Săn cá trầm độc nhất miền Tây Bắc

(Kiến Thức) - Theo lời của người dân địa phương thì có hai loại cá trầm quý là cá trầm hương và cá trầm xanh, tuy nhiên cá trầm hương ăn ngon hơn cá trầm xanh một chút vì chúng thường ăn rễ, lá mục của loài cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng.

Săn cá trầm độc nhất miền Tây Bắc
Cá trầm hương và trầm xanh chỉ có ở vùng núi Tây Bắc tưởng chừng đã biến mất từ lâu, nhưng nay chúng xuất hiện trở lại trước sự phấn khích của người dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nhiều người từ già đến trẻ đã tranh thủ thời gian đi bắt cá con bán cho thương lái với giá cao.
Rửa bát vẫn không mất mùi thơm
Cách đây khoảng 30 năm, cá trầm hương và trầm xanh được bán nhiều ở các chợ quanh huyện Trùng Khánh. Thế nhưng hơn chục năm nay, loài cá này hiếm dần trước sự ngẩn ngơ tiếc nuối của nhiều người đã trót nặng lòng với dòng sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng xanh biếc, với Thác Bản Giốc hàng đàn cá trầm.
Khi kể về cá trầm, một người bạn của chúng tôi ở Hội Nhà văn tỉnh Cao Bằng không giấu nổi xúc động bảo: "Mỗi khi nhắc đến cá trầm, lòng lại thấy cồn cào nhớ những lần rong thuyền trên dòng Quây Sơn tìm nơi có những cây trầm hương nghiêng mình vươn ra dòng nước rồi chọn chỗ đẹp vung cần đợi cá trầm cắn câu. Mùi thơm của loài cá này cũng khiến người ta nhớ mãi đến già, thơm tới mức mà rửa bát rồi mà mùi vẫn còn đọng lại cả tuần...".
Đi dọc theo dòng sông Quây Sơn chúng tôi tình cờ gặp ông La Văn Bổng - một ngư ông đã hơn 30 năm duyên nợ với dòng sông. Thậm chí khi lượng tôm cá trên sông ít đi, ông mở một cái lều nhỏ bên Thác Bản Giốc cho khách du lịch thuê chỗ ngồi kiếm miếng ăn qua ngày, nhưng trong lều vẫn treo nào chài lưới, nào cần câu để mỗi lúc buồn lại quăng chài thả lưới cho đỡ nhớ cái thời thỏa sức bắt cá trầm hương.
Cận cảnh một con cá trầm xanh bé bằng nửa móng tay.
Cận cảnh một con cá trầm xanh bé bằng nửa móng tay. 
Ông Bổng trầm tư kể: "Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy sang Việt Nam qua địa phận huyện Trùng Khánh. Nghe đâu cách đây hơn chục năm, bên Trung Quốc người ta chặn dòng sông xây đập thủy điện nên cá trầm hương không thể di chuyển lên - xuống được nữa. Hiện giờ cá trầm hương rất hiếm, thậm chí cả năm trời mới câu được 1 - 2 con, có lẽ đó là những con còn sót lại cuối cùng. Trước đây, tôi đã từng câu được con cá trầm nặng đến 6kg, thế nhưng giờ nếu có câu được thì cũng chỉ được con vài lạng".
Ngoài cá trầm hương thì loại cá trầm xanh cũng được dân bản địa săn bắt rất nhiều. Cách đây vài năm, ít người bắt được cá trầm xanh, nếu có thì phải dùng mìn đánh vào những chỗ nước sâu... Việc này đã làm tổn hại đến môi trường sống của cá trầm và chính quyền đã ra tay ngăn cấm. Mặt khác lượng cá trầm ít đi khiến dân chài lưới chán nản không muốn liều mình bên dòng nước sâu hun hút cùng những quả mìn chết chóc.
Chỉ cần một chiếc vợt nhỏ và chai, lọ hoặc xô đựng những đứa trẻ con cũng có thể bắt được hàng trăm con cá trầm mỗi ngày.
Chỉ cần một chiếc vợt nhỏ và chai, lọ hoặc xô đựng những đứa trẻ con cũng có thể bắt được hàng trăm con cá trầm mỗi ngày. 
Cá trầm tái xuất
Khi những người nặng tình với cá trầm, với đôi dòng sông nghiêng ngả nơi non cao cùng ải bắt đầu tuyệt vọng vì cá trầm biến mất thì cũng là lúc họ vui sướng, giật mình vì loài cá này tái xuất hiện một cách kỳ lạ.
Chị Lương Thị Toan ở xã Thân Giáp dẫn chúng tôi băng qua cánh đồng ra sông Bắc Vọng vợt cá trầm mà như không tin vào mắt mình rằng sẽ có một ngày loài cá này tái xuất hiện.
Theo chị Toan, chỉ cần cầm chiếc vợt đan bằng màn tuyn cùng một chiếc xô nhỏ lượn lờ ra bờ sông là có thể bắt được cả trăm con cá trầm xanh nhỏ trôi theo dòng nước. Công việc này không hề vất vả, lũ trẻ con cũng có thể bắt được. Để chứng minh cho lời nói của mình, chị Toan nhảy phắt qua ghềnh đá nằm chơ vơ giữa sông ngồi đợi gần 30 phút rồi nhanh tay vợt được một mẻ 3 con cá trầm bé bằng nửa móng tay. 
Chị Toan cho biết: "Hiện tại đang là mùa sinh sản của cá trầm, thế nhưng chưa ai bắt được cá trầm mẹ, muốn bắt chúng chỉ có cách đánh mìn vì loại cá này sống ở vùng nước sâu, những thợ săn có nhiều kinh nghiệm cũng khó lòng câu được cá to".
Theo ông Lương Văn Nghiêm - thương lái thu mua cá trầm duy nhất ở huyện Trùng Khánh, cá trầm xanh mới chỉ tái xuất hiện hai năm trở lại đây chứ trước thì rất khó tìm, điều này chứng tỏ môi trường sinh sống của cá đang được phục hồi do việc chính quyền nghiêm cấm đánh cá bằng thuốc nổ...
Ông Nghiêm là thương lái duy nhất ở huyện Trùng Khánh thu mua cá trầm.
Ông Nghiêm là thương lái duy nhất ở huyện Trùng Khánh thu mua cá trầm. 
Có thể kiếm được cả triệu đồng/giờ 
Ông Nghiêm dẫn chúng tôi đến khu bể nuôi cá trầm bột rồi háo hức kể về công việc buôn bán cá trầm. Theo đó, cá trầm bột bé như đầu tăm có thể được thu mua với giá 1.000đ/con, thậm chí thời điểm sốt giá như cuối năm 2012 đầu 2013 giá cá trầm bột lên đến 1.500 - 1.700đ/con.
Với mức giá thu mua rất cao, cộng với lượng cá trầm xanh xuất hiện nhiều khiến người dân có thể kiếm được cả triệu đồng chỉ sau một, hai giờ lượn lờ sông nước.
Anh Lương Văn Hướng, một thanh niên chuyên bắt cá trầm xanh ở xã Thân Giáp khoe: Hồi tháng 5 vừa rồi anh đã bắt được một ổ cá trầm bột với trên 1 ngàn con chỉ sau hơn 30 phút và thu về 1,2 triệu đồng. Tính trung bình mỗi ngày có thể bắt được vài trăm con. Dấu hiệu nhận biết của cá trầm đó là phần vây lưng có một đốm đen, đốm này không thể lẫn với các loài cá khác.
Theo tiết lộ của ông Nghiêm, cá trầm được thu mua để bán cho thương lái Trung Quốc, họ sẽ nuôi cá trong các lồng trên sông và cho chúng ăn bột công nghiệp, cá trầm lớn sẽ bán lại cho các nhà hàng đặc sản trong nội địa Trung Quốc và thậm chí là bán ngược lại cho người Việt Nam.
"Cá trầm rất hiếm và được thu mua với giá rất cao, người dân bắt được cá to thì gọi điện cho các nhà hàng đến mua luôn. Tôi ở gần sông Quây Sơn nhưng còn chưa biết mùi vị của loại cá trầm hương thế nào, cá trầm xanh thì số lượng còn nhiều hơn cá trầm hương. Để bảo vệ loài cá quý hiếm này, chúng tôi đã triệt để thực hiện việc cấm đánh bắt cá bằng xung điện và thuốc nổ nên có lẽ môi trường sinh sống của cá dần được phục hồi".
Ông Mã Bế Dương (nguyên Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Trùng Khánh) 

Bắt được cá hiếm nặng nửa tạ ở Cao Bằng

Bắt được cá hiếm nặng nửa tạ ở Cao Bằng
Một cá thế cá quý hiếm vừa bị bắt trên sông Gâm, đây là loài cá nằm trong sách đỏ và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Khoảng 11h sáng ngày 9/11, trên tài khoản Facebook của một bạn có tên là Ly Gia Ken quê ở Cao Bằng xuất hiện hình ảnh một chú cá chiên khoảng 50-60kg, tấm ảnh có tiêu đề là "quái vật sông Gâm".

Tấm ảnh được tải lên bằng điện thoại và có vẻ như đây là một tấm ảnh được "tường thuật trực tiếp", mặc dù thông tin về thời gian chụp, định vị GPS không thể hiện trong ảnh.
Đây là loại cá có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ
Đây là loại cá có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ

Theo thông tin, đây là cá thể cá vừa được bắt ở sông Gâm (Cao Bằng), nhánh của sông này chảy qua vùng Bảo Lạc, Bảo Lâm của Cao Bằng. Đặc biệt, khu vực nước Vằng Biu, Hắt Táng (Bảo Lạc) ở thượng nguồn sông gâm gần đây xuất hiện nhiều người chuyên đánh bắt loại cá này.

Cá chiên có tên khoa học là Bagarius, thuộc cấp độ V - nhóm nguy cơ có thể bị tuyệt chủng, tuy nhiên loại cá này vẫn đang bị nhiều ngư dân truy bắt bởi có giá rất đắt, với giá mua tại chỗ không dưới 400.000 đồng/kg và khi chuyển về những nơi tại Hà Nội thì giá đắt gấp nhiều lần.
Chú cá chiên to như bình ga vừa bị bắt
Chú cá chiên to như bình ga vừa bị bắt

Hiện tại, người dân cho biết những cá thể cá chiên nặng từ 3 - 5kg may mắn vẫn có thể bắt được, nhưng to và nặng như cá thể cá chiên trong ảnh là rất hiếm.

Đây là một trong 4 giống cá nước ngọt quý hiếm được coi là "Tứ quý hà thuỷ" gồm cá anh vũ, cá chiên, cá lăng và cá bống sinh sống trên dòng sông Gâm.

Theo VTC
[links()]

Mại dâm “núp” người mù: Điều trông thấy... đau đớn lòng! (3)

(Kiến Thức) - Có khách đến tẩm quất người mù đã giở trò sàm sỡ, ăn nói vô văn hóa; không làm thì ế khách, để khách sàm sỡ thì không được...

Mại dâm “núp” người mù: Điều trông thấy... đau đớn lòng! (3)
Người khiếm thị đã kém may mắn do số phận lấy đi ánh sáng từ đôi mắt, buộc mò mẫm trong bóng đêm để sống có ích cho xã hội, không trở thành gánh nặng cho gia đình. Tuy nhiên, những quán tẩm quất trá hình đang vô hình “bôi nhọ” danh dự của họ. 
Khốn khó… lại thêm cùng quẫn

Cận cảnh hiện trường vụ cháy lớn ở Từ Liêm

(Kiến Thức) - Sáng nay (24/7), xưởng sơn của Công ty CP Sơn Sansy Pec Việt Nam (Từ Liêm, Hà Nội) bị cháy lớn khiến hầu hết tài sản trong này bị thiêu rụi.

Cận cảnh hiện trường vụ cháy lớn ở Từ Liêm
Sự việc xảy ra khoảng 9h ngày 24/7, tại xưởng sơn của Công ty CP Sơn Sansy Pec Việt Nam địa chỉ số 238, đường Phúc Diễn, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
 Sự việc xảy ra khoảng 9h ngày 24/7, tại xưởng sơn của Công ty CP Sơn Sansy Pec Việt Nam địa chỉ số 238, đường Phúc Diễn, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Do bên trong xưởng chứa nhiều vật liệu dễ bắt lửa, nên đám cháy đã lan rộng, thiêu rụi nhiều tài sản trong công ty này và ảnh hưởng đến các hộ dân liền kề.
Do bên trong xưởng chứa nhiều vật liệu dễ bắt lửa, nên đám cháy đã lan rộng, thiêu rụi nhiều tài sản trong công ty này và ảnh hưởng đến các hộ dân liền kề. 

Tin mới