Sạt lở kinh hoàng ở Đà Lạt: Trách nhiệm của chính quyền?
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu tạm đình chỉ Trưởng phòng QLĐT Đà Lạt để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm liên quan việc cấp Giấp phép xây dựng, giám sát xây dựng tại khu vực.
Tâm Đức
Vụ sạt lở kinh hoàng ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) xảy ra khoảng 3h sáng 29/6. Sau trận mưa lớn từ tối ngày 28/6, một bờ taluy đất cao khoảng 30m trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, thành phố Đà Lạt đã bất ngờ sạt lở, vùi lấp 1 lán trại và 3 căn nhà phía dưới, làm 2 người chết và 5 người bị thương.
Thi thể 2 nạn nhân đã được tìm thấy được xác định là ông Phạm Khánh (47 tuổi; thường trú tại Hoà Trị, Hoà Phú, Phú Yên) và vợ là bà Nguyễn Thị Hồng Vẹn (45 tuổi, hộ khẩu thường trú ở Qui Hậu, Hoà Trị, Hoà Phú, Phú Yên).
Hiện trường vụ sạt lở.
Trước thời điểm gặp nạn, bà Vẹn là công nhân xây dựng của một công trình nhà ở tại gần vị trí sạt lở taluy đã ngủ lại lán trại của một công trình để trông vật liệu xây dựng. Ông Khánh cũng ở lại lán trại cùng vợ. Sau đó, bờ taluy cao khoảng 30m, dài khoảng 20m bị sập trượt xuống cùng đất đá, vùi lấp lán trại.
5 nạn nhân bị thương được các đơn vị cứu hộ cứu khỏi hiện trường, chuyển viện cấp cứu, trong đó có 2 người bị thương nhẹ đã xuất viện, 3 người được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Vụ sạt lở ta luy đã làm sập 1 ngôi nhà, 1 ngôi bị xô lệch nghiêng, 2 ngôi bị vỡ tường.
Ai chịu trách nhiệm?
Ngay sáng 29/6, khi nhận được tin báo về vụ việc trên, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã đến hiện trường để nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ cũng như khắc phục hậu quả.
Tại đây, ông Hiệp đã yêu cầu đơn vị chức năng rà soát toàn bộ giấy phép xây dựng của các công trình ở khu vực xảy ra sạt trượt và chỉ đạo khẩn trương tổ chức cứu hộ, cứu nạn và tiến hành điều tra những nguyên nhân gây ra tai nạn nếu có sai phạm trong xây dựng sẽ xứ lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Từ vụ sạt lở ta luy nghiêm trọng trên, chiều cùng ngày, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản hỏa tốc chỉ đạo sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc khẩn trương thực hiện các nội dung liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình trên mái taluy có độ dốc cao, có nguy cơ sạt trượt trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND TP Đà Lạt tạm đình chỉ công tác đối với Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố Đà Lạt để kiểm tra, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cá nhân Trưởng phòng và các tập thể, cá nhân có liên quan trong việc cấp Giấp phép xây dựng và kiểm tra, giám sát xây dựng tại khu vực nêu trên.
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Công an tỉnh này chỉ đạo điều tra, nếu có dấu hiệu hình sự thì khởi tố theo quy định.
Đình chỉ xây dựng toàn bộ các công trình tại khu vực sạt lở
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu, UBND TP Đà Lạt đình chỉ xây dựng toàn bộ các công trì TP Đà Lạt và các công trình đã cấp phép xây dựng có độ dốc lớn, độ chênh taluy âm/dương lớn,... mà có nguy cơ sạt trượt trong mùa mưa để tiến hành rà soát, đánh giá, quan trắc mức độ an toàn.
Khẩn trương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp, biện pháp cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả do sạt trượt gây ra nhằm giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân. Thực hiện ngay các giải pháp xử lý đối với phần kè chắn đất còn lại, đảm bảo không để tiếp tục sạt trượt.
Dừng cấp phép xây dựng đối với các công trình ở những vị trí có độ dốc lớn, khu vực taluy âm/dương cao có nguy cơ sạt trượt và không đảm bảo điều kiện an toàn để xây dựng công trình. Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc cấp phép đối với các công trình tại những khu vực này.
Chỉ đạo cơ quan chức năng, các phòng và đơn vị trực thuộc, chính quyền các phường, xã thực hiện ngay việc kiểm tra, rà soát toàn bộ các khu vực có địa hình đồi, dốc có nguy cơ sạt, trượt để cảnh báo, yêu cầu người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, di dời ra khỏi khu vực nguy cơ sạt trượt có thể xảy ra. Đồng thời, quan trắc tại các công trình đang xây dựng và các vị trí bị sạt trượt hoặc có nguy cơ sạt trượt, đề ra giải pháp ứng phó trong thời gian tới.
Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, cứu chữa đối với gia đình bị thiệt hại, gia đình có người bị thương; hỗ trợ tổ chức an táng đối với những người không may tử nạn. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát ngay các khu dân cư, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, ngập lụt,... để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân.
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan, UBND thành phố Đà Lạt khẩn trương kiểm tra, đánh giá việc cấp giấy phép xây dựng công trình (Giấy phép số 05/GPXD ngày 29/3/2021 của UBND thành phố Đà Lạt); kiểm tra, đánh giá hồ sơ thiết kế, kết cấu công trình và toàn bộ quá trình thi công theo giấy phép được cấp, kiểm tra công tác giám sát thi công công trình theo Giấy phép được cấp,... đối chiếu các quy định hiện hành, điều kiện địa hình thực tế để làm rõ, báo cáo đề xuất UBND tỉnh.
Rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ kích hoạt phương án sẵn sàng ứng trực ở mức cao nhất; cán bộ Ban chỉ huy không nghỉ phép trong mùa mưa bão để kịp thời xử lý các tình huống đột xuất phát sinh.
Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc dừng việc cấp phép đối với các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, dự án đầu tư (bao gồm dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách và ngoài ngân sách, nhà ở do người dân đầu tư) tại các khu vực có mái taluy âm/dương cao, độ dốc lớn có nguy cơ mất an toàn để đánh giá, đưa ra các giải pháp thiết kế, thi công đảm bảo tuyệt đối an toàn công trình tại khu vực này trước khi cấp phép xây dựng.
Khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, dự án đầu tư (bao gồm dự án đầu sử dụng vốn ngân sách và ngoài ngân sách, nhà ở do người dân đầu tư) trên địa bàn đã được cấp phép xây dựng tại khu vực có mái taluy âm/dương cao, độ dốc lớn đánh giá, thẩm định an toàn kết cấu móng, các giải pháp, biện pháp thi công công trình tại khu vực.
Yêu cầu các chủ đầu tư đang thi công các công trình tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt trượt đất, công trình dừng thi công để đánh giá mức độ an toàn kết cấu công trình để đưa ra các biện pháp thi công đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; đồng thời, tuyệt đối không bố trí lán trại, công trình tạm phục vụ thi công công trình tại các điểm, khu vực có độ dốc lớn, nguy cơ sạt trượt đất để đảm bảo an toàn cho người, tài sản thi công công trình và khu vực xung quanh.
Chiều 29/6, Thủ tướng Chính phủ có Công điện về tập trung khắc phục hậu quả sạt lở đất tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và chủ động ứng phó sạt lở trong mùa mưa lũ. Đồng thời, gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân gia đình có người bị nạn.
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả vụ sạt lở đất nêu trên; tổ chức cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là gia đình có người bị nạn; chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, đánh giá, xác định cụ thể nguyên nhân xảy ra sự cố sạt lở để rút kinh nghiệm, tránh xảy ra các sự cố sạt lở tương tự, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đất đai và hoạt động xây dựng (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.
>>> Mời độc giả xem video Mưa to gây sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt, vùi lấp người và tài sản
Sạt lở, hàng trăm m3 đá chắn ngang đường lên cửa khẩu Cầu Treo
Mưa lớn khiến quốc lộ 8 lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bị sạt lở nghiêm trọng. Khoảng 900m3 đá ập xuống, chắn ngang đường khiến giao thông bị ách tắc.
Ông Võ Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, ở Hà Tĩnh xảy ra mưa lớn, khiến quốc lộ (QL) 8 lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bị sạt lở.
Khoảng 16h chiều nay, tại Km 81+300 QL8 xảy ra sạt lở taluy đường, khoảng 900m3 đá ập xuống chắn ngang đường lên Cửa khẩu Cầu Treo.
Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường
Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.