Sập cầu Phong Châu: Trách nhiệm pháp lý đặt ra khi nào?

Trường hợp kết quả xác minh, cầu Phong Châu sập là do thiên tai, không có lỗi của ai cả, vấn đề trách nhiệm pháp lý sẽ không được đặt ra.

Tối ngày 9/9, các cơ quan chức năng vẫn đang khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ.
Vụ sập cầu Phong Châu xảy ra khoảng 10h ngày 9/9. Theo báo cáo sơ bộ, tại thời điểm cầu Phong Châu bị sập, trên cầu có 5 xe ô tô đang lưu thông và bị rơi xuống sông, gồm: 1 xe tải đầu kéo, 1 xe tải và 3 xe ô tô con; 4 xe máy (3 xe máy, 1 xe máy điện) với tổng cộng 9 người. Nguyên nhân sập cầu, theo Sở GTVT Phú Thọ là do nước chảy xiết.
Theo dõi diễn biến vụ việc trên, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng, vụ sập cầu Châu Phong là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhiều người, làm gián đoạn giao thông.
Sap cau Phong Chau: Trach nhiem phap ly dat ra khi nao?
 Hình ảnh cầu Phong Châu bị sập.
Cơ quan chức năng sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ giúp đỡ những người bị nạn, đồng thời sẽ xác minh làm rõ nguyên nhân của vụ việc để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo luật sư Cường, việc xác định nguyên nhân cầu Phong Châu bị sập sẽ làm cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý.
Nếu do hành vi có lỗi của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân có lỗi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy, cây cầu sập là do thiên tai, không có lỗi của ai cả, vấn đề trách nhiệm pháp lý sẽ không được đặt ra.
Để làm rõ nguyên nhân của vụ sập cầu, cơ quan chức năng cần phải làm rõ cả quá trình từ khi thiết kế, tổ chức thi công, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, quá trình sửa chữa, duy tu bảo dưỡng và làm rõ tại thời điểm phương tiện di chuyển qua cầu dẫn đến cầu sập, trọng tài của các phương tiện này như thế nào.
Cây cầu đã sập xuống dòng sông chảy xiết, công tác cứu hộ cứu nạn đang được triển khai, việc xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc cũng là nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng và phải mất thời gian khá dài mới có kết luận chính xác.
Trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy quá trình thiết kế, thi công, sửa chữa, duy tu bảo quản không đảm bảo quy định pháp luật là nguyên nhân khiến cho cây cầu bị sập, cơ quan tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nếu nguyên nhân sập cầu là do xe chở quá tải, người điều khiển phương tiện quá tải đi qua cầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu còn sống có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp kết quả xác minh cho thấy không có tổ chức, cá nhân nào vi phạm trong công tác quản lý, sửa chữa, duy tu và trong quá trình thiết kế, thi công không có sai sót, sự việc sẽ được xác định là sự biến, do thiên tai gây ra.
Vụ sập cầu xảy ra khi lũ trên sông chảy xiết có thể cũng là nguyên nhân chính hoặc nguyên nhân tác động đến vụ sập cầu này. Việc làm rõ nguyên nhân cây cầu bị sập sẽ là căn cứ để giải quyết hậu quả pháp lý, làm cơ sở để xem xét các chính sách hỗ trợ cũng như trách nhiệm của các cơ quan tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật.
Đối với những cây cầu cũ, đã sử dụng nhiều năm thì cần phải có duy tu bảo quản, sửa chữa, đánh giá chất lượng để có những giải pháp bảo vệ cây cầu cũng như đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông qua cầu. Đặc biệt là trong mùa mưa bão, việc kiểm tra các công trình giao thông để đảm bảo an toàn trong mùa bão, tránh những vụ sập cầu, sạt lở đất xảy ra là rất quan trọng.
Theo Sở GTVT Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 và làm sập hai nhịp dàn chính của cầu là nhịp 6 và nhịp 7.
Cầu Phong Châu được xây dựng, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng năm 1995. Cầu được xây dựng bằng thép và bêtông cốt thép dự ứng lực với quy mô vĩnh cửu, tải trọng thiết kế 18 tấn. Phần đường xe chạy 7m, lề người đi mỗi bên 1m; bề rộng mặt cầu 9,5 m. Cầu gồm 8 nhịp, trong đó hai nhịp 6 và 7 được chế tạo từ hai nhịp giàn giản đơn 64 m do Bulgari chế tạo.
Năm 2013, cầu Phong Châu được sửa chữa, thay 4 dầm nhịp 8, dán sợi thủy tinh và sợi carbon gia cường dầm, thay thế bulông cường độ cao bị đứt gãy, han gỉ; tẩy gỉ bằng phun cát sau đó quét sơn chống gỉ cho phần hạ bộ của hệ dàn thép; sửa chữa mặt cầu bằng, thảm bêtông nhựa dày 5 cm, thay thế các khe co giãn cũ. Theo kết quả kiểm định sau khi sửa chữa, cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng.
Năm 2019, cầu Phong Châu được xử lý xói lở trụ T7, tăng cường 8 cọc khoan nhồi bê tông cốt thép và gia cường khả năng chống va xô. Kết quả kiểm định cầu vào thời gian này cũng đánh giá không phải cắm biển hạn chế tải trọng xe qua cầu.
Năm 2023, cầu tiếp tục được sửa chữa, tẩy gỉ, sơn lại toàn bộ các thanh mạ thượng, thanh đứng, thanh xiên; thay thế khe co giãn trên trụ T5, T6, T8 bằng khe co giãn răng lược và sửa chữa phần bêtông phía trước khe đã bị nứt vỡ; kiểm định cầu.

 >>> Mời độc giả xem thêm video Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ, chưa rõ thiệt hại:

 

Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ, chưa rõ thiệt hại

Theo lãnh đạo huyện, hiện chưa xác định được thiệt hại về người và tài sản. Do nước chảy xiết, lực lượng chức năng đang có các biện pháp khẩn cấp tìm kiếm cứu nạn.

Sập cầu Phong Châu -  Phú Thọ, chưa rõ thiệt hại

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu

Thủ tướng giao Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan triển khai công tác khắc phục hậu quả vụ sập nhịp cầu Phong Châu và mưa lũ, sạt lở.

Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.

Sập cầu Phong Châu: Hoảng hồn lời kể của nạn nhân thoát chết

"Khi rơi xuống nước, cảm giác như người và xe đã chạm gần đáy sông. Tôi lấy hết sức để bơi ngoi lên. Khi lên đến mặt nước thì dường như hết hơi...", nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu kể.

Được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện sau khi được vớt lên từ sông dưới chân cầu Phong Châu, anh Phan Trường Sơn vẫn chưa hết bàng hoàng và hoảng sợ khi nhớ lại giây phút rơi từ trên cầu Phong Châu xuống và được "hồi sinh" sau đó.
Nằm trên giường cấp cứu, anh Phan Trường Sơn kể: Khi di chuyển trên cầu, anh liên tục nghe tiếng uỳnh uỳnh phía sau. Ban đầu cứ nghĩ có xe tải trọng lớn chuẩn bị đi qua cầu, chưa kịp phản xạ quay đầu lại thì đã bị rơi xuống sông.

Tin mới