Sau “án” phạt hàng trăm triệu, SEVEN.AM khẳng định không cắt mác Trung Quốc

(Kiến Thức) - Sau khi lực lượng quản lý thị trường thông tin phát hiện 4 vi phạm tại chuỗi thời trang thương hiệu SEVEN.AM ở Hà Nội, phạt 170 triệu đồng thì Công ty cổ phần MHA đã khẳng định SEVEN.AM không cắt mác Trung Quốc.

Liên quan đến lùm xùm nhãn mác thương hiệu thời trang SEVEN.AM, ngày 30/11, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Công ty cổ phần MHA đã bị phạt tổng cộng 110 triệu đồng và đơn vị nhượng quyền là Công ty Thư Kỳ bị phạt 60 triệu đồng do những vi phạm trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thương hiệu SEVEN.AM.
Sau “an” phat hang tram trieu, SEVEN.AM khang dinh khong cat mac Trung Quoc
  Trước đó, cơ sở thời trang SEVEN.AM tại số 146 Thái Hà (Hà Nội)  đóng cửa im lìm sau lùm xùm nhãn mác.
Ngay sau đó, Công ty cổ phần MHA bất ngờ có thông cáo báo chí khẳng định: “SEVEN.AM không gắn mác Made in Việt Nam vào các sản phẩm tem mác Trung Quốc nhằm mục đích đánh tráo xuất xứ hàng hóa và lừa dối người tiêu dùng; SEVEN.AM đảm bảo các sản phẩm gắn tem mác Seven.AM Made in Việt Nam được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, bởi những người thợ may Việt Nam”.
Công ty cổ phần MHA còn khẳng định: “Do thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự nên từ tháng 2/2018, ông Nguyễn Vũ Hải Anh không còn là đại diện pháp luật của Công ty và thương hiệu SEVEN.AM. Từ 15/12/2018, tức là cách đây gần 1 năm, ông Nguyễn Vũ Hải Anh đã không còn là cổ đông của Công ty nên hiện nay, ông Hải Anh không phải là đại diện phát ngôn của Công ty và thương hiệu SEVEN.AM”.
Công ty cổ phần MHA cho rằng việc báo chí đưa tin liên quan đến thương hiệu SEVEN.AM, ông Hải Anh cũng muốn làm cho rõ và có hỏi bên cun ứng hàng hoá về việc này thì họ trả lời là do một số khách hàng than phiền bị ngứa cổ, nhân viên không làm đúng quy định, đã cắt mác để chiều lòng khách, tuy nhiên số lượng sản phẩm này không nhiều. Trong lúc hoảng hốt, rối loạn khi có mấy chục phóng viên báo chí hỏi về sự việc, ông đã trả lời lại đúng theo nội dung thông tin của bên cung ứng.
“Chúng tôi xin khẳng định, đó chỉ là ý kiến cá nhân của ông Hải Anh, không đại diện cho Công ty cổ phần MHA và thương hiệu SEVEN.AM”, thông cáo nhấn mạnh.
Thương hiệu thời trang SEVEN.AM đồng thời cam kết rà soát lại toàn bộ các quy trình, điều chỉnh và thắt chặt khâu quản lý sản phẩm, tem mác, cam kết cung cấp những sản phẩm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng cao tới tay người tiêu dùng Việt Nam với dịch vụ ngày một hoàn thiện.
“Trước sự việc đáng tiếc này, chúng tôi thấu hiểu những sai sót gây hiểu nhầm về minh bạch nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu dùng hoang mang. SEVEN.AM tha thiết tiếp tục nhận được sự bao dung, đồng hành, ủng hộ của người tiêu dùng cũng như các cơ quan báo chí, truyền thông để một thương hiệu thời trang của người Việt được tiếp tục tồn tại, phát triển”, Công ty cổ phẩn MHA chia sẻ.
Trước đó, ngày 11/11/2019, Đội Quản lý thị trường số 14 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã kiểm tra 5 điểm kinh doanh quần áo SEVEN.AM tại Hà Nội và tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm đề điều tra, làm rõ việc tuân thủ pháp luật.
Theo đó, Công ty cổ phần MHA có 4 địa điểm bị kiểm tra, gồm: Cơ sở kinh doanh tại 146-148 Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa), số 504-506 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên), số 146 Thái Hà (quận Đống Đa), số 135 Trần Phú (quận Hà Đông).
Trong khi Công ty Thư Kỳ có một cơ sở kinh doanh tại 11 Kim Đồng (quận Hoàng Mai).

Video Seven.am bị phạt nặng vì nhập hàng Trung Tuốc về gắn mác Việt Nam - Nguồn: VTC14

SEVEN.am bị tố nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác: "Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự"

(Kiến Thức) - Xoay quanh nghi vấn SEVEN.am bị tố nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, luật sư Đặng Văn Cường nhận định, việc một doanh nghiệp cắt nhãn mác hàng hóa để dán mác thương hiệu khác vào là hành vi lừa dối khách hàng.

Dư luận đang xôn xao trước thông tin nghi vấn thương hiệu thời trang SEVEN.am nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, bán ra thị trường.
Theo báo Tuổi trẻ Thủ đô, những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty cổ phần MHA ở tầng 4, tòa nhà Hesco (địa chỉ 135 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội). Trước khi xuất đi hàng chục showroom, các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào sẽ phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu SEVEN.am.

SEVEN.am, Khaisilk: Cặp “đôi vàng” trong làng gian dối, cắt mác Trung Quốc thành “hàng nhà“?

(Kiến Thức) - Khi cơ quan chức năng vẫn điều tra, xác minh sự việc Khaisilk bán khăn lụa Trung Quốc gắn mác hàng Việt, mới đây thương hiệu thời trang SEVEN.am cũng bị tố cắt mác Trung Quốc thành "hàng nhà", khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Đến thời điểm này, nhiều người hẳn vẫn chưa quên sự việc hồi cuối tháng 10/2017, Công ty TNHH Khải Đức (chủ thương hiệu Khaisilk) phải đối mặt với khủng hoảng nặng nề, khi một khách hàng phản ánh mua khăn lụa không đúng xuất xứ trên nhãn mác.
Sau đó, ông Hoàng Khải - Chủ tịch Công ty này đã cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng và đóng cửa toàn bộ hệ thống cửa hàng Khaisilk để phục vụ công tác điều tra.

Tin mới