Sắp giám sát vốn, tài sản hàng loạt “ông lớn” EVN, Viettel, PVN?

(Kiến Thức) - Trong hoạt động chuẩn bị cho đợt giám sát quản lý, sử dụng vốn tại khối doanh nghiệp nhà nước có các tập đoàn kinh tế lớn như: EVN, Viettel, PVN...

Sắp giám sát vốn, tài sản hàng loạt “ông lớn” EVN, Viettel, PVN?
Theo thông tin trên VnEconomy, hôm 19/12, một hội thảo về thực trạng sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và những vấn đề đặt ra đã diễn ra tại Nhà Quốc hội.
Đây là một trong những hoạt động khởi động chương trình giám sát tối cao và duy nhất đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp vừa qua và triển khai trong năm 2018.
Trong quá trình giám sát, đoàn giám sát sẽ làm việc với các bộ, ngành liên quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải... và các Nhà tài trợ vốn ODA như JICA, OPEC, ADB, WB.
Bên cạnh đó, đoàn giám sát cũng sẽ làm việc với nhiều Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN)...
Hội thảo thực trạng sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, cổ phần hóa DNNN- một bước chuẩn bị cho cuộc giám sát. Ảnh: Cổng thông tin Quốc hội.
 Hội thảo thực trạng sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, cổ phần hóa DNNN- một bước chuẩn bị cho cuộc giám sát. Ảnh: Cổng thông tin Quốc hội.
Theo Cổng thông tin Quốc hội, trình bày Báo cáo tổng quan về tình hình sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011- 2016 tại hội thảo này, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2016, tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của 273 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của nhà nước là 495.126 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2015. Tổng số nợ phải trả là 325.335 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 423.250 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là 31.723 tỷ đồng, tăng 54% so với số thực hiện 2015 nếu xét cùng số lượng doanh nghiệp hiện có trong 2015. Tổng phát sinh nộp ngân sách nhà nước 62.967 tỷ đồng, tăng 24% so với 2015 nếu xét cùng số lượng doanh nghiệp hiện có trong 2015.
Vừa qua, kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước 13 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cho thấy: các đòa kiểm toán đã phát hiện nhiều tồn tại, sai sót, trong công tác quản lý tài chính, tài sản công, để phát sinh nợ phải thu khó đòi, hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả thấp, xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, giá trị thực tế tài sản cố định, giá trị các khoản đầu tư tài chính không đầy đủ hoặc bàn giao tài sản không đúng thực tế dẫn đến xác định thiếu giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Phần lớn doanh nghiệp hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí còn sai sót....

12 tập đoàn Nhà nước nợ ngân hàng hơn 218.000 tỷ đồng

12 tập đoàn Nhà nước nợ ngân hàng hơn 218.000 tỷ đồng

Theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước.

Tại sao sếp lớn tập đoàn Nhà nước liên tục bị “trảm”?

Tại sao sếp lớn tập đoàn Nhà nước liên tục bị “trảm”?

- Thời gian gần đây, hàng loạt Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc các tập đoàn Nhà nước liên tục bị “trảm”, thậm chí phải đứng trước vành móng ngựa.

Nắm trong tay những tập đoàn lớn nhất nhì cả nước, là bộ mặt của nền kinh tế nhưng những “sếp lớn” lại thể hiện yếu kém trong điều hành. Do vậy, chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, hàng loạt các vị Chủ tịch, Tổng giám đốc đã phải “về vườn”.

Chủ tịch HUD bất ngờ mất chức

VTV tố Viettel, VNPT lại đầu tư ngoài ngành

VTV tố Viettel, VNPT lại đầu tư ngoài ngành

Khi các ông lớn viễn thông như Viettel, VNPT muốn đầu tư ngoài ngành vào truyền hình, Đài truyền hình VN và nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình đồng loạt phản ứng mạnh mẽ.

Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam, Công ty TNHH MTV Truyền hình Cáp Việt Nam (VCTV), Công ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist (SCTV)… đã đồng loạt có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị có ý kiến chính thức về việc này. Họ “cảm thấy rất sốc và bất ngờ trước những ý tưởng kinh doanh mà chắc chắn sẽ kéo theo sự lãng phí quá lớn về tiền của, Ngân sách Nhà nước chắc chắn sẽ thiệt hại hàng chục tỷ đồng”.

VTV nêu quan điểm, thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam tương đối nhỏ, tốc độ phát triển thuê bao mới trong thời gian qua đang có xu hướng chậm lại do truyền hình vệ tinh của VSTV (K+), VTC, HTV đã phủ sóng cả nước, đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của các tầng lớp nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Bên cạnh đó, truyền hình số mặt đất chất lượng cao (công nghệ DVB-T2) của VTV, VTC, AVG có diện phủ sóng rộng, giá cả hợp lý và phù hợp với xu hướng số hóa truyền hình. Hơn nữa, ở các thành phố, thị xã, thị trấn, các tỉnh đồng bằng đều có ít nhất hai mạng cáp, đã đáp ứng nhu cầu đa dạng, đa dịch vụ của người dân có thu nhập khá trở lên. Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam, dịch vụ MyTV của VNPT, NetTV của Viettel, đã được phủ sóng đến hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn quốc.

Tin mới