“Sát thủ diệt tăng” Su-25 Nga tan xác

(Kiến Thức) - Theo tờ Rusnews, máy bay cường kích tầm gần Sukhoi Su-25 của Không quân Nga vừa gặp nạn làm phi công thiệt mạng.

“Sát thủ diệt tăng” Su-25 Nga tan xác
Một chiếc máy bay chiến đấu Su-25 của Nga đã bị rơi tại khu vực Krasnodar vào ngày hôm qua, 23/9. Theo nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga, khi cách sân bay Primorsko Akhtarsk về phía Đông Bắc 49 km thì chiếc Su-25 mất kiểm soát, phi công nỗ lực điều khiển máy bay tránh xa khu vực dân cư trước khi đâm xuống mặt đất.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga ông Igor Konashenkov, xác phi công lái máy bay cường kích Su-25 của Nga gặp tai nạn tại khu vực Krasnodar đã được tìm thấy.
“Vào hồi 8h32 (giờ Moscow) vào ngày hôm nay, tổ tìm kiếm trên bộ đã tìm thấy xác viên phi công lái chiếc Su-25 gặp nạn”, ông này nói.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
"Hung thần" diệt xe tăng Su-25 phóng đạn rocket hạng nặng.
"Hung thần" diệt xe tăng Su-25 phóng đạn rocket hạng nặng.
Cường kích tầm gần Sukhoi Su-25 được coi là “sát thủ diệt tăng” của Không quân Nga với hỏa lực cực mạnh được thiết kế tiêu diệt mọi mục tiêu mặt đất, gồm cả bộ binh, công sự phòng ngự, xe tăng, xe bọc thép…
Được thiết kế cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực bay ở độ cao thấp, Su-25 thiết kế với buồng lái bọc lớp giáp Titan dày cỡ 24mm chống đạn súng máy hạng nặng, pháo phòng không bảo vệ phi công.
Su-25 thiết kế với 10 giá treo trên cánh mang tổng cộng 4 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối đất Kh-25ML (tầm bắn 11km, lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng gần 100kg); Kh-29 (tầm bắn 12km, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 600-700kg); tên lửa chống tăng Vikhr (biến thể Su-25T, tầm bắn 8-10km) và bom. Ngoài ra, máy bay còn có một pháo uy lực mạnh 2 nòng cỡ 30mm GSh-2-30 lắp ở mũi máy bay có tốc độ bắn 3.000 phát/phút.

Xem chiến đấu cơ hạ cánh trên đường cao tốc

Xem chiến đấu cơ hạ cánh trên đường cao tốc
Việc sử dụng đường giao thông dân sự làm đường băng cho máy bay chiến đấu cất hạ cánh là điều cần thiết trong thời chiến. Nếu sân bay bị trúng bom kẻ địch thì vẫn còn vô vàn "đường băng dự phòng" (đường giao thông) để máy bay chiến đấu cất cánh đánh địch. Trong ảnh là một đoạn đường cao tốc gần thành phố Brest (Belarus) đang được cảnh sát giao thông phong tỏa.
Việc sử dụng đường giao thông dân sự làm đường băng cho máy bay chiến đấu cất hạ cánh là điều cần thiết trong thời chiến. Nếu sân bay bị trúng bom kẻ địch thì vẫn còn vô vàn "đường băng dự phòng" (đường giao thông) để máy bay chiến đấu cất cánh đánh địch. Trong ảnh là một đoạn đường cao tốc gần thành phố Brest (Belarus) đang được cảnh sát giao thông phong tỏa.

Phương án dùng đường giao thông làm đường băng hiện được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Trong ảnh là các xe cứu hỏa và các xe chuyên dụng khác đã sẵn sàng cho buổi diễn tập.
Phương án dùng đường giao thông làm đường băng hiện được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Trong ảnh là các xe cứu hỏa và các xe chuyên dụng khác đã sẵn sàng cho buổi diễn tập.

Chiếc cường kích Su-25 đang chuẩn bị hạ cánh xuống đường cao tốc.
Chiếc cường kích Su-25 đang chuẩn bị hạ cánh xuống đường cao tốc.

Để các máy bay chiến đấu hạ cánh an toàn, trước đó các giao thông này cần dọn dẹp mọi vật thể sắc nhọn, đá... Trong ảnh là chiếc Su-25 hạ cánh an toàn.
Để các máy bay chiến đấu hạ cánh an toàn, trước đó các giao thông này cần dọn dẹp mọi vật thể sắc nhọn, đá... Trong ảnh là chiếc Su-25 hạ cánh an toàn.


Một góc chụp khác khi chiếc Su-25 hạ cánh.
Một góc chụp khác khi chiếc Su-25 hạ cánh.

Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của những chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29.
Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của những chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29.

Và còn gồm cả những chiếc trực thăng chiến đấu Mi-24.
Và còn gồm cả những chiếc trực thăng chiến đấu Mi-24.

Từng chiếc Mi-24 lần lượt tiếp cận đường cao tốc.
Từng chiếc Mi-24 lần lượt tiếp cận đường cao tốc.

Phi công Mil Mi-24 sau chuyến bay.
 Phi công Mil Mi-24 sau chuyến bay.

Hai chiếc Mi-24 hạ cánh an toàn trên đường cao tốc.
Hai chiếc Mi-24 hạ cánh an toàn trên đường cao tốc.

Quân đội Belarus ghép những tấm gi tạo nên khu kỹ thuật dã chiến ngay trên lề đường cao tốc. Trong ảnh là một chiếc Su-25 đang được tiếp dầu.
Quân đội Belarus ghép những tấm gi tạo nên khu kỹ thuật dã chiến ngay trên lề đường cao tốc. Trong ảnh là một chiếc Su-25 đang được tiếp dầu.

Các kỹ thuật viên chăm sóc Su-25.
Các kỹ thuật viên chăm sóc Su-25.

MiG-29 nằm ở khu kỹ thuật.
 MiG-29 nằm ở khu kỹ thuật.

MiG-29 đang được tiếp nhiên liệu.
 MiG-29 đang được tiếp nhiên liệu.

Các kỹ thuật viên hoàn thành việc kiểm tra và bổ sung nhiên liệu cho MiG-29.
 Các kỹ thuật viên hoàn thành việc kiểm tra và bổ sung nhiên liệu cho MiG-29.

MiG-29 chuẩn bị cất cánh trên đường cao tốc.
 MiG-29 chuẩn bị cất cánh trên đường cao tốc.
Tiêm kích đánh chặn MiG-29 cất cánh thành công để lại sau nó đám bụi mù.
Tiêm kích đánh chặn MiG-29 cất cánh thành công để lại sau nó đám bụi mù.

Chiếc cường kích Su-25 chạy đà cất cánh trên đường cao tốc.
Chiếc cường kích Su-25 chạy đà cất cánh trên đường cao tốc.

Những cuộc huấn luyện kiểu này được Belarus thực hiện hàng năm nhằm tăng tính cơ động chiến đấu của lực lượng không quân.
Những cuộc huấn luyện kiểu này được Belarus thực hiện hàng năm nhằm tăng tính cơ động chiến đấu của lực lượng không quân.

Su-25 Nga giúp gì cho Quân đội Iraq đối phó ISIL?

(Kiến Thức) - Su-25 được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất với buồng lái bọc giáp dày, mang 4 tấn vũ khí gồm các loại bom và rocket.

Su-25 Nga giúp gì cho Quân đội Iraq đối phó ISIL?
Các quan chức an ninh Iraq cho biết nước này đã nhận được 5 chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 đầu tiên từ Nga trong nỗ lực nhằm chống lại cuộc tấn công của phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL).
Các quan chức an ninh Iraq cho biết nước này đã nhận được 5 chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 đầu tiên từ Nga trong nỗ lực nhằm chống lại cuộc tấn công của phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL). 

Máy bay cường kích Su-25 do Cục thiết kế Sukhoi (Nga) nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 để đáp ứng nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho đơn vị mặt đất, tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ, công sự phòng ngự nổi và bộ binh đối phương. Rõ ràng, việc mua Su-25 là quyết định khôn ngoan của chính quyền Iraq khi nó được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Máy bay cường kích Su-25 do Cục thiết kế Sukhoi (Nga) nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 để đáp ứng nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho đơn vị mặt đất, tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ, công sự phòng ngự nổi và bộ binh đối phương. Rõ ràng, việc mua Su-25 là quyết định khôn ngoan của chính quyền Iraq khi nó được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.

So sánh với “sát thủ diệt tăng” A-10 (góc phải, trên cùng ảnh) của Mỹ, Su-25 được đánh giá là có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn, mang ít vũ khí hơn nhưng lại vượt trội về tính cơ động. Lý giải cho vấn đề này, theo trang Enemy Forces thì các nhà thiết kế Mỹ thường quan tâm nhiều tới việc đảm bảo khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu, trong khi Liên Xô quan tâm tới tính cơ động.
So sánh với “sát thủ diệt tăng” A-10 (góc phải, trên cùng ảnh) của Mỹ, Su-25 được đánh giá là có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn, mang ít vũ khí hơn nhưng lại vượt trội về tính cơ động. Lý giải cho vấn đề này, theo trang Enemy Forces thì các nhà thiết kế Mỹ thường quan tâm nhiều tới việc đảm bảo khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu, trong khi Liên Xô quan tâm tới tính cơ động.

Su-25 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực R-195 cho phép đạt tốc độ tối đa 975km/h, trong khi A-10 chỉ đạt tốc độ hơn 800km/h.
Su-25 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực R-195 cho phép đạt tốc độ tối đa 975km/h, trong khi A-10 chỉ đạt tốc độ hơn 800km/h.

Được thiết kế cho nhiệm vụ chi viên hỏa lực bay ở độ cao thấp nên buồng lái Su-25 bọc lớp giáp Titan dày cỡ 24mm chống đạn súng máy hạng nặng, pháo phòng không bảo vệ phi công.
Được thiết kế cho nhiệm vụ chi viên hỏa lực bay ở độ cao thấp nên buồng lái Su-25 bọc lớp giáp Titan dày cỡ 24mm chống đạn súng máy hạng nặng, pháo phòng không bảo vệ phi công.

Trong ảnh là buồng lái máy bay cường kích Su-25.
Trong ảnh là buồng lái máy bay cường kích Su-25.

Để thực hiện nhiệm vụ ném bom và phóng tên lửa, Su-25 trang bị hệ thống máy ngắm ném bom ASP-17 BT-8 cùng camera AKS-750 đặt ở đầu mũi. Ngoài ra, ở mũi còn chứa thiết bị chỉ thị mục tiêu và đo xa lade Klyon PS dùng để hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường bằng lade.
Để thực hiện nhiệm vụ ném bom và phóng tên lửa, Su-25 trang bị hệ thống máy ngắm ném bom ASP-17 BT-8 cùng camera AKS-750 đặt ở đầu mũi. Ngoài ra, ở mũi còn chứa thiết bị chỉ thị mục tiêu và đo xa lade Klyon PS dùng để hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường bằng lade.

Su-25 thiết kế với 10 giá treo trên cánh mang tổng cộng 4 tấn vũ khí không đối đất và không đối không. Ngoài ra, máy bay còn có một pháo uy lực mạnh 2 nòng cỡ 30mm GSh-2-30 lắp ở mũi máy bay có tốc độ bắn 3.000 phát/phút.
Su-25 thiết kế với 10 giá treo trên cánh mang tổng cộng 4 tấn vũ khí không đối đất và không đối không. Ngoài ra, máy bay còn có một pháo uy lực mạnh 2 nòng cỡ 30mm GSh-2-30 lắp ở mũi máy bay có tốc độ bắn 3.000 phát/phút.

Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu mặt đất, Su-25 có khả năng mang các loại vũ khí sau: tên lửa Kh-25ML (tầm bắn 11km, lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng gần 100kg); tên lửa Kh-29 (tầm bắn 12km, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 600-700kg); bom có điều khiển 500kg; bom và rocket không điều khiển. Với những loại vũ khí này, Su-25 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép hạng nặng.
Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu mặt đất, Su-25 có khả năng mang các loại vũ khí sau: tên lửa Kh-25ML (tầm bắn 11km, lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng gần 100kg);  tên lửa Kh-29 (tầm bắn 12km, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 600-700kg); bom có điều khiển 500kg; bom và rocket không điều khiển. Với những loại vũ khí này, Su-25 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép hạng nặng.

Thực tế, không nhất thiết cần phải vũ khí tấn công dẫn đường, chỉ với pháo, rocket và bom không điều khiển cũng sẽ chi viện hỏa lực đáng kể cho Quân đội Iraq trước lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông (ISIL).
Thực tế, không nhất thiết cần phải vũ khí tấn công dẫn đường, chỉ với pháo, rocket và bom không điều khiển cũng sẽ chi viện hỏa lực đáng kể cho Quân đội Iraq trước lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông (ISIL).

“Quan tài bay” MiG-21 Ấn Độ lại gặp nạn

“Quan tài bay” MiG-21 Ấn Độ lại gặp nạn
Chiếc tiêm kích MiG-21Bison bị rơi tại quận Uttarlai ở bang Rajshthan, khi phi công cố gắng hạ cánh. Việc phi công đã thiệt mạng ngay sau đó.

Tin mới