Sập bẫy gói tín dụng 'hỏa mù' của ngân hàng LienViet PostBank

Nhiều nông dân vay vốn Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienViet PostBank) để mua máy nông nghiệp Kubota theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất nông nghiệp) đang rơi vào cảnh “há miệng mắc quai”.

Họ tự nhận mình đã bị “sập bẫy” bởi tin vào những lời hứa về chính sách ưu đãi của ngân hàng này.
“Hũ mật” hấp dẫn…
Để thu hút khách hàng vay vốn đầu tư mua máy gặt của hãng Kubota, LienViet PostBank đã có thư ngỏ và thông báo triển khai cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ68) về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Theo thông báo của ngân hàng này ngày 28/3/2017, việc triển khai “Sản phẩm cho vay máy nông nghiệp Kubota” thực hiện theo QĐ68. Như vậy, khách hàng vay vốn sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ 3. Thời điểm hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay được tính từ ngày giải ngân.
Sap bay goi tin dung 'hoa mu' cua ngan hang LienViet PostBank

Thông báo cho vay mua máy nông nghiệp Kubota theo QĐ 68 của LienViet PostBank.

Chiểu theo quy định trên, thì khách hàng vay vốn của ngân hàng LienViet PostBank để mua máy nông nghiệp Kubota sẽ không phải trả bất cứ khoản tiền nào liên quan đến lãi suất trong vòng 2 năm đầu, mà chỉ phải trả tiền gốc theo kế hoạch trả nợ đã cam kết với ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng đưa ra những ưu đãi hấp dẫn, như tài sản bảo đảm linh hoạt (bất động sản, phương tiện vận tải…) và nhận bổ sung với chính máy móc, thiết bị vay vốn để mua. Mức cho vay khá cao, lên tới 90% giá trị máy móc/tài sản bảo đảm…

Sau khi tiếp cận thông tin về quy trình triển cho vay mua máy nông nghiệp Kubota theo QĐ68 của LienViet PostBank, Luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, đã phát hiện những dấu hiệu làm sai quy trình rất rõ ràng của LienViet PostBank.

Những thư ngỏ, thông báo trên được ngân hàng gửi về Công ty TNHH Kubota Việt Nam để hợp tác triển khai gói tín dụng trong toàn hệ thống đại lý của Kubota. Nắm bắt cơ hội trên, rất nhiều người đã thế chấp sổ đỏ cho LienViet PostBank để vay vốn mua máy gặt đập liên hợp, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.

“Há miệng mắc quai”

Tuy nhiên, trái với niềm vui khi được ngân hàng mời chào vay vốn theo QĐ68, thứ mà khách hàng nhận được là sự thất vọng ê chề, kèm với đó là gánh nặng tài chính đè trên vai.

Ông Nguyễn Văn Thọ ở thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) bức xúc: "Giữa tháng 7/2017, đại lý của hãng Kubota và Ngân hàng Liên Việt thống nhất cho gia đình tôi vay 500 triệu đồng với lãi suất 0% trong vòng 2 năm đầu. Họ bảo tôi trước mắt cứ đóng tạm (ứng trước) lãi suất 6 tháng đầu cho ngân hàng nên tôi đóng luôn hơn 20 triệu, trong thời gian đó ngân hàng sẽ xin cấp bù lãi suất vốn vay của nhà nước và trả lại khách hàng. Tuy nhiên, vừa rồi LienViet PostBank lại thông báo gia đình tôi phải nộp tiếp lãi suất 6 tháng cộng với trả nợ tiền gốc. Như vậy là không thể chấp nhận được".

Bởi theo ông Thọ, là người dân, ông tin tưởng vào Ngân hàng Liên Việt và hãng máy Kubota. Họ nói rằng, nhà nước có chính sách ưu đãi thì ông mới mua, chứ nếu mua mà phải đóng lãi như kiểu vay vốn thương mại bình thường thì làm sao gia đình có tiền đầu tư? Vả lại, vay vốn mà chịu lãi suất thương mại thì ông vay ngân hàng nào chả được, cần gì cứ phải đến Ngân hàng Liên Việt mới vay được vốn.

Ông Thọ khẳng định sẽ phản đối quyết liệt đến cùng, nếu kỳ nộp tiền gốc tới ngân hàng lại bắt gia đình nộp thêm lãi suất. “Ngân hàng đã thông báo cho chúng tôi sẽ cho vay theo QĐ68 thì phải chịu trách nhiệm với chúng tôi. Nếu ngân hàng và hãng Kubota bội ước thì chẳng khác nào lừa khách hàng”, ông Thọ nói.

Cùng chung cảnh ngộ, ông Nghiêm Bá An như rụng rời chân tay khi nhận được thông báo nợ đến hạn lần 2 của ngân hàng. Đến ngày 1/8/2018, ông sẽ phải trả tiền gốc và lãi suất vay vốn, trong đó 50.000.000 đồng tiền gốc và 20,362,500 đồng tiền lãi (trong 6 tháng).

Sap bay goi tin dung 'hoa mu' cua ngan hang LienViet PostBank-Hinh-2

Ông Nghiêm Bá An bức xúc khi vay vốn ngân hàng để mua máy nông nghiệp nhưng không nhận được hỗ trợ lãi suất theo QĐ 68.

Sap bay goi tin dung 'hoa mu' cua ngan hang LienViet PostBank-Hinh-3

Ngân hàng LienViet PostBank yêu cầu ông An đóng lãi suất định kỳ 6 tháng/lần theo mức lãi suất thông thường.

Vốn kinh tế khó khăn, ông An mơ ước có chiếc máy gặt đập liên hợp Kubota để làm dịch vụ thu hoạch lúa, góp phần tăng thu nhập. Cả gia đình đã cắm sổ đỏ nhà đất cho LienViet PostBank để vay 500 triệu đồng mua máy nông nghiệp theo QĐ68 (hưởng lãi suất 0% trong 2 năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ 3).
Đáng lẽ, ông An chỉ phải trả tiền gốc 50 triệu/kỳ (cách nhau 6 tháng), nhưng ngân hàng vẫn bắt gia đình phải ứng trước lãi suất 6 tháng đầu (mức lãi suất 9%/năm). Đến hiện tại đã gần 1 năm trôi qua, ngân hàng không những không trả lại tiền lãi suất cho gia đình (đã ứng trước) theo chính sách hỗ trợ của nhà nước mà còn bắt ông An đóng thêm 20 triệu đồng tiền lãi suất của kỳ 2. Như vậy, ngân hàng đã không giải ngân vốn theo đúng tinh thần NQ68 của Thủ tướng Chính phủ.
“Điều đó chẳng khác nào ngân hàng nói một đằng làm một nẻo. Gia đình vừa bức xúc, vừa lo lắng nhưng chẳng biết kêu ai vì ngân hàng đang nắm đằng chuôi, cầm hết sổ đỏ nhà đất của chúng tôi. Họ nói gì chúng tôi phải làm theo thế”, anh Nghiêm Bá Thanh – con trai của ông An nói.
“Mỗi chiếc máy gặt đập liên hợp Kubota trị giá khoảng 560 triệu đồng. Mỗi năm có hai vụ thu hoạch lúa, trừ chi phí khấu hao, dầu máy và thuê người lái, chủ máy thu được khoảng 70 – 100 triệu đồng. Nếu không có ưu đãi lãi suất của nhà nước, chúng tôi làm sao dám vay tiền ngân hàng để mua? Vậy mà bây giờ Ngân hàng Liên Việt đè gia đình nhà tôi ra để thu lãi suất, thực sự quá bất công”, ông An chia sẻ.

Ông chủ bí ẩn của Him Lam, LienViet PostBank

Từ chuyện đi buôn xoài bị thua lỗ, ông chủ của Him Lam đã tình cờ bước vào lĩnh vực bất động sản.

Ông chủ Him Lam đã từng có thời gian đi buôn xoài
Ông chủ Him Lam đã từng có thời gian đi buôn xoài

Ngân hàng nào lãi “khủng” nhất từ đầu năm tới nay?

- Trong điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi, nợ xấu tăng trưởng, tín dụng giảm… như hiện nay, chuyện các “ông lớn” ngân hàng rầm rộ công bố lãi “khủng” đã thành dĩ vãng. Tuy nhiên, vẫn có những ngân hàng đạt mức lợi nhuận ấn tượng.

Trong số các ngân hàng công bố lợi nhuận 9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank (HOSE: CTG) có mức lợi nhuận khá “khủng”. Lãi ròng hợp nhất quý III của Vietinbank đạt 2,708.1 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. Chính việc cắt giảm đáng kể chi phí hoạt động bằng phân nửa quý III năm 2011, đã khiến lãi ròng của CTG tăng trưởng mạnh.
 
Tuy mức thu nhập thuần từ lãi giảm 13% so với quý III năm ngoái, đạt 4,680.1 tỷ đồng, nhưng hoạt động dịch vụ và góp vốn mua cổ phần lại đem về mức lãi lớn, tức 250 tỷ đồng và 340 tỷ đồng.

Tính chung 9 tháng đầu năm, Vietinbank đạt mức lợi nhuận trước thuế 6,281 tỷ đồng, tăng 5% cùng kỳ, tương đương 70% kế hoạch năm 2012. Riêng khoản lãi ròng cũng ấn tượng không kém, đạt 4,813.4 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với Vietinbank, “ông lớn” Vietcombank có mức tăng trưởng ở quý III và 9 tháng đầu năm 2012 “hiền” hơn đôi chút. Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý III của ngân hàng này đạt 1.081 tỷ đồng, tăng 5,46% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế tăng 6%, đạt 1.436 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thu nhập lãi thuần quý III của Vietcombank đạt 2.693 tỷ đồng, giảm 25,2% so với mức 3.603 tỷ đồng của quý III năm ngoái. Lũy kế lãi ròng 9 tháng, Vietcombank thu về 3.237 tỷ đồng, thấp hơn so với 9 tháng đầu năm 2011 khoảng 2,14%.
 Một số chỉ tiêu doanh thu quý III và 9 tháng đầu năm 2012 của Vietcombank. Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu doanh thu quý III và 9 tháng đầu năm 2012 của Vietcombank. Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Điểm đáng lưu ý là lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán kinh doanh đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Vietcombank có mức lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 328,9 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái gần 5%; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối là 325,6 tỷ đồng, cao hơn mức 319,1 tỷ đồng của quý III năm ngoái. Nếu Vietinbank lỗ ở khoản mua bán chứng khoán, thì lãi thuần từ khoản này của VCB lại đạt tới 106 tỷ đồng.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2012. Tổng tài sản của BIDV tính đến thời điểm 30/9 đạt hơn 456.156 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần từ ngày 1/5 đến 30/9 đạt 2.791 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 5.494 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế quý III của BIDV đạt 439 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 341 tỷ đồng.

Tin mới