"Sát thủ diệt tăng" Bradley được trang bị lá chắn đối phó UAV Nga

Một công ty Ukraine đã hoàn tất thử nghiệm một lá chắn "phức hợp" mới dành cho xe chiến đấu bộ binh Bradley, nhằm chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Nga dọc theo tiền tuyến.

Theo ông Oleksandr Myronenko, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Metinvest, sau khi đạt được thành công trong quá trình thử nghiệm bởi quân đội Ukraine tại mặt trận phía đông, một lớp giáp dưới dạng màn hình trượt sẽ được lắp vào xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley để tăng cường khả năng phòng thủ của Kiev trên chiến trường. 

Các lớp bảo vệ này được làm từ thép, giúp chống lại mối đe dọa từ máy bay không người lái (UAV) mang bom của Nga, đặc biệt là máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV).

"Chúng tôi hiện đang chuyển sang sản xuất hàng loạt", ông Myronenko nói.

Tập đoàn Metinvest, hoạt động theo sáng kiến Mặt trận Thép - một nỗ lực chung của nhiều doanh nghiệp do "ông trùm sắt thép" người Ukraine Rinat Akhmetov điều hành - đã nghiên cứu và phát triển các tấm chắn thép cho xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và các thiết bị quân sự khác do lực lượng Kiev vận hành.

"Sát thủ diệt tăng" Bradley được trang bị lá chắn đối phó UAV Nga ảnh 1

Xe chiến đấu bộ binh Bradley. Ảnh: Getty

Ông Myronenk nhận định rằng các UAV và FPV hiện là "mối nguy hiểm lớn nhất đối với xe tăng và bất kỳ loại xe bọc thép nào mà quân đội Ukraine sử dụng. 

"Các FPV có thể gây hư hại cho một phần của xe tăng, khiến chúng bất động và dễ dàng trở thành cho một cuộc tấn công tiếp theo của máy bay không người lái, tên lửa chống tăng hoặc pháo binh. Lớp giáp dạng màn hình được gắn vào xe tăng M1 Abrams đã hoạt động tốt trong chiến đấu, bảo vệ được cả kíp lái và xe tăng", ông Myronenk nói.

Ông Myronenk cũng đồng thời cho rằng phiên bản lá chắn mới nhất dành cho xe chiến đấu Bradley "phức tạp hơn so với các phiên bản trước". Lá chắn này là một màn hình di động đặc biệt, có thể trượt qua lại sang hai bên hoặc từ trên xuống dưới tùy thuộc vào tình huống chiến đấu. Mỗi lớp giáp này có giá khoảng 2 triệu USD.

Các khí tài quân sự cỡ lớn do Mỹ tài trợ như xe chiến đấu bộ binh M1 Abrams và M2 Bradley là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của phi đội UAV mang bom của Nga trên chiến trường. Theo tài liệu của Lầu Năm Góc, Mỹ đã cung cấp 31 xe tăng Abrams và hơn 300 xe chiến đấu Bradley cho Ukraine. Lữ đoàn cơ giới số 47, chiến đấu tại các điểm nóng dữ dội nhất ở vùng Donetsk phía đông Ukraine, cũng thường xuyên sử dụng xe tăng Abrams và xe chiến đấu bộ binh Bradley. 

Bradley là xe chiến đấu bộ binh do Mỹ phát triển vào những năm 1970 để đối phó với xe chiến đấu bộ binh của Liên Xô. Loại xe chiến đấu được mệnh danh là loại "sát thủ diệt tăng" nhờ đượcđược trang bị 2 bệ phóng với 7 tên lửa chống tăng TOW.

Theo các chuyên gia quân sự, việc tăng cường lớp phòng thủ cho các "sát thủ diệt tăng" Bradley giúp Ukraine kéo dài thời gian trên chiến trường trong bối cảnh nhiều loại vũ khí khác do Mỹ và phương Tây viện trợ vẫn đang trên đường vận chuyển.

Dàn xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới: Không có Nga!

Tờ Insider của Mỹ vừa cho đăng tải bài viết liệt kê ba xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới, đáng tiếc là trong đó hoàn toàn không có tên của xe tăng Nga.

Dan xe tang chu luc hien dai nhat the gioi: Khong co Nga!
 Đã từng dấy lên hàng loạt các câu hỏi, ví dụ như liệu xe tăng còn cần thiết trong thế kỷ 21? Những kíp lái kì cựu sẽ lựa chọn mẫu chiến xa nào? Song, câu trả lời là cần thiết, và qua các đánh giá được tổng hợp lại, chúng ta có 3 cái tên lọt vào danh sách những cỗ xe tăng tốt nhất thế giới.
Dan xe tang chu luc hien dai nhat the gioi: Khong co Nga!-Hinh-2
 Đầu tiên, xe tăng chủ lực M1 Abrams của Mỹ sẽ chắc chắn nằm trong danh sách này, và ở vị trí đầu bảng. Đã gần 20 năm cho mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Abrams này của Mỹ được tin tưởng sử dụng trên các mặt trận, kể từ lần đầu tiên tại Iraq vào năm 2003.

Chiến dịch quân sự mở ra kỷ nguyên chiến tranh hiện đại?

Bão táp Sa mạc được cho là một chiến dịch quân sự mở ra kỷ nguyên chiến tranh hiện đại, dù nó có ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế châu Âu.

Chien dich quan su mo ra ky nguyen chien tranh hien dai?
 Trong số các chiến dịch nổi danh nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, chắc hẳn nếu như bạn thực sự quan tâm hay tìm hiểu, không bao giờ thấy thiếu sự xuất hiện của cái tên – Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến dịch được thực hiện bởi Lực lượng Liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Chien dich quan su mo ra ky nguyen chien tranh hien dai?-Hinh-2
 Chiến dịch Bão táp Sa mạc nổi tiếng này đã tạo ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, không chỉ với riêng Quân đội Mỹ hay Lực lượng Liên minh lúc đó, mà là cho cả thế giới, một kỷ nguyên mà tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao đã được mở ra.

Vì sao xe tăng chủ lực Nga hay bị "thổi" bay tháp pháo?

Xe tăng Nga khi bị tiêu diệt thường bay tháp pháo ra ngoài, trong khi đó các xe tăng chủ lực Abrams của Mỹ lại không gặp phải vấn đề này.

Vi sao xe tang chu luc Nga hay bi
 Những cuộc xung đột gần đây giữa Nga - Ukraine hay Azerbaijan - Armenia đã cho thấy, rất nhiều xe tăng chủ lực Nga các loại T-72 hay T-90, khi bị phá hủy tháp pháo đều bị thổi bay ra ngoài.

Tin mới