Sau 21 ngày thở máy, sản phụ mắc COVID-19 xuất viện

Sau nhiều nỗ lực của thầy thuốc, sản phụ 33 tuổi ở Điện Biên và con đã xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh. Cháu bé không bị lây nCoV từ mẹ.

Sau 21 ngày thở máy, sản phụ mắc COVID-19 xuất viện
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), bệnh nhân là chị L.T.K., 33 tuổi, trú tại Sa Phìn, Nậm Pồ, Điện Biên. Chị K. được phép xuất viện sáng 26/6, trong tình trạng sức khỏe ổn định. Cháu bé chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, không bị mắc COVID-19 từ mẹ.
Tiến sĩ Vũ Đình Phú, trưởng khoa Hồi sức tích cực, cho biết đây là ca bệnh nguy kịch đòi hỏi yêu cầu chuyên môn rất cao, phối hợp chặt chẽ của nhiều bác sĩ chuyên khoa và lực lượng thầy thuốc.
Trước đó, chị K. phải thở máy 21 ngày liên tục và 9 lần lọc máu, kết hợp các biện pháp điều trị, chăm sóc tích cực. Từ ngày 13/6, bệnh nhân cai thở máy thành công. 6 ngày sau, sản phụ K. có những chuyển biến vượt trội, tỉnh táo hoàn toàn, ăn tiêu tốt và được tập vận động tại giường.
Đây là lần đầu tiên sản phụ K. mang thai sau 11 năm lấy chồng, thai IVF (lần 2) 35 tuổi. Bệnh nhân mắc COVID-19 do tiếp xúc F0, được cách ly từ ngày 4/5 và phát hiện dương tính vào ngày 13/5. Ngày 19/5, chị K. có biểu hiện sốt cao, tức ngực, khó thở nhiều nên được chuyển từ bệnh viện tuyến Điện Biên đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, chị K. được hổi chẩn các chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, Sản khoa, Ngoại khoa. Các bác sĩ tiên lượng hai mẹ con bệnh nhân K. nguy kịch do tình trạng suy hô hấp cấp tính, tổn thương phổi nặng nề, thai nhi 35 tuần, phù 2 chi dưới nhiều, theo dõi tình trạng tiền sản giật.
Đặc biệt, bệnh nhân bị rối loạn đông máu nặng. Vì vậy, các thầy thuốc nhận định đây là ca bệnh rất phức tạp, hội chẩn chuyên khoa nhiều lần với mục tiêu cao nhất là bằng mọi cách cứu cả mẹ và con sản phụ K.
Sau 21 ngay tho may, san phu mac COVID-19 xuat vien
Sản phụ K. đã hồi phục, khỏi COVID-19 và được xuất viện vào ngày 26/6. Ảnh: BVCC. 
Sau 3 ngày điều trị tích cực, nhận thấy tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân nặng dần lên, nguy cơ suy thai do mẹ thiếu oxy, các bác sĩ đã hội chẩn chỉ định mổ cấp cứu lấy con vào ngày 21/5. Cháu bé 35 tuần tuổi nặng 2,6 kg chào đời khỏe mạnh và được chăm sóc theo dõi tại khoa Nhi.
Tại khoa Hồi sức tích cực, chị K. tiếp tục được hồi sức, chăm sóc hô hấp chuyên sâu, thở máy với chế độ dành cho bệnh nhân suy hô hấp cấp tính. Tuy nhiên, ngày 22/5, tình trạng của bệnh nhân diễn biến nặng, có toan chuyển hóa.
Tiến sĩ Vũ Đình Phú sau khi hội chẩn bệnh nhân đã quyết định đặt máy thở kỹ thuật cao bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ cytokines, kiểm soát nguyên nhân toan chuyển hóa, duy trì an thần giảm đau để bệnh nhân thở theo máy. Mục đích là hạn chế tổn thương phổi, duy trì thuốc chống đông máu theo mục tiêu điều trị, theo dõi đánh giá thường xuyên để điều chỉnh kịp thời các biện pháp điều trị.
Sau 8 ngày thở máy và 6 lần lọc máu liên tục, ngày 29/5, sức khỏe của bệnh nhân vẫn chưa có nhiều tiến triển, thậm chí chức năng phổi còn suy giảm nhiều, chỉ số chức năng phổi giảm nặng, ăn sữa qua sonde dạ dày không tiêu.
Bệnh nhân tiếp tục được thở máy qua mở khí quản, lọc máu thêm 3 lần nữa, sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn điện giải, dinh dưỡng bổ trợ đường tĩnh mạch, chăm sóc tích cực, tập phục hồi chức năng, và các chăm sóc sản khoa. Sau nhiều nỗ lực của ê-kíp thầy thuốc, bệnh nhân đã khỏi COVID-19 và cùng con xuất viện vào ngày 26/6.
Cùng ngày, một trường hợp mắc COVID-19 nặng cao tuổi (60 tuổi), nhiều bệnh lý nền, đã hồi phục tốt và chuyển khỏi đơn vị ICU. Trong đợt bùng phát thứ 4, đây là ca COVID-19 nguy kịch thứ 17 tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hồi phục tốt và sức khỏe dần ổn định.
Ngoài ra, trong ngày 26/6, 6 ca mắc COVID-19 khác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khỏi bệnh và được ra viện trở về địa phương theo dõi theo quy định.

Mổ cấp cứu viêm ruột thừa cho thiếu niên 16 tuổi nghi mắc COVID-19

Nam thiếu niên 16 tuổi ở Hà Nội có yếu tố nghi ngờ mắc COVID-19 đã được các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương phẫu thuật cắt ruột thừa trong khu cách ly.

Mổ cấp cứu viêm ruột thừa cho thiếu niên 16 tuổi nghi mắc COVID-19

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng 31/3 cho biết đêm 30/3, Khoa Ngoại sản của bệnh viện tiếp tục phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cách ly bị viêm ruột thừa. Bệnh nhân là H.T.N. (nam, 16 tuổi).

Trước đó, bệnh nhân N. và gia đình trong tháng 3 có đến chăm sóc ông nội điều trị tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi Khoa Thần kinh phát hiện có người mắc COVID-19, cả nhà bệnh nhân phải cách ly tại nhà. 3 ngày gần đây, bệnh nhân sốt 37,9 đến 38,3 độ C.

Sáng 18/4: Không có ca mắc COVID-19; Bộ trưởng BYT kiểm tra phòng chống dịch tại Kiên Giang

Bản tin sáng 18/4 của Bộ Y tế cho biết, không có ca mắc COVID-19. Như vậy tạm thời 12h trôi qua, số ca mắc COVID-19 ở nước ta vẫn là 2.781 ca. 

Sáng 18/4: Không có ca mắc COVID-19; Bộ trưởng BYT kiểm tra phòng chống dịch tại Kiên Giang
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đi kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin tại tỉnh Kiên Giang. 

Đến 6h sáng ngày 18/4, Việt Nam có tổng cộng 1570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã 64 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng;

- Hà Nội 61 ngày và Hải Phòng 54 ngày, Hải Dương đã 24 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Số ca mắc COVID-19 của thế giới

- Cả thế giới có 141.264.686 ca mắc, trong đó 119.879.311 ca đã khỏi bệnh; 3.022.247 ca tử vong và 18.363.126 ca điều trị (106.751 ca diễn biến nặng)

- Trong 12 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 633.855 ca, tử vong tăng 7.508 ca.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 40.443, trong đó:

Sang 18/4: Khong co ca mac COVID-19; Bo truong BYT kiem tra phong chong dich tai Kien Giang
 

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 529

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.660

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 15.254.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: tổng số bệnh nhân khỏi bệnh ở nước ta đến nay là 2.445 /2.781

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện có 45 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 11 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 16 ca; số ca âm tính lần 3 là 18 ca.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, sáng nay 18/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác của Bộ Y tế tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch và tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại tỉnh Kiên Giang.

Tại cuộc họp trực tuyến phòng chống COVID-19 vừa diễn ra, ông Hà Văn Phúc, Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang cho biết, công tác phòng chống dịch tại các tỉnh biên giới Tây Nam đang rất căng thẳng, trong bối cảnh số ca mắc tại các nước láng giềng … tăng mạnh.

Thời gian qua, việc kiểm soát các ca nhập cảnh qua đường mòn, lối mở, trên biển không dễ dàng.

Ông Phúc dẫn chứng, Kiên Giang có 56km biên giới đường bộ, hơn 200km đường bờ biển, hàng ngày có hàng ngàn tàu cá, tàu chở dầu, chở nhu yếu phẩm của các nước cùng hoạt động nên việc kiểm soát xuất nhập cảnh trên bộ và trên biển rất khó khăn. Riêng từ ngày 20/2 đến nay, có 1.262 người về nước từ các nước giáp biên giới (cả hợp pháp và trái phép), trong đó đã có 36 ca dương tính, 8 ca nghi ngờ.

Hiện tại, tất cả các bệnh nhân mắc COVID-19 khi nhập cảnh đều được chuyển vào Trung tâm Y tế huyện Hà Tiên điều trị. Tuy nhiên Trung tâm này rất bé, chỉ điều trị được khoảng 30 bệnh nhân, nâng cấp tối đa cũng chỉ lên được 50 giường.

Trước tình hình trên, Kiên Giang kiến nghị Bộ Y tế sớm xem xét cho địa phương trình Thủ tướng thành lập bệnh viện dã chiến.

“Thông thường, bệnh viện dã chiến được thiết lập khi số ca nhiễm trong cộng đồng tăng mạnh, nhưng với Kiên Giang, bệnh viện dã chiến để thu dung, điều trị bệnh nhân từ biên giới về. Chúng tôi nhận định, bệnh viện này có thể tồn tại trong 1-2 năm tới cho đến khi dịch tại Campuchia, Thái Lan và các nước Đông Nam Á kiểm soát được”- ông Phúc lý giải.

Lãnh đạo Sở Y tế Kiên Giang cho biết thêm, không thể sử dụng Trung tâm Y tế Hà Tiên thành bệnh viện dã chiến, vì kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Nữ bệnh nhân mắc COVID-19 ở Đà Nẵng tử vong

Nữ bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Phổi vừa tử vong.

Nữ bệnh nhân mắc COVID-19 ở Đà Nẵng tử vong

Trao đổi với VietNamNet trưa nay (21/5), lãnh đạo Bệnh viện Phổi Đà Nẵng xác nhận, một ca mắc COVID-19 điều trị tại đây vừa tử vong.

Bệnh nhân 3653 là L.T.L (nữ, 89 tuổi, trú tổ 5, thôn Cẩm Toại Tây, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) tử vong trên nền bệnh lý phức tạp, tuổi cao...

Tin mới