Sao chổi hủy diệt đang lao về phía Trái đất, thảm họa có xảy ra?
Một ngôi sao chổi với kích thước khổng lồ, lớn hơn thiên thạch khiến khủng long tuyệt chủng đang lao nhanh về phía Trái đất.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Vào năm 2017, kinh viễn vọng Pan-STARRS ở Hawaii đã phát hiện ra sao chổi C/2017 K2, trong cùng năm đó kính thiên văn Hubble cũng quan sát thấy nó.
Ở thời điểm đó, C/2017 K2 đã phá kỷ lục và trở thành sao chổi hoạt động xa nhất từng được nhìn thấy ở khoảng cách 2,4 tỷ km so với Mặt trời. Nó đã được phát hiện ra ngoài quỹ đạo của sao Thổ.
Khi đó, C/2017 K2 đã phát triển vệt đuôi rộng gần 129.000km trong lúc tới gần Mặt trời. Nói cách khác, đám mây bụi của sao chổi lớn gần bằng sao Mộc.
5 năm sau, ngôi sao chổi đã ở gần Trái đất hơn và sẽ bay qua hành tinh trong vài tuần tới. Theo tính toán sao chổi sẽ đến điểm gần Trái đất nhất vào ngày 14/7.
Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng vì C/2017 K2 vẫn sẽ bay xa Trái đất hơn sao Mộc và không thể quan sát bằng mắt thường. Nhưng một kính thiên văn nhỏ sẽ phát hiện ra quả cầu băng lớn.
Sao chổi này sẽ tiếp tục bay về phía Mặt trời và tới điểm gần ngôi sao nhất trong tháng 12/2022. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác kích thước của sao chổi C/2017 K2, nhưng nhiều khả năng nó có kích thước khổng lồ.
Những quan sát ban đầu cho thấy nó có thể rộng tới 160 km, lớn hơn thiên thạch khiến khủng long tuyệt chủng. Những người có khả năng tiếp cận kính thiên văn có thể tìm thấy C/2017 K2 gần với ngôi sao Cebalrai vào ngày 21/6.
Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà.
Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
Một học thuyết nữa đặt ra đã bác bỏ thuyết gọi sao chổi là “sao” vì người ta cho rằng nó chỉ là một khối khí lạnh trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi vũ trụ.
Nó là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.
Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.