Sản xuất thuốc kém chất lượng, Dược phẩm Tipharco bị phạt 130 triệu

Bộ Y tế ra quyết định xử phạt hành chính 4 công ty dược, trong đó công ty CP Dược phẩm Tipharco bị phạt nhiều nhất 130 triệu đồng.

Sản xuất thuốc kém chất lượng, Dược phẩm Tipharco bị phạt 130 triệu
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, hơn 1 tháng qua, Cục đã xử phạt 4 công ty dược không đạt tiêu chuẩn chất lượng, buộc thu hồi, tiêu hủy toàn bộ lô thuốc không đảm bảo chất lượng.
Cơ sở bị phạt tiền nhiều nhất là công ty CP Dược phẩm Tipharco (Mỹ Tho, Tiền Giang). Công ty này sản xuất thuốc viên nén Prednisolon 5mg, số đăng ký VD-13888-11, số lô 010317, hạn dùng 4/3/2020 không đạt tiêu chuẩn chất lượng mức độ 3 và buôn bán nguyên liệu làm thuốc Silymarin, số lô 20140912, hạn dùng 11/9/2017, đã hết hạn sử dụng.
Lô thuốc Prednisolon của Tipharco bị thu hồi, tiêu huỷ do không đạt chuẩn chất lượng.
Lô thuốc Prednisolon của Tipharco bị thu hồi, tiêu huỷ do không đạt chuẩn chất lượng. 
Với 2 sai phạm trên, Tipharco bị xử phạt 130 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc trong 3 tháng.
Prednisolon 5mg là thuốc kháng viêm, điều trị các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ.
2 công ty CP Dược TƯ 2 (Hà Nội) và công ty cổ phần BV Pharma (TP.HCM) cùng bị xử phạt mức 70 triệu đồng do sản xuất thuốc không đạt chất lượng mức độ 2.
Trong đó lô sản phẩm của công ty CP Dược phẩm TƯ 2 sản xuất là thuốc Seared 4200IU, SĐK: VD-21906-14, số lô 00316, ngày sản xuất 9/12/2016, hạn dùng 9/6/2018; Sản phẩm của công ty BV Pharma là thuốc Alphachymotrypsin BVP, SĐK: VD-13220-10, số lô 03B17, ngày sản xuất 27/2/2017, hạn dùng 27/2/2019.
Ngoài phạt tiền với 2 cơ sở trên, Cục Quản lý Dược đã yêu cầu thu hồi và tiêu huỷ toàn bộ sản phẩm, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh đối với 2 lại thuốc nói trên trong thời gian 3 tháng.
Công ty CP Dược TƯ 3 (Đà Nẵng) bị xử phạt thấp nhất, mức 40 triệu đồng do sản xuất thuốc Enalapril 10mg, SĐK:VD-15254-11, số lô 03/060818 không đạt tiêu chuẩn chất lượng mức độ 3.

Ngoài TPCN Ginkgo 600, Công ty Việt Pháp dính nhiều phốt thu hồi sản phẩm

(Kiến Thức) - Trước khi bị thu thu hồi TPCN Ginkgo 600, Công ty Dược phẩm Việt Pháp từng bị Cục An toàn thực phẩm xử lý vi phạm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bogannic Actiso Forte và các sản phẩm giả nhãn hiệu Pediasure.

Ngoài TPCN Ginkgo 600, Công ty Việt Pháp dính nhiều phốt thu hồi sản phẩm
Ngày 25/3, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu dừng lưu thông hàng hóa đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo 600 (lô SX 040517040520) của Công ty Cổ phần Dược phẩm liên doanh Việt Pháp. Trụ sở chính theo đăng ký kinh doanh tại số 69C1 - khu đô thị Đại Kim, Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo Quyết định do Phó Cục trưởng Cục ATTP Đỗ Hữu Tuấn ký, lý do dừng lưu thông sản phẩm Ginkgo 600 vì mẫu sản phẩm này (lấy mẫu tại 78 D5 khu đô thị Đại Kim, sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế USA ở khu công nghiệp Thanh Oai - Hà Nội) có kết quả kiểm nghiệm không đạt chất lượng.

Điểm danh những vụ thu hồi TPCN gây xôn xao dư luận

(Kiến Thức) - TPCN Ginkgo 600, nước đông trùng hạ thảo, viên uống lợi sữa Baby Mun, viên uống Detox giảm cân Sen Slim... là một trong những sản phẩm thực phẩm chức năng dính thu hồi gây chú ý trong thời gian gần đây.

Điểm danh những vụ thu hồi TPCN gây xôn xao dư luận
Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế đã yêu cầu tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với lô sản phẩm thực phẩm chức năng Siro High Pro và 1 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo 600.
Lô sản phẩm thực phẩm chức năng Siro High Pro bị tạm dừng lưu thông có mã số SX: 010216, NSX: 18/2/2016, HSD: 18/2/2019, của Công ty TNHH Dược phẩm Trung Hàn (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Lý do dừng lưu thông vì mẫu sản phẩm này (lấy mẫu tại 78 D5 khu đô thị Đại Kim, sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế USA ở khu công nghiệp Thanh Oai - Hà Nội) có kết quả kiểm nghiệm không đạt chất lượng.

Vì sao 4 loại mỹ phẩm của Cty dược VTYT Khải Hà bị thu hồi?

(Kiến Thức) - Các sản phẩm mỹ phẩm bị yêu cầu thu hồi gồm: Phong tê thấp Hoàng Xuân; Bột ngâm chân phong thấp; Nước tắm Herbal và sản phẩm Abby do Công ty cổ phần Thương mại dược VTYT Khải Hà sản xuất.

Vì sao 4 loại mỹ phẩm của Cty dược VTYT Khải Hà bị thu hồi?
Ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược – Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn số 5852/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 4 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty CPTM dược VTYT Khải Hà (số 2A, phố Lý Bôn, tổ 2, phường Tiền Phong, Thái Bình) sản xuất.
Vi sao 4 loai my pham cua Cty duoc VTYT Khai Ha bi thu hoi?
 Ảnh minh họa.

Tin mới