Sau bạo loạn, Pháp cấm bán pháo hoa dịp quốc khánh 14/7

Chính phủ Pháp công bố lệnh cấm người dân bán, sở hữu và vận chuyển pháo hoa dịp quốc khánh 14/7, sau cuộc bạo loạn liên quan vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên gần đây.

"Để ngăn chặn nguy cơ gây rối loạn trật tự công cộng nghiêm trọng trong dịp lễ quốc khánh, việc bán, sở hữu, vận chuyển và sử dụng pháo hoa sẽ bị cấm cho đến hết ngày 15/7", sắc lệnh do chính phủ Pháp ban hành ngày 9/7 cho hay.
Lệnh cấm bán pháo hoa không áp dụng cho những bên chuyên nghiệp hoặc ban tổ chức bắn pháo hoa ở các thành phố theo truyền thống trong dịp quốc khánh.
Sau bao loan, Phap cam ban phao hoa dip quoc khanh 14/7
Pháp cấm bán pháo hoa dịp Quốc khánh 14/7 vì lo ngại bạo loạn. Ảnh: Reuters. 
Bắn pháo hoa là nét đặc trưng trong lễ kỷ niệm quốc khánh hàng năm ở Pháp. Tuy nhiên, pháo hoa cũng thường xuất hiện trong các cuộc biểu tình tại quốc gia này.
Pháo hoa được đám đông sử dụng trong cuộc bạo loạn gần đây liên quan tới vụ việc cảnh sát bắn chết thiếu niên Nahel Merzouk, 17 tuổi vì cậu ta rồ ga chạy khỏi chốt giao thông hôm 27/6. Nhà chức trách Pháp cho biết gần 4.000 người biểu tình quá khích đã bị bắt, trong đó có ít nhất 1.160 người trong độ tuổi vị thành niên.
Đến ngày 4/7, Tổng thống Pháp Macron thông báo đã qua đỉnh bạo loạn. Ông Macron cũng cho biết, ông đã có cuộc gặp với các thị trưởng của 220 thành phố chịu thiệt hại do các cuộc bạo loạn.
Nguồn tin quan chức Pháp cho biết, Tổng thống Macron hy vọng "sớm bắt đầu quá trình làm rõ vụ việc để tìm hiểu lý do sâu xa dẫn đến những sự kiện này".
Lo lắng về khả năng bạo loạn bùng phát trở lại, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne hôm 8/7 cho biết chính phủ sẽ triển khai các biện pháp quy mô lớn để bảo vệ người dân trong dịp quốc khánh.
Phát ngôn viên chính phủ Olivier Veran hôm 6/7 cũng nhấn mạnh chính quyền sẽ làm "mọi thứ để đảm bảo an ninh và sự bình yên của công chúng, đồng thời bác bỏ khả năng lễ kỷ niệm quốc khánh năm nay bị hủy do bạo loạn.

Bạo loạn nhà tù Colombia, 51 người chết cháy thương tâm

Ngày 28/6, chính quyền Colombia cho biết ít nhất 51 người thiệt mạng và 30 người khác bị thương trong vụ bạo loạn nhà tù ở Colombia.

Ông Tito Castellanos, người đứng đầu Cơ quan Quản lý trại giam quốc gia Colombia (INPEC), cho biết một vụ hỏa hoạn đã bùng phát trong một cuộc bạo loạn nhà tù ở thành phố Tulua, Tây Nam Colombia rạng sáng ngày 28/6. Tới nay, các nhà chức trách ghi nhận 51 người thiệt mạng, gồm ít nhất 49 người chết trong nhà tù và 2 người chết sau khi được đưa đến bệnh viện.
Bao loan nha tu Colombia, 51 nguoi chet chay thuong tam

Nhà tù thành phố Tulua, nơi xảy ra vụ bạo loạn. Ảnh: Infobae.

Hàng trăm người thiệt mạng vụ bạo loạn bóng đá Indonesia

Có ít nhất 174 người chết và hơn 300 người bị thương sau khi cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông bạo loạn trên sân Kanjuruhan, dẫn đến thảm kịch tồi tệ nhất lịch sử làng bóng đá Thế giới.

Vụ bạo loạn bóng đá Indonesia, theo giới truyền thông xứ vạn đảo, số người chết hiện đã tăng từ 127 lên 174 người, với hai cảnh sát và một vài trẻ em nằm trong nhóm bị thiệt mạng.

Hang tram nguoi thiet mang vu bao loan bong da Indonesia
Cảnh sát đưa người bị thương ra ngoài.

Hầu hết những ca tử vong đều bị giẫm đạp đến chết, sau khi cảnh sát bắn hơi cay lên khán đài nhằm giải tán bạo loạn. Ngoài ra, mội số trường hợp bị ngạt thở và thiếu oxy.

Cảnh ghi lại từ truyền hình cho thấy, nhiều người hâm mộ cố gắng phá hàng rào để thoát khỏi làn khói nhưng bất thành. Không ít người rơi xuống đất bất tỉnh và bị giẫm đạp trong cơn hỗn loạn.

Cảnh sát trưởng miền Đông Java - Nico Afinta cho biết, hơn 300 người bị thương được đưa đến bệnh viện. Nhiều CĐV chết trên đường di chuyển hoặc trong quá trình điều trị.

Số người thiệt mạng có thể tăng lên vì theo ông Nico Afinta, hơn 180 ca đang điều trị tích cực tại bệnh viện tình hình sức khỏe trở nên xấu đi.

Hang tram nguoi thiet mang vu bao loan bong da Indonesia-Hinh-2
Một em bé được di chuyển ra khỏi đám đông bạo loạn.

Theo cảnh sát trưởng Malang - ông Ferli Hidayat thì có 42.000 khán giả đến sân theo dõi trực tiếp trận cầu giữa Arema và Persebaya. Tất cả đều là CĐV chủ nhà vì ban tổ chức đã cấm các fan Persebaya vào sân nhằm tránh ẩu đả.

Sau khi Arema thất bại 2-3, đám đông người hâm mộ thất vọng tràn xuống sân phản đối, yêu cầu BLĐ Arema giải thích lý do thua trận.

Cuộc bạo loạn ở Indonesia được xem là thảm họa bóng đá tồi tệ nhất lịch sử, với số người tử vong và bị thương cao chưa từng có.

Hang tram nguoi thiet mang vu bao loan bong da Indonesia-Hinh-3
CĐV quá khích tấn công xe cảnh sát.

Tổng thống Indonesia - Joko Widodo bày tỏ lời chia buồn sâu sắc đối với những gia đình có người thân thiệt mạng:

"Tôi vô cùng hối tiếc về thảm kịch. Hy vọng đây là vụ bạo loạn bóng đá cuối cùng trên đất nước này. Đừng để bi kịch đau thương tương tự xảy ra trong tương lai...".

Tin mới