Sáng nay vừa xảy ra động đất 3 độ Richter ở Hà Giang
Sáng 28/11 đã xảy ra trận động đất có độ lớn 3.0 tại tỉnh Hà Giang. Rất may, trận động đất không gây thương vong về người và tài sản
Nguyễn Hải
Theo thông tin từ Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, vào lúc 22 giờ 42 phút 36 giây (GMT), ngày 27/11/2022, tức 05 giờ 42 phút 36 giây, ngày 28/11/2022 (giờ địa phương), trận động đất có độ lớn 3.0 xảy ra ở tọa độ: 22.819N-104.989E, độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km, cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 0
Động đất xảy ra tại khu vực TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Trận động đất được nhận định ít khả năng gây ra rủi ro thiên tai. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cho biết, vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Vị trí xảy ra động đất ở Hà Giang sáng nay.
Trong tháng 11, một số khu vực trên cả nước ghi nhận động đất nhẹ xảy ra. Trong đó, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tiếp tục là điểm nóng với gần 20 trận động đất ghi nhận ở khu vực này.
Tháng 11 cũng ghi nhận một trận động đất xảy ra tại Mường Tè, Điện Biên với cường độ nhỏ. Đây cũng là khu vực có hoạt động địa chấn mạnh ở nước ta với nhiều trận động đất ghi nhận trong lịch sử.
Trên lãnh thổ và thềm lục địa Việt Nam có các hệ thống đứt gẫy hoạt động và được gọi theo tên các con sông lớn như sông Hồng, sông Chảy, sông Mã, sông Đà, sông Cả. Trong đó đáng chú ý nhất là các hệ đứt gẫy chạy theo phương Tây Bắc - Đông Nam trên lãnh thổ miền Bắc và hệ thống đứt gẫy Kinh tuyến 109° chạy dọc theo bờ biển miền Trung và Nam Trung Bộ... Các đứt gãy này tạo ra 45 vùng nguồn phát sinh động đất trong đó có 09 vùng nguồn phát sinh sóng thần trên khu vực Biển Đông.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội rung lắc sau 3 trận động đất mạnh tại Sơn La (Nguồn: VTV NEWS)
Tan hoang hiện trường động đất ở Croatia trước thềm Năm mới 2021
(Kiến Thức) - Tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 7 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong trận động đất ở Croatia vừa qua.
Trận động đất mạnh 6,4 độ richter xảy ra tại thị trấn Petrinja, cách thủ đô Zagreb 46 km về phía Đông Nam, vào khoảng 12 giờ ngày 29/12 (giờ địa phương). Cơn địa chấn xảy ra trước thềm Năm mới 2021. (Nguồn ảnh: Reuters)
Tomo Medved, một quan chức Croatia, ban đầu thông báo có 6 người chết trong trận động đất ở Croatia vừa qua.
"Chúng tôi có rất nhiều nạn nhân. Tại khu vực lân cận Glina, thị trấn Majske Poljane, 5 trường hợp tử vong được xác nhận. Ngoài ra, một cô gái thiệt mạng ở Petrinja", ông Medved nói với các phóng viên.
Sau đó, Ivica Perovic, người đứng đầu thành phố Lekenik, xác nhận rằng, thi thể một người đàn ông được tìm thấy trong đống đổ nát của một nhà địa phương ở làng Zazine, phía bắc Petrinja, nâng tổng số người chết lên 7.
"Trung tâm của Petrinja không còn được như trước. Nhiều người dân vẫn mắc kẹt bên trong các tòa nhà bị sập", kênh truyền hình HRT của Croatia đưa tin.
Phóng viên của Al Jazeera, Maric Versic, mô tả cảnh tượng hỗn loạn tại Petrinja, nơi có khoảng 20.000 người sinh sống, sau khi động đất xảy ra. Lực lượng cứu hộ, y tế khẩn trương tìm kiếm người sống sót và sơ cứu cho những người bị thương.
"Số nạn nhân có thể gia tăng. Binh sĩ, lính cứu hỏa, xe cứu thương đều được huy động đến hiện trường", Maric cho biết.
Ngay sau khi thảm họa động đất xảy ra, Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic và các quan chức của chính phủ đã đến hiện trường và chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng hỗ trợ người dân cũng như khắc phục thiệt hại.
Rung chấn của trận động đất cũng có thể cảm nhận được tại một số quốc gia lân cận như Séc, Slovakia, Hungary, Áo và Italy.
Chiếc ô tô bị hư hại trong trận động đất hôm 29/12.
Một tòa nhà bị phá hủy tại Petrinja.
Cảnh tượng ngổn ngang ở Zagreb, Croatia.
Một cảnh sát làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở Zagreb, Croatia.
Tan hoang hiện trường động đất ở Indonesia, hàng trăm người thương vong
(Kiến Thức) - Trận động đất mạnh 6,2 độ Richter đã làm rung chuyển đảo Sulawesi (Indonesia), khiến hàng trăm người thương vong.
Theo CNN, tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 7 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong trận động đất ở Indonesia xảy vào khoảng hơn 1h sáng ngày 15/1. Ảnh: CNN.
Trận động đất xảy ra trên hòn đảo từng chứng kiến cơn địa chấn gây sóng thần khiến hàng nghìn người thiệt mạng vào năm 2018.
Đảo Sulawesi của Indonesia tiếp tục hứng chịu dư chấn hôm 16/1, giữa lúc lực lượng cứu hộ chạy đua cứu người sau trận động đất 6,2 độ xảy ra một ngày trước. Trong ảnh, tòa nhà văn phòng tỉnh trưởng tỉnh Tây Sulawesi bị sập một phần trong trận động đất. Ảnh: Reuters.
Một tòa nhà thuộc bệnh viện địa phương sập đổ hoàn toàn. Ít nhất 45 người đã thiệt mạng do trận động đất ở Indonesia vừa qua, theo AFP. Ảnh: Reuters.
Hai huyện Manuju và Majene là những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất. Ảnh: AFP.
Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm người trong đống đổ nát. Ảnh: AFP.
Hơn 820 người bị thương và khoảng 15.000 người đã phải sơ tán, theo Reuters. Ảnh: AP.
Hơn 300 ngôi nhà bị hư hại, trong khi điện bị cắt tại nhiều khu vực thuộc huyện Mamuju. Ảnh: AP.
Lực lượng cứu hộ đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát. Ảnh: AP.
Do nằm tại nơi các mảng kiến tạo vỏ Trái đất gặp nhau, Indonesia là nơi thường xuyên xảy ra động đất. Ảnh: AP.
Người bị thương đang được điều trị trong lều dã chiến. Ảnh: Reuters.
Một nạn nhân được đem đi chôn cất. Ảnh: AFP.
Trong khi nhiều người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất sau thiên tai. Ảnh: Reuters.
Năm 2018, một trận động đất 6,2 độ gây nên sóng thần ập vào bờ biển thành phố Palu ở Sulawesi, giết chết hàng nghìn người. Ảnh: Reuters.