“Sấm sét di động” chiến trường (2): K9 – ác mộng của Triều Tiên

(Kiến Thức) - Là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, pháo tự hành K9 có thể bắn chính xác 3 quả đạn 155mm vào một địa điểm trong vòng 15 giây.

Pháo tự hành K9 Thunder (“Sấm sét”) hoàn toàn là một sản phẩm hiện đại mang đậm chất Hàn Quốc từ khâu thiết kế đến sản xuất. Vốn là một quốc gia chuyên sử dụng các loại vũ khí của Mỹ cung cấp, Hàn Quốc đã tự lực nhiều hơn để tìm kiếm các loại vũ khí mới cung cấp cho quân đội trong tình thế các mối lo ngại từ phía Bắc luôn hiện hữu.
Đất nước Triều Tiên đã bị chia cắt từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 và nơi đây trở thành cuộc đấu sức giữa các cường quốc trên thế giới với cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), thậm chí cho đến nay một hiệp định hòa bình vẫn chưa được kí kết. Mặc dù luôn nghe tới bóng ma vũ khí hạt nhân ở đây nhưng nếu xảy ra xung đột vũ trang qui mô lớn, pháo binh sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng.
Triều Tiên sở hữu một kho vũ khí pháo binh thuộc dạng phong phú hàng đầu thế giới, cả về số lượng lẫn chủng loại, từ pháo thông thường đến pháo phản lực, nói không ngoa nếu trường hợp chiến tranh xảy ra, pháo binh Triều Tiên chính là điều khiến Hàn Quốc e ngại nhất.
Nhưng pháo tự hành K9 với khả năng cơ động cao, phản ứng nhanh, bắn chính xác viên đạn pháo cỡ nòng 155mm có thể mang đầu đạn hạt nhân chính là câu trả lời của Hàn Quốc. Về đẳng cấp, K9 ngang hàng với những khẩu pháo nổi tiếng như M-109 của Mỹ, PzH 2000 của Đức hay AS-90 của Anh và nó hội tụ những công nghệ mới nhất của nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, vượt lên bất kì loại pháo nào của Bắc Triều Tiên.
Pháo tự hành K9 của Quân đội Hàn Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật.
Pháo tự hành K9 của Quân đội Hàn Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật.
Pháo tự hành K9 bắt đầu được thiết kế bởi Samsung Techwin năm 1989 và những mẫu thử nghiệm được lộ ra năm 1994, sau đó là thời gian đánh giá thử nghiệm thực tế cho đến năm 1999 thì K9 chính thức được đưa vào biên chế Quân đội Hàn Quốc.
Từ đó đến nay đã có hơn 532 khẩu pháo tự hành K9 được cung cấp cho lực lượng lục quân và Lính thủy Đánh bộ Hàn Quốc, thậm chí chính những khẩu K9 của lính thủy Hàn Quốc này đã bắn trả những đợt pháo kích của Triều Tiên tháng 11/2010.
Kíp chiến đấu tiêu chuẩn của K9 cũng là 5 người giống loại PzH 2000 của Đức, bao gồm trưởng xe, lái xe, pháo thủ và 2 nạp đạn viên. Lái xe ngồi phía trước bên trái, tách biệt hẳn với với kíp xe còn lại ở trong khoang chiến đấu hoàn toàn kín. Pháo tự hành K9 dĩ nhiên không thể bắn hiệu quả như xe tăng, vừa khai hỏa trong khi di chuyển, nhưng khả năng triển khai/thu hồi nhanh chóng (chỉ mất khoảng 1 phút, còn PzH 2000 là 15 giây) cho phép nó di chuyển tới vị trí bắn khác, khiến kẻ thù khó phát hiện và theo dõi để phản pháo hay dùng không quân tiêu diệt.
Mặc dù vậy, chìa khóa chính làm nên sự thành công của pháo tự hành K9 Thunder chính là ở hệ thống điều khiển bắn kĩ thuật số “Thời gian đến mục tiêu”.
Hệ thống này sẽ điều khiển hoạt động của pháo chính, máy tính tính toán sao cho pháo thủ có thể bắn chính xác 3 quả đạn pháo 155mm vào một khu vực trong vòng 15 giây, nghĩa là máy tính trên xe sẽ tính toán đường đạn của viên thứ 2 và thứ 3 dựa trên viên thứ nhất và tự động chỉnh bắn hai viên pháo này sao cho cả 3 viên chạm mục tiêu “cùng lúc”, giúp tăng cường xác suất tiêu diệt mục tiêu.
Khả năng cơ động kết hợp hỏa lực mạnh biến K9 thành một thứ vũ khí lợi hại.
Khả năng cơ động kết hợp hỏa lực mạnh biến K9 thành một thứ vũ khí lợi hại.
Về thiết kế bên ngoài thì K9 có hơi hướng giống với pháo tự hành M109 Paladin của Mỹ. Góc nâng của pháo 155mm từ -2,5° đến +70° với tháp pháo xoay 360°. Trên nóc và bên hông tháp pháo có các cửa mở, tạo điều kiện cho kíp lái ra vào hay vận chuyển đạn pháo. Ănten thông tin lắp ở 2 góc đuôi, còn cuốc xẻng lẫn dụng cụ sửa chữa được lắp bên hông tháp pháo, vừa tăng bảo vệ cho giáp vừa là công cụ cho kíp xe đào công sự ngụy trang khi K9 phải dừng tại nơi nào đó. Điểm dày nhất trên giáp xe là 19mm, còn hệ thống bảo vệ NBC lẫn thiết bị nhìn đêm là trang bị tiêu chuẩn của K9 Thunder.
Về hỏa lực, pháo chính là loại pháo 155mm L52, nòng pháo có loa giảm giật giúp giảm ảnh hưởng khi bắn loại đạn pháo tăng tầm, đi kèm bộ khóa/giá đỡ nòng pháo khi xe di chuyển hay dừng nghỉ. Các kĩ sư Hàn Quốc còn phát triển một loại đạn pháo mã danh “K307” làm loại đạn pháo tiêu chuẩn cho K9 và qui trình nạp đạn pháo hoàn toàn là tự động hóa, pháo thủ chỉ việc bỏ liều phóng vào là xong. Vũ khí phụ của K9 là một khẩu đại liên cỡ nòng 12,7mm Daewoo K9 điều khiển bởi trưởng xe với cơ số đạn 500 viên.
Pháo tự hành K9 với nòng pháo 155mm đầy uy lực
 Pháo tự hành K9 với nòng pháo 155mm đầy uy lực
Bên cạnh 48 quả đạn pháo 155mm dự trữ trong xe (so với 60 quả 155mm mà PzH 2000 mang được), K9 còn đượcbổ sung đạn dược từ xe nạp đạn tự hành K10.
Hàn Quốc phát triển K10 dựa trên K9 với sự đồng nhất về khung thân và bánh xích, điều này vừa có ưu điểm về mặt hậu cần trên chiến trường lẫn tính kinh tế khi phát triển. Hơn nữa cơ chế “cầu” chuyển tải đạn pháo độc đáo trên K10 giúp kíp lái không phải ra ngoài mà vẫn chuyển đạn pháo qua cho K9 được dưới sự bảo vệ của vỏ giáp, điều rất hữu dụng nếu trên chiến trường tràn ngập mảnh văng hay đạn nhỏ từ hỏa lực đối phương.
Xe cung cấp đạn pháo K10
 Xe cung cấp đạn pháo K10
Pháo tự hành K9 và xe tiếp đạn tự hành K10.
Pháo tự hành K9 và xe tiếp đạn tự hành K10.
Về khả năng cơ động, K9 sử dụng động cơ diesel 8 xylanh MT881 Ka-500 công suất 1.000 mã lực giống như PzH 2000, giúp nó đạt tốc độ 67km/h trên đường nhựa và tầm cơ động khoảng 480km.
Động cơ đặt phía trước ngay bên phải lái xe còn hệ thống truyền động do công ty S&T Dynamic phát triển, hệ thống giảm xóc của K9 được đánh giá cao vì nó phải đáp ứng được khả năng di chuyển tốt trên địa hình bán đảo Triều Tiên, vốn rất gồ ghề. K9 còn có thể lội nước sâu 1,5m (hơn 0,4m so với 1,1m của PzH 2000)
Hiện nay, ngoài Quân đội Hàn Quốc sử dụng K9, Thổ Nhĩ Kì cũng mua dây chuyền sản xuất K9 với tên gọi nội địa là T-155 “Firtina” (cơn bão), tiếp theo là Ai Cập đã có bản ghi nhớ về khả năng là khách hàng tiếp theo của K9, mặc dù họ đã có trong tay loại M019 Paladin của Mỹ. Australia và một số nước châu Á cũng đang cân nhắc K9 trong việc hiện đại hóa lực lượng pháo binh.
Phiên bản K9 trong Quân đội Thổ Nhĩ Kì có tên gọi Tirfana.
Phiên bản K9 trong Quân đội Thổ Nhĩ Kì có tên gọi Tirfana.
Thông số kĩ thuật
Quốc gia chế tạo: Hàn Quốc
Nhà sản xuất: Samsung Techwin
Năm đi vào biên chế: 1999
Số lượng: 532 chiếc
Kíp lái: 5
Dài x Rộng x Cao(m) : 12 x 3,4 x 2,73(m)
Nặng: 51,7 tấn
Động cơ: MT881 Ka-500, công suất 1000 mã lực
Tốc độ tối đa: 67km/h
Tầm hoạt động: 480km
Hỏa lực: 1 pháo 155mm với 48 viên đạn
              1 đại liên 12,7mm với 500 viên đạn

Sức mạnh “đại bác trên bánh xích” của pháo binh VN

Pháo tự hành là một loại pháo được đặt trên xe bánh xích hoặc bánh lốp, đem lại sự cơ động cao trên chiến trường. Pháo tự hành thường được dùng để làm hỏa lực hỗ trợ tầm xa trên chiến trường. Trong ảnh là xe pháo tự hành Su-100, đây là loại có trong trang bị của Binh chủng Pháo binh Việt Nam (ảnh minh họa nước ngoài).
Pháo tự hành là một loại pháo được đặt trên xe bánh xích hoặc bánh lốp, đem lại sự cơ động cao trên chiến trường. Pháo tự hành thường được dùng để làm hỏa lực hỗ trợ tầm xa trên chiến trường. Trong ảnh là xe pháo tự hành Su-100, đây là loại có trong trang bị của Binh chủng Pháo binh Việt Nam (ảnh minh họa nước ngoài). 

Ngay trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ pháo tự hành diệt tăng SU-100. Loại pháo này dùng khung gầm cơ sở xe tăng T-34-85, trang bị pháo chính 100mm D-10S có khả năng xuyên giáp đứng dày 125mm ở tầm 2.000m và giáp ngiêng dày 85mm ở cự ly 1.500m. Nguồn: Otvaga2004
Ngay trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ pháo tự hành diệt tăng SU-100. Loại pháo này dùng khung gầm cơ sở xe tăng T-34-85, trang bị pháo chính 100mm D-10S có khả năng xuyên giáp đứng dày 125mm ở tầm 2.000m và giáp ngiêng dày 85mm ở cự ly 1.500m. Nguồn: Otvaga2004

Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn 215) pháo tự hành Su-100 lên đường vào Nam chiến đấu bổ sung cho Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1), năm 1966. Nguồn: tư liệu Bảo tàng Tăng – Thiết giáp
Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn 215) pháo tự hành Su-100 lên đường vào Nam chiến đấu bổ sung cho Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1), năm 1966. Nguồn: tư liệu Bảo tàng Tăng – Thiết giáp

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam còn thu được một số xe pháo tự hành hạng nặng M107 175mm. Loại pháo này được trang bị một nòng pháo M113 cỡ 175mm có tầm bắn 34km. Trong ảnh là xe pháo M107 tại căn cứ Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam còn thu được một số xe pháo tự hành hạng nặng M107 175mm. Loại pháo này được trang bị một nòng pháo M113 cỡ 175mm có tầm bắn 34km. Trong ảnh là xe pháo M107 tại căn cứ Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Pháo tự hành M107 175mm tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Pháo tự hành M107 175mm tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Sau chiến tranh, Việt Nam còn nhận thêm viện trợ từ Liên Xô một số loại pháo tự hành thế hệ mới hơn. Trong ảnh là pháo tự hành 2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122) cũng có trong trang bị của pháo binh Việt Nam (ảnh minh họa nước ngoài).
Sau chiến tranh, Việt Nam còn nhận thêm viện trợ từ Liên Xô một số loại pháo tự hành thế hệ mới hơn. Trong ảnh là pháo tự hành 2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122) cũng có trong trang bị của pháo binh Việt Nam (ảnh minh họa nước ngoài). 

Pháo tự hành 2S1 Gvozdika thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép MT-LB, trang bị pháo 2A18 cỡ 122mm có tầm bắn xa 15,3km. Trong ảnh là pháo 122mm của hệ thống pháo tự hành 2S1 đang khai hỏa (ảnh minh họa nước ngoài).
Pháo tự hành 2S1 Gvozdika thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép MT-LB, trang bị pháo 2A18 cỡ 122mm có tầm bắn xa 15,3km. Trong ảnh là pháo 122mm của hệ thống pháo tự hành 2S1 đang khai hỏa (ảnh minh họa nước ngoài).

Bên cạnh pháo 2S1 Gvozdika, Việt Nam cũng nhận được pháo tự hành 2S3 Akatsiya từ Liên Xô. Trong ảnh là pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Việt Nam gọi là SU-152) tại Lữ đoàn pháo binh 45. Nguồn: Văn nghệ Quân đội
Bên cạnh pháo 2S1 Gvozdika, Việt Nam cũng nhận được pháo tự hành 2S3 Akatsiya từ Liên Xô. Trong ảnh là pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Việt Nam gọi là SU-152) tại Lữ đoàn pháo binh 45. Nguồn: Văn nghệ Quân đội 

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích Object 123, trang bị pháo cỡ nòng 152mm D-22 đạt tầm bắn 18,5km. Trong ảnh là đội hình xe tập hợp chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa trong cuộc diễn tập tại Lữ đoàn 45. Nguồn: Văn nghệ Quân đội
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích Object 123, trang bị pháo cỡ nòng 152mm D-22 đạt tầm bắn 18,5km. Trong ảnh là đội hình xe tập hợp chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa trong cuộc diễn tập tại Lữ đoàn 45. Nguồn: Văn nghệ Quân đội

Thành viên kíp xe pháo lấy phần tử bắn trên giỏ ngắm của pháo tự hành Su-152. Nguồn: Văn nghệ Quân đội
Thành viên kíp xe pháo lấy phần tử bắn trên giỏ ngắm của pháo tự hành Su-152. Nguồn: Văn nghệ Quân đội


8 pháo tự hành “khủng” nhất Đông Nam Á

Pháo tự hành M107 được Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ từ quân đội Sài Gòn sau 1975. Đây là loại pháo do Mỹ sản xuất, thiết kế với một nòng pháo cỡ 175mm có thể đạt tầm bắn xa tới 34km với đạn thông thường. Xét về cỡ nòng thì M107 được coi là pháo tự hành cỡ nòng lớn nhất Đông Nam Á. Ngày nay, M107 phục vụ hạn chế trong lực lượng pháo binh Việt Nam.
Pháo tự hành M107  được Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ từ quân đội Sài Gòn sau 1975. Đây là loại pháo do Mỹ sản xuất, thiết kế với một nòng pháo cỡ 175mm có thể đạt tầm bắn xa tới 34km với đạn thông thường. Xét về cỡ nòng thì M107 được coi là pháo tự hành cỡ nòng lớn nhất Đông Nam Á. Ngày nay, M107 phục vụ hạn chế trong lực lượng pháo binh Việt Nam.

Ngoài M107, lực lượng pháo binh Việt Nam còn có sự phục vụ của số lượng pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Việt Nam gọi là SU-152) được Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Trong ảnh là đội hình xe tập hợp chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa trong cuộc diễn tập tại Lữ đoàn Pháo binh 45.
Ngoài M107, lực lượng pháo binh Việt Nam còn có sự phục vụ của số lượng pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Việt Nam gọi là SU-152) được Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Trong ảnh là đội hình xe tập hợp chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa trong cuộc diễn tập tại Lữ đoàn Pháo binh 45.

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích Object 123, trang bị pháo cỡ nòng 152mm D-22 đạt tầm bắn 18,5km.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích Object 123, trang bị pháo cỡ nòng 152mm D-22 đạt tầm bắn 18,5km.

Cùng với 2S3 Akatsiya, Việt Nam cũng nhận được từ Liên Xô pháo tự hành 2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122). Ảnh minh họa
Cùng với 2S3 Akatsiya, Việt Nam cũng nhận được từ Liên Xô pháo tự hành 2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122). Ảnh minh họa

Gvozdika thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép MT-LB, trang bị pháo 2A18 cỡ 122mm có tầm bắn xa 15,3km. Ảnh minh họa
Gvozdika thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép MT-LB, trang bị pháo 2A18 cỡ 122mm có tầm bắn xa 15,3km. Ảnh minh họa

Pháo tự hành M109A5 (Mỹ sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (20 khẩu). Ảnh minh họa
Pháo tự hành M109A5 (Mỹ sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (20 khẩu). Ảnh minh họa

Pháo tự hành M109A5 trang bị pháo cỡ 155mm M284 bắn xa 23,5km. Ảnh minh họa
Pháo tự hành M109A5 trang bị pháo cỡ 155mm M284 bắn xa 23,5km. Ảnh minh họa

Pháo tự hành CAESAR (Pháp sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (6 khẩu) và Quân đội Indonesia (37 khẩu). Ảnh minh họa
Pháo tự hành CAESAR (Pháp sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (6 khẩu) và Quân đội Indonesia (37 khẩu). Ảnh minh họa

CAESAR thiết kế đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Renault Sherpa 10, trang bị pháo cỡ 155mm có thể đạt tầm bắn xa 42km với đạn tăng tầm (đạn pháo được lắp động cơ đẩy phụ). Ảnh minh họa
CAESAR thiết kế đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Renault Sherpa 10, trang bị pháo cỡ 155mm có thể đạt tầm bắn xa 42km với đạn tăng tầm (đạn pháo được lắp động cơ đẩy phụ). Ảnh minh họa

Pháo tự hành SH-1 do Trung Quốc sản xuất, được trang bị chủ yếu trong Quân đội Myanmar. Trong ảnh là đội hình pháo SH-1 tại cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar năm 2013.
Pháo tự hành SH-1 do Trung Quốc sản xuất, được trang bị chủ yếu trong Quân đội Myanmar. Trong ảnh là đội hình pháo SH-1 tại cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar năm 2013.

Pháo tự hành SH-1 thiết kế dùng khung gầm xe vận tải bánh lốp. SH-1 trang bị pháo cỡ nòng 155mm có khả năng bắn loại đạn tăng tầm đạt cự ly xa tới 53km. Ảnh minh họa
Pháo tự hành SH-1 thiết kế dùng khung gầm xe vận tải bánh lốp. SH-1 trang bị pháo cỡ nòng 155mm có khả năng bắn loại đạn tăng tầm đạt cự ly xa tới 53km. Ảnh minh họa

Ngoài SH-1, pháo binh Myanmar còn trang bị 30 pháo tự hành NORA B-52 do Serbian chế tạo. NORA B-52 trang bị pháo cỡ 155mm đạt tầm bắn 20km với đạn thường hoặc 41km với đạn tăng tầm.
Ngoài SH-1, pháo binh Myanmar còn trang bị 30 pháo tự hành NORA B-52 do Serbian chế tạo. NORA B-52 trang bị pháo cỡ 155mm đạt tầm bắn 20km với đạn thường hoặc 41km với đạn tăng tầm.

Pháo tự hành SSPH-1 Primus do Singapore chế tạo dựa trên công nghệ pháo M109 của Mỹ. Primus trang bị pháo cỡ nòng 155mm đạt tầm bắn 19km với đạn thường hoặc 30km với đạn tăng tầm.
Pháo tự hành SSPH-1 Primus do Singapore chế tạo dựa trên công nghệ pháo M109 của Mỹ. Primus trang bị pháo cỡ nòng 155mm đạt tầm bắn 19km với đạn thường hoặc 30km với đạn tăng tầm.

Tin mới