Sau 5 năm mới nhận được bản án phúc thẩm từ 2019, Eximbank nói gì?

(Vietnamdaily) - Ngày 23/10/2019, TAND cấp cao đã xét xử phúc thẩm vụ án, Bản án phúc thẩm này có hiệu lực thi hành ngay. Tuy nhiên, sau đó Eximbank không nhận được Bản án phúc thẩm này từ Tòa án.

Cụ thể, ngày 16/9, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) cho biết đã nhận được Bản án phúc thẩm số 648/2019/HS-PT ngày 23/10/2019 của TAND Cấp cao tại Hà Nội liên quan đến Vụ khiếu nại của 6 khách hàng về việc bị rút mất số tiền gửi tiết kiệm tại Phòng Giao dịch Đô Lương - Chi nhánh Vinh của Eximbank.

Theo đó, TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên xử cựu nhân viên PGD Đô Lương - Chi nhánh Vinh phải hoàn trả lại Eximbank số tiền hơn 41 tỷ đồng và Eximbank có nghĩa vụ tất toán khoản tiền gửi tiết kiệm với số tiền tương ứng 41 tỷ đồng cho 6 khách hàng trong vụ khiếu nại.

Đồng thời, Eximbank được truy thu 6,95 tỷ đồng từ 2 trong 6 khách hàng trong vụ khiếu nại, 13,5 tỷ đồng từ 3 cá nhân khác có liên quan đến nghĩa vụ khiếu nại và kê biên tài sản của cựu nhân viên PGD Đô Lương - Chi nhánh Vinh, trong đó bao gồm một quyền sử dụng đất ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Sau 5 nam moi nhan duoc ban an phuc tham tu 2019, Eximbank noi gi?
 

Eximbank cho biết không kháng cáo đối với Bản án sơ thẩm này, tuy nhiên hai bị cáo là Nguyên Giám đốc phòng giao dịch Đô Lương - Chi nhánh Vinh và Nguyên Phó Giám đốc Phòng giao dịch Đô Lương - Chi nhánh Vinh đã kháng cáo. Ngoài ra, một cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ khiếu nại và một trong 6 khách hàng cũng đã kháng cáo.

Để thi hành các Bản án theo yêu cầu của Cơ quan Thi hành án, Ngân hàng đã ghi nhận khoản phải thu đối với cựu nhân viên nói trên và đã trích lập dự phòng toàn bộ là 21,68 tỷ đồng, tương ứng cho các khoản tiền gốc, tiền lãi và lãi phạt mà Eximbank đã thanh toán cho 6 khách hàng trong vụ kiện.

Trong quá trình rà soát, sắp xếp lại tài liệu, hồ sơ nội bộ, Eximbank phát hiện ngân hàng chưa nhận được Bản án phúc thẩm của vụ việc khiếu nại của 6 khách hàng tại PGD Đô Lương nên đã lập tức liên hệ với TAND Cấp cao tại Hà Nội để được cung cấp Bản án phúc thẩm. 

Doanh thu trượt dốc, Eximbank 'vấp' ngay mục tiêu lợi nhuận 2024

(Vietnamdaily) - Eximbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm 24,1% trong quý 1 năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 661 tỷ đồng. Nguyên nhân chính đến từ việc thu nhập ngoài lãi sụt giảm mạnh 51%.

Doanh thu truot doc, Eximbank 'vap' ngay muc tieu loi nhuan 2024
Lợi nhuận quý 1 của Eximbank giảm mạnh. 

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, ghi nhận kết quả kinh doanh trượt dốc.

Liên tục thay cổ đông lớn, ngân hàng Eximbank kinh doanh ra sao?

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank: EIB) vừa công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng tính đến ngày 1/7.

Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Gelex (GEX) hiện là cổ đông lớn nhất của Eximbank với sở hữu hơn 85,5 triệu cổ phần (tương đương 4,9% vốn điều lệ ngân hàng). Cổ đông lớn thứ hai là Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX với hơn 62 triệu cổ phiếu (3,58%). Cổ đông khác sở hữu trên 1% vốn tại Eximbank là Công ty cổ phần Thắng Phương (sở hữu 53,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,07% vốn).
Trong danh sách còn có hai cổ đông cá nhân nắm giữ trên 1% vốn của ngân hàng này, bao gồm: bà Lê Thị Mai Loan (sở hữu 1,03% vốn) và bà Lương Thị Cẩm Tú (sở hữu 1,12% vốn). Trong đó, bà Lương Thị Cẩm Tú hiện đang là Phó chủ tịch HĐQT Eximbank còn bà Lê Thị Mai Loan là cựu Thành viên HĐQT Eximbank.