Saigon Co.op: 'Hệ thống dự trữ lương thực dồi dào, ăn 3-6 tháng không hết'

(Vietnamdaily) - Hệ thống siêu thị của Saigon Co.op vẫn hoạt động bình thường nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của toàn xã hội.

Trưa 31/3, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.

Nội dung chỉ thị “Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa”.

Sau đó đó, một làn sóng lo ngại thiếu thực phẩm lại dấy lên ở người tiêu dùng. Nhiều gia đình tranh thủ đi siêu thị mua hàng dự trữ, đặc biệt là sản phẩm thiết yếu như gạo, sữa, rau, thịt, mì…

Đến chiều 31/3, đại diện Saigon Co.op có thông tin liên quan tới việc đảm bảo hàng hoá, nhu yếu phẩm cho người dân trong thời gian tự cách ly 15 ngày theo yêu cầu của Thủ tướng.

Theo đó, hệ thống siêu thị của Saigon Co.op vẫn hoạt động bình thường nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của toàn xã hội.

Ông Nguyễn Anh Đức – Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, hệ thống đã dự trữ lượng hàng hóa rất dồi dào, bao gồm: gạo, mì gói, đồ hộp, nước tinh khiết, trứng gia cầm, thịt gia súc, giấy vệ sinh… người dân có thể sử dụng 3-6 tháng không hết. Vì thế, bà con có thể yên tâm, không cần tích trữ hàng hóa.

Ngoài nguồn cung vào đều đặn mỗi ngày, hiện đơn vị dự trữ 11 nhóm sản phẩm thiết yếu như gạo, mì, giấy vệ sinh, nước rửa.... để có được sự ổn định này, là nhờ đơn vị nhận định được vấn đề dịch bệnh nên lên kế hoạch tăng lượng hàng dự trữ ngay từ đầu tháng 2, với lượng trữ giống như cho mùa Tết.

Saigon Co.op: 'He thong du tru luong thuc doi dao, an 3-6 thang khong het'
 Saigon Co.op vẫn hoạt động bình thường.

Saigon Co.op đã đặt hàng dự trữ về các kho trung tâm của Saigon Co.op tại Bình Dương, miền Tây, miền Bắc; đàm phán ký thỏa thuận dự trữ hàng tại kho các nhà cung cấp; dự trữ tại kho các siêu thị để kịp thời cung ứng hàng.

Có kế hoạch dự trữ riêng cho từng siêu thị thuộc vùng dịch: Hà Nội, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hải Phòng… đồng thời theo dõi sát tình hình diễn biến lây nhiễm bệnh do Covid-19 tại các tỉnh thành, phối hợp với các Nhà cung cấp, kho trung tâm Saigon Co.op, siêu thị trong khu vực chuyển hàng hóa về vùng dịch kịp thời.

Về giá bán, Saigon Co.op không tăng giá với phần lớn sản phẩm, thậm chí đơn vị còn tổ chức rất nhiều chương trình giảm giá, chấp nhận thua lỗ để giữ giá thật tốt cho người dân.

Ngoài ra, để tiện cho việc hạn chế ra ngoài của người dân, ngoài tăng nhân viên phục vụ kênh mua sắm qua điện thoại, Saigon Co.op cũng tiếp nhận đơn hàng qua viber/zalo/phát phiếu mua hàng đến tận nhà khách hàng. Khách hàng chỉ cần liên hệ với siêu thị thông qua kênh này, siêu thị sẽ "ship" hàng về tận nhà.

Một số Co.op Food triển khai dịch vụ đặt hàng và giao hàng tận nhà, chuỗi cửa hàng Cheers thêm nút "mua ngay" trên fanpage để giúp khách hàng có thể mua trực tuyến và được "ship" về tận nhà theo yêu cầu.

Siêu thị mở cửa mồng 2 Tết, sức mua tăng mạnh

Do là thời gian nghỉ tết, các loại hình dịch vụ phải thuê mướn lao động ngoài giờ, trả lương cao nên giá cả một số dịch vụ, quán ăn… có tăng lên.

Theo Sở công thương TP.HCM, tình hình thị trường tính đến sáng ngày 26/1 nhằm mồng 2 Tết, tại các chợ truyền thống, một số ít quầy sạp mở cửa kinh doanh, sức mua không đáng kể. Giá cả không có biến động. Riêng mặt hàng rau xanh một vài loại giá tăng nhẹ so ngày thường do hàng về không nhiều, ít người bán.

Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố, một số hội hoa xuân, hội chợ và cửa hàng, quán ăn vẫn tiếp tục hoạt động, đảm bảo phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Do là thời gian nghỉ tết, các loại hình dịch vụ phải thuê mướn lao động ngoài giờ, trả lương cao nên giá cả một số dịch vụ, quán ăn… có tăng lên.

Xe công nghệ đua mở dịch vụ 'đi chợ giùm' mùa Covid-19

(VietnamDaily) - Nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hạn chế tụ tập đông người, mới đây nhiều hãng xe công nghệ và siêu thị tại Việt Nam đã cho ra mắt dịch vụ “đi chợ giùm” đặc biệt thu hút được sự chú ý của mọi người.

Theo đó, Grab triển khai dịch vụ mua sắm trực tuyến Grab Mart tại TP HCM. Với dịch vụ Grab Mart, khách hàng có thể tìm kiếm và chọn mua thực phẩm, các nhu yếu phẩm từ những hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ hay cửa hàng tiện lợi là đối tác liên kết của Grab ngay trên ứng dụng Grab. Đơn hàng Grab Mart sẽ được chuyển trực tiếp đến máy nhận đơn tại các hệ thống liên kết, giảm bớt quá trình ghi nhớ đơn hàng và thanh toán thủ công, nhằm rút ngắn thời gian.
Đồng hành cùng khách hàng trong mùa dịch, Be cũng tung ra dịch vụ Be đi chợ. Giá dịch vụ “đi chợ giùm” dao động từ 30.000 đồng - 50.000 đồng/lần, đối với hóa đơn không quá 500.000 đồng.

Tin mới