Samsung lên tiếng về cáo buộc bắt công nhân Việt lao động hà khắc

Với cáo buộc về áp dụng điều kiện lao động hà khắc với công nhân, thậm chí với người mang thai, Samsung Việt Nam phủ nhận và khẳng định luôn chấp hành đúng pháp luật.

Samsung lên tiếng về cáo buộc bắt công nhân Việt lao động hà khắc
Một tổ chức chức phi chính phủ của Thụy Điển có tên gọi IPEN cùng với Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) vừa công bố nghiên cứu về việc sử dụng lao động của Samsung Việt Nam.
Samsung bị cáo buộc bắt công nhân lao động hà khắc
Báo cáo được xây dựng dựa trên việc phỏng vấn 45 nhân viên Samsung Electronics Việt Nam. Theo báo cáo, nhiều nhân viên của Samsung không được nhận hợp đồng lao động, làm việc trong điều kiện tiếng ồn ở khu sản xuất cao hơn nhiều so với mức cho phép của Việt Nam.
Tất cả nhân viên được phỏng vấn đều cảm thấy mỏi mệt trầm trọng và chóng mặt, việc sẩy thai ở người lao động diễn ra thường xuyên... Công nhân của Samsung phải đứng làm việc trong suốt 8-12 tiếng trong ngày, lặp đi lặp lại việc làm việc theo ca ngày đêm.
Samsung len tieng ve cao buoc bat cong nhan Viet lao dong ha khac

Một nhà máy của Samsung tại Việt Nam. Ảnh: Samsung.

Báo cáo cho biết ngay nhân viên mang thai cũng phải đứng làm việc và nhiều người lao động gặp vấn đề về thị lực, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, đau chân...

Điều kiện lao động, kiểm soát trong sinh hoạt thường ngày quá nghiêm ngặt. Nhân viên có thời gian nghỉ ngắn. Nếu muốn đi vệ sinh thì lại phải được cho phép ra vào đặc biệt.

Người lao động đang làm việc trong môi trường mở tiếp xúc với nhiều loại hóa chất đa dạng nhưng lại không nhận thức được về những rủi ro hóa chất trong công đoạn lắp ráp. Do đó, báo cáo cũng khuyến nghị cần thiết phải điều tra bổ sung về việc rò rỉ hóa chất tại nhà máy của Samsung.

Samsung khẳng định báo cáo không có căn cứ sát thực

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã có phản hồi chính thức về những vấn đề nêu ra trong báo cáo của IPEN. Hãng này cho rằng nội dung báo cáo “không hề có căn cứ sát thực”.

Samsung cho rằng lấy làm tiếc về việc IPEN cùng với CGFED tiến hành nghiên cứu điều tra mà không hề đến thăm nhà máy. Nghiên cứu cũng không xác minh lại lập trường quan điểm của công ty mà chỉ đơn phương đưa ra bản báo cáo.

Doanh nghiệp này cho biết đang tuân thủ một cách nghiêm ngặt pháp luật Việt Nam cũng như những tiêu chuẩn toàn cầu. Tất cả cán bộ nhân viên ngay khi vào công ty đều được ký hợp đồng lao động, mỗi bên giữ một bản. Do đó, Samsung khẳng định báo cáo của IPEN về không đưa hợp đồng cho người lao động là hoàn toàn sai.

Samsung len tieng ve cao buoc bat cong nhan Viet lao dong ha khac-Hinh-2

Samsung Việt Nam phủ nhận cáo buộc về điều kiện lao động hà khắc với lao động nữ. Ảnh: Samsung.

Về vấn đề nghỉ ngơi sinh hoạt của nhân viên, Samsung Việt Nam cũng phủ nhận báo cáo của IPEN, khi rằng thời gian nghỉ ngắn và khi muốn đi vệ sinh phải được cho phép ra vào đặc biệt. Đồng thời, doanh nghiệp này khẳng định các nhân viên có thể sử dụng nhà vệ sinh bất kỳ lúc nào và không phải chịu bất kỳ giới hạn gì về thời gian.
Samsung cũng cho biết có cả trung tâm cơ xương khớp phục vụ nhân viên với mục đích phòng ngừa các loại bệnh đa dạng có thể phát sinh do các thao tác lặp đi lặp lại liên tục.
Về vấn đề hóa chất, hãng cho biết áp dụng các biện pháp phù hợp để người thực hiện các công đoạn không bị phơi nhiễm với hóa chất. Nhà máy được trang bị thiết bị thoát khí cùng với việc đeo các trang thiết bị bảo hộ.
Doanh nghiệp này cũng cho biết khi nhân viên được xác nhận mang thai sẽ lập tức tiến hành đăng ký thuộc diện đối tượng bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ. Họ được bảo hộ và có dây chuyền làm việc riêng chuyên dành cho bà bầu, có ghế ngồi và bữa ăn đặc biệt (2 lần mỗi tuần).
Khi nhân viên có bầu được 7 tháng trở lên thì có cơ chế cho phép được nghỉ thai sản sớm đối với những người có nguyện vọng. Ngoài ra, bà bầu còn có thể tự do sử dụng trung tâm y tế trong công ty để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình, và được phép nghỉ ngơi bất kỳ lúc nào.
Doanh nghiệp này cũng nói rằng đang làm việc về báo cáo của IPEN, và sẽ sớm có thông tin cụ thể.
Trao đổi với Zing.vn chiều nay, ông Lưu Hồng Sơn, Phó chánh Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết Bộ chưa nhận được báo cáo chính thức của Tổ chức phi chính phủ Thụy Điển là IPEN. Hiện nay ông chỉ mới được biết qua kênh báo chí. Nếu có vấn đề xảy ra, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành thanh kiểm tra. Tuy nhiên, vẫn cần báo cáo chính thức của IPEN.

Samsung Thái Nguyên nói gì về nữ công nhân tử vong nghi nhiễm độc?

(Kiến Thức) - Nữ công nhân Samsung Thái Nguyên đang làm việc bỗng ngất xỉu và tử vong khi đi cấp cứu. Nguyên nhân cái chết đang đợi kết quả giám định pháp y.

Samsung Thái Nguyên nói gì về nữ công nhân tử vong nghi nhiễm độc?
Liên quan đến thông tin nữ công nhân Lưu Thanh T (22 tuổi, quê tại Yên Định, Thanh Hóa, hiện đang làm việc tại nhà máy Samsung Thái Nguyên) khi đang làm việc bỗng ngất xỉu và tử vong trong bệnh viện vào ngày 31/8/2016, trao đổi với PV Kiến Thức trưa 7/9, đại diện Công ty Samsung Việt Nam đã xác nhận thông tin vụ việc trên.
“Chị T là nhân viên của công ty Samsung nhưng mới làm tại Samsung được 4 tháng. Bắt đầu vào làm từ tháng 5/2016. Nhân viên này làm ở phòng Sạch của nhà máy. Do là mới làm nên đang trong quá trình đào tạo công việc. Công việc chủ yếu chỉ là phát quần áo, đồng phục của các nhân viên ở phòng Sạch. Khi vào thì đều được khám sức khỏe và hàng năm thì khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, do mới vào được 4 tháng nên chỉ khám sức khỏe đầu vào. T mới được ký hợp đồng 2 năm”, vị đại diện này thông tin.

Những lùm xùm Samsung Thái Nguyên trước vụ nữ công nhân đột tử

(Kiến Thức) - Không chỉ khiến dư luận xôn xao vì vụ một nữ công nhân đột tử vừa mới đây, nhà máy Samsung Thái Nguyên đã có nhiều sự vụ rúng động trước đó.

Những lùm xùm Samsung Thái Nguyên trước vụ nữ công nhân đột tử
Mới đây, vụ việc nữ công nhân Lưu Thanh T (22 tuổi, quê tại Yên Định, Thanh Hóa) khi đang làm việc tại nhà máy Samsung Thái Nguyên bỗng ngất xỉu và tử vong trong bệnh viện vào ngày 31/8/2016 đã khiến dư luận xôn xao. Những nghi ngại về việc nữ công nhân tử vong do nhiễm độc đã bị đại diện Samsung Việt Nam bác bỏ vì cho răng không có cơ sở. "Chị T là nhân viên của công ty Samsung nhưng mới làm tại Samsung được 4 tháng. Bắt đầu vào làm từ tháng 5/2016. Nhân viên này làm ở phòng Sạch của nhà máy. Do là mới làm nên đang trong quá trình đào tạo công việc. Công việc chủ yếu chỉ là phát quần áo, đồng phục của các nhân viên ở phòng Sạch. Không có cơ sở nói T nhiễm độc", vị đại diện này cho biết.
Mới đây, vụ việc nữ công nhân Lưu Thanh T (22 tuổi, quê tại Yên Định, Thanh Hóa) khi đang làm việc tại nhà máy Samsung Thái Nguyên bỗng ngất xỉu và tử vong trong bệnh viện vào ngày 31/8/2016 đã khiến dư luận xôn xao. Những nghi ngại về việc nữ công nhân tử vong do nhiễm độc đã bị đại diện Samsung Việt Nam bác bỏ vì cho răng không có cơ sở. "Chị T là nhân viên của công ty Samsung nhưng mới làm tại Samsung được 4 tháng. Bắt đầu vào làm từ tháng 5/2016. Nhân viên này làm ở phòng Sạch của nhà máy. Do là mới làm nên đang trong quá trình đào tạo công việc. Công việc chủ yếu chỉ là phát quần áo, đồng phục của các nhân viên ở phòng Sạch. Không có cơ sở nói T nhiễm độc", vị đại diện này cho biết.
Trước đó, Samsung Thái Nguyên đã xảy ra nhiều vụ việc khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Như vụ việc Khống chế bảo vệ, cướp tài sản mà báo CAND đưa tin, ngày 5/9/2015, công an Thái Nguyên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng về hành vi cướp tài sản tại Công ty cổ phần xây lắp EPC Việt Nam, đơn vị đang thi công xây dựng nhà máy Samsung, thuộc thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên). Trước đó, khoảng 1h ngày 26/8, các đối tượng (thuộc thị xã Phổ Yên) đã đột nhập vào công trường nhà máy Samsung, bịt mặt, dùng kiếm khống chế hai bảo vệ, lấy đi hai điện thoại di động.
 Trước đó, Samsung Thái Nguyên đã xảy ra nhiều vụ việc khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Như vụ việc Khống chế bảo vệ, cướp tài sản mà báo CAND đưa tin, ngày 5/9/2015, công an Thái Nguyên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng về hành vi cướp tài sản tại Công ty cổ phần xây lắp EPC Việt Nam, đơn vị đang thi công xây dựng nhà máy Samsung, thuộc thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên). Trước đó, khoảng 1h ngày 26/8, các đối tượng (thuộc thị xã Phổ Yên) đã đột nhập vào công trường nhà máy Samsung, bịt mặt, dùng kiếm khống chế hai bảo vệ, lấy đi hai điện thoại di động.

Xô xát ở nhà máy Samsung Bắc Ninh: Nguyên nhân là gì?

(Kiến Thức) - Vụ xô xát ở nhà máy Samsung Bắc Ninh vào chiều ngày hôm nay được cho là do "hiểu nhầm" trong quá trình kiểm tra an ninh tại cửa vào công trường. 

Xô xát ở nhà máy Samsung Bắc Ninh: Nguyên nhân là gì?
Vào chiều ngày hôm nay (28/2), trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh vụ xô xát ở nhà máy Samsung Bắc Ninh giữa tổ bảo vệ công trường thi công mở rộng nhà máy Samsung Display với hàng trăm công nhân.
Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy, hàng trăm công nhân tụ tập tại cổng ra vào công trường. Đám đông hành hung một người đàn ông sau đó được xác định là nhân viên bảo vệ.

Tin mới