"Săn" nhà cũ nát: Nghề tạo thu nhập "khủng" nhưng lắm rủi ro

Nhiều nhà đầu tư sau thời gian dài gắn bó với nghề buôn nhà nát trong trung tâm thành phố đã dần chuyển hướng sang ven đô, ngoại thành với nguồn cung vẫn còn lớn.

"Săn" nhà cũ nát: Nghề tạo thu nhập "khủng" nhưng lắm rủi ro

Săn nhà nát "thành công", sau mỗi thương vụ kiếm tiền trăm triệu 

"Săn" nhà cũ nát: Nghề tạo thu nhập "khủng" nhưng lắm rủi ro ảnh 1

Đầu tư nhà nát từng đạt đỉnh vào những 2010 - 2012. Ảnh minh họa.

Buôn nhà cũ hay còn gọi là "săn nhà nát" vốn là mua lại những căn nhà xập xệ, cấp 4 với giá rẻ sau đó người mua sẽ sửa sang lại hoặc xây mới rồi bán lại cho người có nhu cầu mua nhà.

Theo anh M.H (sn 1973), một người đầu tư nổi tiếng trong việc đi buôn nhà cũ, nát thì nghề này bắt đầu thịnh hành từ cuối năm 2000, sau đó phát triển và đạt đỉnh vào những 2010 - 2012. Tới 2015 nghề này bắt đầu thoái trào do người dân có nhu cầu mua nhà chung cư nhiều hơn nhà liền thổ, và do thiếu nguồn cung trong nội đô.

"Đầu tư mua nhà cũ, nát đem lại nguồn lợi nhuận cao cho người mua. Theo đó, tỷ lệ có thể đạt tới 20% - 30% chỉ sau vài tháng. Cách đây 2 năm, tôi đầu tư mua một căn nhà cấp 4 có diện tích nhỏ chỉ 30 mét vuông tại Cầu Giấy với giá 1,2 tỷ đồng.

Sau đó, ngôi nhà được tôi xây mới hoàn toàn, chi phí cho công đoạn sửa sang và cải tạo này là 400 triệu đồng. Như vậy, tổng số vốn ban đầu là 1,6 tỷ đồng. Chỉ sau đúng 3 tháng, ngôi nhà được tôi sang tên cho người khác với giá 1,9 tỷ đồng, lời 300 triệu đồng", anh M.H chia sẻ.

Theo anh "thương vụ" thắng đậm nhất là lãi khoảng gần 1 tỷ chỉ sau 1 năm. "Lần đó, tôi mua căn nhà bên Gia Lâm, Hà Nội. Sau khi sửa sang xong, khu vực đó "sốt đất" do nhiều dự án đầu tư, xây dựng. Nhờ thế căn nhà cũng thu lời gấp nhiều lần so với thông thường", anh M.H nói.

Trường hợp khác, anh K.T một nhân viên môi giới bất động sản tại Hà Nội chia sẻ, do nhu cầu thị trường nên bên cạnh mua đi - bán lại, hiện nay nhiều người còn tìm mua những ngôi nhà cũ giá rẻ rồi bỏ tiền cải tạo lại và cho thuê. Mô hình này xuất hiện nhiều ở các tuyến phố mới được mở rộng, có thể cho thuê mặt bằng kinh doanh được, đơn cử như: đường Trường Chinh, Minh Khai, Đại La, Nguyễn Văn Huyên,...

“Việc cải tạo nhà cũ, nát rồi cho thuê lại đòi hỏi người mua phải có vốn lớn. Tuy thu hồi vốn chậm hơn song mô hình này lại có tính bền vững. Ví dụ, một căn nhà cấp 4 tại đường Trường Chinh được tôi mua với giá 1,3 tỷ đồng, tốn thêm 400 triệu đồng chi phí xây mới. Sau khi hoàn thành, tôi cho thuê 20 triệu đồng/tháng. Nhưng cho dù đầu tư nhà cũ theo hình thức nào thì ít nhất cũng mang lại tối thiểu là 15% tiền lãi. Còn nếu gặp may tối đa có thể đạt tới 40% - 50%, nhưng tương đối hiếm”, anh K.T nói.

Nhưng cũng lắm rủi ro

"Săn" nhà cũ nát: Nghề tạo thu nhập "khủng" nhưng lắm rủi ro ảnh 2

Buôn nhà nát cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà không phải ai cũng biết. Ảnh minh họa.

Mặc dù đem lại lợi nhuận “khủng”, thế nhưng nghề đi buôn đi nhà cũ, nát cũng có nhiều rủi ro đi kèm mà người ngoài không biết. Trong đó, rủi ro lớn nhất là ngôi nhà vướng phải tranh chấp, nhà lấn chiếm hoặc nhà nằm trong diện quy hoạch.

Bởi lẽ, theo nguyên tắc định giá bất động sản thì nhà mới xây sau 1 năm sẽ mất 20% giá trị thị trường. Từ năm 2 trở đi, mỗi năm sẽ mất thêm khoảng 3%.

Vì vậy, để tránh thua lỗ khi rót vốn khi đi buôn nhà cũ, nát, người đầu tư phải am hiểu về xây dựng để tính toán, dự trù kinh phí ít nhất, trong đó nên tuân thủ quy tắc không nên sửa chữa quá nhiều, chi phí hoàn thiện không được vượt quá 40% so với giá thành ban đầu. Nếu vượt quá con số này, giá nhà sẽ bị đội giá lên cao và khó bán.

Bên cạnh đó, nên đầu tư vào các căn nhà có diện tích nhỏ, phù hợp với nguồn vốn của bản thân, cũng như vừa túi tiền của khách hàng có ý định mua nhà

Yếu tố quan trọng nhất là kiểm tra nhà cũ, nát có đầy đủ tính pháp lý và sổ đỏ hay không. Tuyệt đối tránh những ngôi nhà đang trong diện tranh chấp dân sự, nhà lấn chiếm hoặc không có sổ đỏ.

Không phải căn nhà nát nào sau khi sửa lại cũng bán được giá tốt, bởi nó còn phụ thuộc vào vị trí của ngôi nhà. Với một số trường hợp có vị trí không đẹp, như nằm sâu trong ngõ, xa đường, xa chợ, xa trường học thì nhiều người còn phải chấp nhận hạ giá bán để nhanh chóng thu hồi vốn và mua lại nhà khác.

Trước khi rót vốn, luôn phải đặt bản thân vào vị trí người mua nhà, vị trí có thuận tiện không, giá thành có vượt tầm với hay không,... như vậy sản phẩm mới được đẩy đi nhanh, thu về lợi nhuận tốt.

Casino cho người Việt, lợi thuộc về ai?

Casino cho người Việt, không chỉ đại gia, triệu phú, mại dâm hưởng lợi mà còn là nguồn thu nhập của người dân quanh Casino Đồ Sơn.

Casino cho người Việt, lợi thuộc về ai?
Có mặt tại Đồ Sơn (Hải Phòng) vào đúng ngày nghỉ lễ, một không khí đông vui, tấp nập bao trùm. Hàng nghìn người từ mọi nơi đổ về để nghỉ ngơi, thư giãn và thậm chí là cả đánh bài.
Ông Nguyễn Văn T. - một người trông coi khu Di tích Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nằm ngay sát Casino Đồ Sơn - sòng bài hợp pháp đầu tiên tại Việt Nam cho biết: "Ngày lễ nên người vào chơi casino cũng nhiều hơn hẳn, từ sáng sớm, nhân viên làm việc trong casino này cũng bận rộn gấp 2 -3 lần so với ngày thường".
Ông Nguyễn Văn T., một người trông coi khu Di tích Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nằm ngay sát Casino Đồ Sơn.
 Ông Nguyễn Văn T., một người trông coi khu Di tích Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nằm ngay sát Casino Đồ Sơn. 
Gắn bó với khu di tích từ 5 - 7 năm nay, hơn ai hết, ông T. là người biết khá nhiều về sòng bạc này. Ông kể, trước đây casino Đồ Sơn nằm trong tòa lâu đài Vạn Hoa vốn rất biệt lập, chỉ nhân viên phục vụ và khách nước ngoài đến chơi mới được ra vào. Nhưng chừng 5 năm trước, sau khi xây dựng xong khách sạn Đồ Sơn, casino cũng được chuyển xuống tầng 3 của khách sạn này, và lượng người ra vào cũng nhiều hơn trước.
"Người ta hay bảo casino là rất xấu, bao nhiêu người tan nhà, nát cửa từ đây, nhưng tôi lại không nghĩ như vậy. Người đến chơi thua hết tiền cũng có, nhưng người ta cứ đồn đại lên vậy thôi, chứ được mấy người? Mỗi ngày, ở casino này có chuyện gì mà tôi không biết, vì từ bảo vệ cho đến nhân viên chẳng có ai mà tôi không quen. Người giàu vào chơi thì chẳng nói, vì người ta có tiền, nhưng gần 500 người lao động đang gắn bó với cuộc sống của mình ở đây" - ông T. cho biết.
Địa điểm cũ của Casino Đồ Sơn giờ đã trở thành điểm tham quan của khách du lịch và nơi hành nghề của không ít người chụp ảnh dạo, trông giữ xe.
Địa điểm cũ của Casino Đồ Sơn giờ đã trở thành điểm tham quan của khách du lịch và nơi hành nghề của không ít người chụp ảnh dạo, trông giữ xe. 
Ông kể, những ngày bình thường ở Đồ Sơn rất vắng khách. Những ai đã từng đến đây vào những ngày này thì biết các hàng quán, những người đánh bắt cá "thê thảm" đến mức nào. Một năm chỉ trông đợi vào dăm ba ngày lễ, với một hai tháng hè là đỡ hơn. Cho nên mang tiếng là khu du lịch, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn vất vả, khổ cực trăm bề.
"Ở khu vực thành phố thì tôi chẳng nói, vì người ta có nhiều cách để kiếm ăn, nhưng những người đã quen sống ở đây thì để có một công việc ổn định, kiếm được một số tiền dù ít nhưng đều đều vẫn là nhất. Cái casino này mở ra, tạo việc làm cho gần 500 người, mỗi tháng vài triệu, cộng với tiền "boa" của khách cũng đủ nuôi sống cả một gia đình" - ông T. kể.
Cũng vì thế mà khi đọc báo, nghe người ta bàn chuyện xây dựng thêm casino, cho người Việt vào chơi bài, ông T. hoàn toàn ủng hộ.
Các dịch vụ ăn theo Casino bùng nổ 1 cách nhanh chóng.
 Các dịch vụ ăn theo Casino bùng nổ 1 cách nhanh chóng.
"Tôi chỉ ở gần thôi chứ không kinh doanh buôn bán gì nhờ vào casino này. Nhưng nói một cách khách quan và đơn giản thế này, dù mọi dịch vụ trong casino đều khép kín, nhưng nhờ có nó mà khách du lịch đến đây nhiều hơn. Mỗi ngày, khách đến tham quan nhiều hơn là khách đến chơi, cho nên mấy anh xe ôm, mấy anh taxi được nhờ. Rồi mấy bà hàng nước, mấy anh trông xe, bảo vệ cũng được tí chút. Mấy ông bà chụp ảnh dạo được tí ti. Chưa kể là nhiều đoàn người đến đây thăm quan, họ tổ chức dã ngoại, ăn uống ngoài trời, và những người bán rong đồ biển lại có khách. Chưa kể những người có chút tiền, dù không vào casino đánh bài nhưng họ lại nghỉ lại và khách sạn có thêm khách hàng.
Còn khi Nhà nước cho phép người Việt vào sòng bạc chơi thì chắc chắn lượng người đổ về còn nhiều hơn nữa. Mấy anh chị làm việc trong sòng bạc càng được nhiều tiền "boa", khách sạn, casino càng phải tuyển thêm nhiều nhân viên, tạo công ăn việc làm cho biết bao nhiêu người nên tôi thấy rất tốt. Tôi ở đây đã được gần 7 năm và tôi chưa thấy bị ảnh hưởng gì từ casino hay khách hàng từ casino này" - ông T. hào hứng nói.
Bàn luận về chuyện cờ bạc, mại dâm cũng từ đó có thể tăng lên nhiều, ông T. bảo: "Chuyện cờ bạc, gái gú trước giờ ở đâu chẳng có. Ngay cả mấy anh nghèo kiết xác ở đây, khi có chút tiền cũng chạy đi tìm gái bán dâm chứ nói chi đến mấy anh nhiều tiền. Còn anh ham mê cờ bạc thì khi chỉ có vài đồng trong túi, các anh ấy cũng đánh lô, đánh đề nên cứ đổ tội cho cái casino là không đúng"...
Casino mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người dân tại Đồ Sơn.
 Casino mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người dân tại Đồ Sơn.
Không riêng gì ông T., anh Phạm Thanh K. - một nhân viên bảo vệ tại casino Đồ Sơn cũng cho rằng, phải gắn bó với casino mới hiểu nó cần thiết hay không cần thiết, tích cực hay là tiêu cực.
"Nếu nói đến mặt xấu thì tôi cho rằng nó chỉ xấu đối với những người chơi không biết dừng lại, còn với quy mô khép kín như thế này, không phải ai cũng có điều kiện vào được thì đâu có ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân xung quanh đây. Mà nhờ có nó, nhiều người còn có thể kiếm ăn từ việc trông xe, chụp ảnh, bán hàng. Riêng với những nhân viên làm việc ở đây như tôi, tôi cảm thấy nó tốt vì nhờ có nó mà tôi có việc làm, nuôi sống 2 cái "tàu há mồm" đang ở nhà" - anh K. tươi cười nói.
Anh K. cũng cho rằng, nếu Việt Nam xây dựng thêm vài cái casino, nhất là xây casino gắn liền với các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí thì vô cùng tốt.
"Khi đó thì không chỉ 500 người có việc làm như ở đây mà sẽ là 1.000 - 2.000 người có việc. Khách du lịch cũng đông hơn rất nhiều và thêm nhiều người được nhờ hơn nữa. Còn khách Việt Nam được vào chơi thì chắc chắn casino này không còn lo lỗ nữa" - anh K. cho biết.
Chị Nguyễn Thị H. - một người hành nghề chụp ảnh dạo ở Đồ Sơn đã gần 10 năm nay. Trước đây, bà hay chụp ở bãi biển Đồ Sơn, nhưng vì lượng người hành nghề này quá nhiều nên bà chẳng kiếm ăn được là bao. Từ khi casino Đồ Sơn chuyển từ tòa lâu đài Vạn Hoa xuống khách sạn Đồ Sơn thì địa điểm casino cũ bỗng dưng trở thành điểm tham quan thu hút nhiều du khách.
"Có thêm một chỗ để hành nghề là quý lắm. Vì trước đây khu Đồ Sơn này cũng hẹp. Giờ có thêm vài điểm tham quan nữa, nhưng đa phần đều phải mất phí vào cửa, chỉ có mỗi chỗ này là ít phải cạnh tranh mà lượng khách cũng đều" - chị H. cho biết.
Vào những ngày thường, khách tham quan ít thì chị H. lại chạy đi buôn bán vài thứ lặt vặt, còn những ngày cuối tuần hay ngày lễ, chị lại xách máy ảnh lên lâu đài Vạn Hoa - địa điểm casino cũ. Mỗi tấm ảnh chụp có giá 30 - 40.000 đồng, trừ chi phí rửa ảnh, chị H cũng kiếm được 15 - 25.000 đồng/tấm.
"Bây giờ khó khăn hơn trước vì khách du lịch thường mang theo máy ảnh, hoặc họ chụp bằng điện thoại, nhưng cứ túc tắc, chịu khó nhặt từng ít một thì mỗi ngày tôi cũng kiếm được 100 - 20.000 đồng, đủ sống" - chị H. nói.
Nói về casino Đồ Sơn, chị H. bảo những người ít tiền, nghèo đói như chị thì có gì mà bị ảnh hưởng. Trái lại, chị còn đang kiếm sống nhờ vào nó nên chị chẳng thấy casino có gì là xấu xa.
"Nếu nói mại dâm thì ở khu bãi biển thỉnh thoảng có chứ ở đây thì làm gì có. Người ta vào casino chơi bài, còn có nhu cầu thì ra mãi ngoài kia. Ra vào đây tôi thấy chủ yếu toàn đàn ông, phụ nữ cũng có nhưng ít lắm" - chị H. nhận định.
Không riêng gì chị H., một số người khác hành nghề chụp ảnh dạo tại địa điểm cũ của casino Đồ Sơn cũng đồng quan điểm. Họ cho rằng casino không hề xấu như nhiều người vẫn nghĩ.

Sự thật quảng cáo bán căn hộ hấp dẫn trên... cột điện

Nhiều người dễ bị hấp dẫn bởi các quảng cáo bán căn hộ giá sốc chỉ vài trăm triệu đồng/căn, treo trên các cột điện dọc các đường...

Sự thật quảng cáo bán căn hộ hấp dẫn trên... cột điện
Nhưng thực tế sau khi tìm hiểu họ không khỏi hụt hẫng.
Đi dọc các con đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận), Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp), Kha Vạn Cân, Tô Ngọc Vân (quận Thủ Đức), Bạch Đằng, Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh)… chúng tôi nhìn thấy hàng loạt biển quảng cáo bán căn hộ ở khu vực Thủ Đức chỉ với giá 399 triệu đồng.

Cẩn trọng trước cơn sốt đất quanh Bình Hưng Hòa

Chuyên gia bất động sản khuyên mọi người nên bình tĩnh chờ có giao dịch thực để xác định đúng mức giá thị trường quanh nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

Cẩn trọng trước cơn sốt đất quanh Bình Hưng Hòa
Ngay sau khi TP.HCM công bố thông tin sẽ bán đấu giá một phần nghĩa trang Bình Hưng Hòa sau khi đã di dời các ngôi mộ để xây khu phức hợp và trung tâm thương mại, giá đất tại các tuyến đường quanh Bình Hưng Hòa được đẩy lên vùn vụt, dẫn đến hiện tượng sốt đất quanh Bình Hưng Hòa.

Tin mới