Sản phụ đi sinh bị lũ cuốn: Những đau đớn hành trình vượt cạn...
(Kiến Thức) - Ngày 12/10 là một ngày thấm đẫm nước mắt của cư dân mạng khi thông tin một thai phụ ở Huế tử nạn do lũ cuốn trên đường tới bệnh viện sinh nở. Mới thấy, hành trình vượt cạn của người phụ nữ quá nhiều đau đớn và bất trắc…
An Lê
Sự việc xảy ra khoảng 8 giờ ngày 12/10, chị Hoàng Thị Phượng (35 tuổi, trú thôn Phường Hóp, xã Phong An, H.Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chuyển dạ và cùng chồng trên đường đến bệnh viện để sinh nở thì gặp tai nạn lật thuyền, giữa dòng nước lũ xiết khiến thai phụ bị lũ cuốn. Ngay lập tức, đã có rất nhiều người dân cùng lực lượng cứu hộ tham gia cứu nạn. Hình ảnh người chồng khóc than, vật vã, liên tục cúi lạy trời đất ban phép màu cho vợ con bên dòng nước lũ khiến ai cũng đau xót…
Phép màu đã không xảy ra. Trưa cùng ngày, thi thể chị Hoàng Thị Phượng đã được lực lượng PC07 tìm thấy, hai mẹ con đã ra đi vĩnh viễn giữa dòng lũ dữ đang hoành hành đất miền Trung. Nhiều người, nhất là chị em phụ nữ, không thể cầm lòng xót xa cho hoàn cảnh bi đát của chị Phượng. Mang thai và sinh nở là thiên chức của phụ nữ, là một quá trình vô cùng hạnh phúc nhưng cũng không ít rủi ro, đau đớn, thậm chí là nguy hiểm tính mạng với những biến chứng không ngờ đến.
Không chỉ vượt qua 9 tháng mang nặng, với bao nguy cơ rủi ro, chờ đến ngày vượt cạn, mà ngay chính thời điểm vượt cạn cũng là lúc nguy hiểm cận kề. Chị Phượng đã vượt qua tam cá nguyệt để đến được thời gian hạnh phúc nhất của người mẹ là được chào đón thiên thần bé nhỏ. Thế nhưng ngay giờ phút ấy, giờ phút hạnh phúc được nghe tiếng khóc chào đời của con thì chị lại đối mặt với tai nạn thảm khốc bị lũ cuốn. Cứ nghĩ đến cảnh chị bị dòng nước lũ cuốn đi, không thể chống đỡ, không thể bấu víu vào đâu, bất cứ ai cũng không thể cầm được nước mắt. Chắc chắn giây phút ấy chị đã phải chịu đau đớn, bàng hoàng, đau đớn về thể xác, đau đớn cả trong tâm can vì mình bất lực trước dòng nước dữ, không thể cứu lấy đứa con bé bỏng…
Hành trình vượt cạn của một người phụ nữ có lẽ là hành trình hạnh phúc nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất, đau đớn và nhiều rủi ro nhất. Hành trình vượt cạn của chị Phượng còn đau đớn gấp bội.
Quá trình chuyển dạ của một người phụ nữ có thể phải đối mặt với vô số những biến chứng nguy hiểm, không ngờ. Từ nguy cơ vỡ ối sớm, chuyển dạ kéo dài, cho đến sinh khó, rồi biến chứng với dây rốn như sa dây rốn hay tình trạng dây rốn quấn cổ bé, cho đến các biến chứng với tử cung như nhau thai cài răng lược hoặc bám quá sâu vào thành tử cung, vỡ tử cung, chảy máu sau sinh, nguy cơ nhiễm trùng huyết, ngộc độc máu,… Tất cả những biến chứng ấy trong quá trình sinh nở đều vô cùng nguy hiểm, và có thể ảnh hưởng tính mạng của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, rất nhiều trong các nguy cơ, biến chứng ấy có thể được cảnh báo, phòng tránh và khắc phục giảm thiểu hậu quả, giúp bảo đảm an toàn cho mẹ và bé. Chỉ cần mẹ chú ý thăm khám định kỳ và thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ, lưu ý các dấu hiệu bất thường và thăm khám xử trí kịp thời thì đều có thể an toàn vượt qua.
Chị Phượng không được như vậy. Đau đớn mà chị phải đối mặt không có cách nào vượt qua… Mặc dù người dân và lực lượng cứu hộ đã nhanh chóng, khẩn trương cứu nạn nhưng không thể cứu được mẹ con chị.
Mời quý độc giả theo dõi video: Tình hình mưa lũ ở miền Trung
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thảm cảnh có thể đã không xảy ra, nếu…
Trao đổi với báo chí, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thiên Định, người phụ trách chỉ đạo tổng đài ứng phó mưa lũ của tỉnh (19001075), bày tỏ sự đau lòng và sẻ chia đau buồn với gia đình nạn nhân.
Theo ông Định, vụ tai nạn này đặt ra vấn đề từ hai phía, không chỉ nêu trách nhiệm từ phía chính quyền địa phương mà cả từ người dân. Theo ông Định, khi có những tình huống tương tự, khẩn cấp như đau ốm, tai nạn, sức khỏe thai phụ, sản phụ... cần gọi ngay tổng đài mà tỉnh đã lập, cũng như nhờ sự hỗ trợ từ cộng đồng, chính quyền để không còn những vụ việc đau xót như thế.
Ngoài ra, cộng đồng mạng cũng đặt ra những cái giá như có thể… để thảm cảnh đau xót của chị Phượng không xảy ra. Giá như người dân cùng lũ được hướng dẫn bài bản kỹ năng, kinh nghiệm sử dụng ghe thuyền mùa lũ… Giá như trong điều kiện mưa lũ, đường dây nóng của lực lượng phòng chống bão lũ vẫn liên lạc được thông suốt… Giá như có cách nào đó để thông tin liên lạc giữa người dân và lực lưỡng phòng chống bão lũ ngay cả khi mất điện, mất sóng điện thoại,…
Miền Trung sơ tán gần 11.000 người ra khỏi vùng ngập lụt
Mưa lũ ở miền Trung trong hai ngày qua đã khiến 11 người chết và mất tích. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu di dời khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực nguy hiểm.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết trong hai ngày qua, khu vực Trung bộ có mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 400-600 mm. Đặc biệt, tại một số nơi ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế có tổng lượng mưa 700-900 mm, một số trạm có lượng mưa lớn như Lâm Thủy (Quảng Bình) 634 mm; Đại Sơn (Quảng Nam) 560 mm; Hướng Linh (Quảng Trị) 980 mm; Linh Thượng (Quảng Trị) 754 mm; A Lưới (Thừa Thiên-Huế) 818 mm; Hồ A Lá (Thừa Thiên-Huế) 753 mm.
Chất độc chết người ngay trong chính gian bếp nhà bạn
Chúng ta có thể đang sống chung với chất độc gấp 68 lần so với asen trong bếp mà không hề hay biết.
Từ thời La Mã cổ đại cho đến thời Victoria, chất độc asen (hay còn gọi thạch tín) được đánh giá là "vua của các chất độc". Lịch sử đã ghi nhận loại chất độc này không chỉ được dân thường mà cả các hoàng tộc của các vương triều sử dụng trong việc ám sát kẻ thù đe dọa tới họ
Chúng ta thường cố gắng tránh xa chất độc này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.