt dự án, phê duyệt tổng mức đầu tư là hơn 12.000 tỉ đồng cho việc xây dựng bốn tuyến đường khi chưa làm rõ ý kiến của các sở, ngành liên quan. Qua thanh tra phát hiện một số khoản phê duyệt không đúng quy định với tổng giá trị hơn 1.500 tỉ đồng.
Từ đó tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giao cho Kiểm toán Nhà nước trong quá trình kiểm toán xem xét gần 4.000 tỉ đồng chênh lệch giảm giữa các quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho dự án BT bốn tuyến đường chính thiếu căn cứ; hơn 1.700 tỉ đồng các khoản do phê duyệt tổng mức đầu tư của các dự án BT tăng sai và hơn 25 tỉ đồng chi phí không đủ điều kiện quyết toán vào dự án của Công ty Đại Quang Minh.
Căn cứ kết quả thanh tra, Tổng thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP thu hồi, hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách Nhà nước không đúng quy định đã đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đến 30-9-2018 là hơn 26.315 tỉ đồng; sớm có giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng đã đầu tư cho khu đô thị mới này trên 4.286 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận.

Trong kết luận nêu, giao UBND Thành phố chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền như: Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm; các sở Giao thông vận tải, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch – Kiến Trúc, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố; các đơn vị Tư vấn, các nhà đầu tư dự án, v.v đã có khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong Phần Kết quả và Kết luận thanh tra.

Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này.

Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12/2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đổ đất lấn sông Cu Đê ở Đà Nẵng, Trungnam Land bị phạt 40 triệu đồng

(Kiến Thức) - UBND quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, đã ra quyết định xử phạt 40 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Trung Nam (Trungnam Land). Ngoài phạt tiền, công ty này còn bị yêu cầu tạm dừng thi công các dự án và khôi phục lại mốc giới theo quy hoạch.

Đổ đất lấn sông Cu Đê ở Đà Nẵng, Trungnam Land bị phạt 40 triệu đồng

Theo đó, Trungnam Land bị phạt do san lấp nền khi chưa có hồ sơ quy hoạch hạ tầng kĩ thuật và giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Ngoài phạt tiền, Công ty Cổ phần Trung Nam bị chính quyền yêu cầu tạm dừng thi công khu D2 - biệt thự Thủy Tú, dự án Golden Hills và khôi phục lại mốc giới theo quy hoạch do đất có tràn xuống sông Cu Đê, ra ngoài ranh giới quy hoạch chiều ngang 1,2 m, chiều dài đường vòng cung là 13 m.

Tin mới