Sáng chế để đời của nhà phát minh đại tài Alfred Nobel
(Kiến Thức) - Không ít nhà phát minh nổi tiếng lịch sử đã sáng chế ra những vũ khí sát thương lớn gây chấn động thế giới, trong đó có Alfred Nobel.
Tâm Anh (theo Oddee)
Xem toàn bộ ảnh
Alfred Nobel là một trong những nhà phát minh nổi tiếng lịch sử. Ông là chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ.
Theo đó, Nobel tập trung phát triển chất nổ nitroglycerine từ năm 1863. Về sau, nhà phát minh đại tài này đã trộn nitroglycerine với silic dioxide tạo thành một dạng bột nhão, có thể nặn thành thỏi và các dạng khác dễ nhồi vào các lỗ khoét sẵn.
Đến năm 1867, Alfred Nobel đăng ký bản quyền sáng chế cho vật liệu này dưới tên dynamite. Để có thể kích hoạt các thỏi thuốc nổ, Alfred Nobel tìm cách tạo ra ngòi nổ.
Hai nhà vật lý J. Robert Oppenheimer và Enrico Fermi được coi là "cha đẻ bom nguyên tử". Trong đó, ông Oppenheimer từng giữ chức Giám đốc Phòng thí nghiệm Los Alamos trong Chiến tranh thế giới 2.
Ông cũng là người đóng vai trò quan trọng trong dự án Manhattan - chương trình chế tạo bom nguyên tử đầu tiên do Mỹ thực hiện. Tuy nhiên, sau khi tận mắt chứng kiến hàng triệu người Nhật Bản thương vong khi bom nguyên tử được sử dụng năm 1945, Oppenheimer vô cùng hối hận.
Do vậy, sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, ông trở thành trưởng nhóm cố vấn của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ.
Với chức vụ này, ông thực hiện các hoạt động vận động hành lang nhằm ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân - vũ khí hủy diệt mạnh nhất trên thế giới.
Mikhail Kalashnikov là người đã thiết kế ra súng trường Kalashnikov hay còn gọi súng trường AK-47 huyền thoại. Ông cho hay sáng chế vũ khí này của mình đã trở thành loại súng mà các đội quân du kích trên thế giới ưa thích.
AK-47 do ông Kalashnikov thiết kế cũng là vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của hơn 60 quân đội các nước trên thế giới.
Trước những cáo buộc súng trường AK-47 do ông thiết kế khiến nhiều người bị giết chết, ông Kalashnikov không thừa nhận trách nhiệm và cho rằng, những người phát minh không phải chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng vũ khí của người khác. Chính phủ các nước phải kiểm soát hoạt động sản xuất và xuất khẩu vũ khí.
Mời quý độc giả xem video: Phát minh loại camera có thể nhìn thấu cơ thể người (nguồn: VTC14)