Sang hàng xóm vay tiền, bác ấy nói một câu mà tôi tức tái mặt

2 năm nay, tôi luôn giúp đỡ bác hàng xóm trong khả năng của mình. Vậy mà bác ấy lại nhận xét về tôi cay đắng đến thế.

2 năm trước, có một bác hàng xóm lớn tuổi chuyển đến sống cạnh nhà chúng tôi. Bác ấy sống một mình, thỉnh thoảng tôi mới thấy có con cháu về chơi được một lúc rồi lại đi. Dù gì cũng hàng xóm với nhau nên tôi hay lân la làm quen, hỏi chuyện. Bác ấy kiệm lời, thích nói thì nói, không thì gật đầu hoặc lắc đầu rồi vào nhà đóng cổng.
Nhưng cũng có khi, bác ấy tự sang nhờ vả chúng tôi. Ví dụ như đường ống nước bị hỏng, lúc 8 giờ tối, bác ấy sang nhờ chồng tôi sửa giúp. Rồi điện đóm hỏng, cần thay bóng điện, cần khiêng vác đồ nặng, bác ấy lại sang gọi chúng tôi. Rồi chồng tôi còn hay đem túi rác nhà bác ấy đi vứt giúp. Có thể nói, ở xóm, vợ chồng tôi là người hay nói chuyện, gần gũi nhất với bác ấy.
Tuy sống một mình nhưng bác hàng xóm có cuộc sống rất khá giả, thoải mái. Có lẽ vì con cái chu cấp tiền bạc, mua sắm nội thất đầy đủ. Nhưng qua tiếp xúc, tôi thấy tính bác rất khó chịu, thường nói mấy câu khó nghe. Thậm chí khi nhờ vả, bác ấy vẫn hay tỏ thái độ giống như bà chủ. Tôi nghĩ bác ấy không sống với các con cũng vì bản tính xét nét, khó khăn đó.
Sang hang xom vay tien, bac ay noi mot cau ma toi tuc tai mat
Hôm qua, con tôi sốt cao nhưng tiền trong nhà lại cạn veo. Chúng tôi mới mua mảnh đất, bao nhiêu tiền tiết kiệm đổ dồn hết vào mảnh đất kia, còn nợ thêm một khoản. Vậy nên việc chi tiêu cũng được thắt chặt tối đa. Con sốt, chồng lại đi công tác, cực chẳng đã tôi mới phải chạy sang nhà bác hàng xóm hỏi vay.
Nào ngờ, bác ấy cho tôi vay đúng 1 triệu, lúc đưa tiền lại còn nói: "Bình thường anh chị hay sang làm thân với tôi cũng vì những lúc này đây chứ gì? Cũng vì tiền bạc cả". Ôi chao, nghe xong câu nói đó, máu nóng trong người tôi cứ như sôi lên. Tôi trả lại 2 tờ 500 nghìn trên bàn và tuyên bố không bao giờ bước chân sang nhà bác ấy nữa.
Cuối cùng, một người hàng xóm khác cho tôi vay 5 triệu để đưa con nhập viện. Sau chuyện lần này, tôi mới nhận ra một điều: không phải ai cũng dễ kết thân, không phải ai cũng sống tử tế như cách mình sống với họ. Vợ chồng tôi đã giúp đỡ bác hàng xóm hết mình, nhiệt tình. Vậy mà trong mắt bác ấy, chúng tôi lại là những kẻ tiếp cận bác chỉ vì tiền. Đúng là đời.

Mang hôn nhân đi bảo dưỡng

Như một chiếc xe chạy đến hạn kỳ cũng cần được bảo dưỡng, nếu bạn yêu cuộc hôn nhân này, yêu người vợ này, người chồng này, ta cũng nên mang cuộc hôn nhân của ta đi bảo dưỡng nó?

"Hôn nhân của tôi vẫn "chạy ngon" mà"?
Nhiều người nói vậy khi tôi nói hãy định kỳ mang hôn nhân đi bảo dưỡng. Đặc biệt là các quý ông. Thì đấy, vợ vẫn "ngoan" khi chồng mang tiền về đều đặn. Thì đấy, ngày ba đêm bảy, vợ không bao giờ phải đòi. Thì đấy, "việc nhà tôi vẫn làm". Thì đấy, "lâu lắc rồi vợ chồng tôi chẳng cãi nhau. Vợ lúc nào cũng đúng, tôi chẳng bao giờ cãi vợ". Hôn nhân vì thế mà ngon chán, sao phải mang đi bảo dưỡng?!

Hành xử của cha mẹ trước nguy cơ con cái tan vỡ hôn nhân

Khi con cái đứng trước nguy cơ tan vỡ, cha mẹ không nên chỉ lắng nghe một phía, cũng không nên bênh vực hay phán xét bên nào một cách vội vàng, hấp tấp, chủ quan.

Hanh xu cua cha me truoc nguy co con cai tan vo hon nhan
Cha mẹ cần mang đến cho các con tinh thần yêu thương, tha thứ để giúp con hành xử lý trí, sáng suốt hơn. Ảnh: Internet

Tin mới