Sau khi huy động được 8.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines muốn triệu tập Đại hội bất thường

(Vietnamdaily) - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) vừa thông báo kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 30/11 sắp tới.

Nội dung của cuộc họp hiện chưa được công bố cụ thể. Vietnam Airlines thông báo họp sau khi Tổng công ty hoàn thành đợt chào bán 800 triệu cổ phiếu HVN cho cổ đông hiện hữu và thu về 7.961 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 của Vietnam Airlines đã thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với quy mô 8.000 tỷ đồng.

Trong đó, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước đã đầu tư 6.894,9 tỷ đồng để mua cổ phiếu thuộc quyền mua của cổ đông Nhà nước tại Vietnam Airlines.

Sau khi huy dong duoc 8.000 ty dong, Vietnam Airlines muon trieu tap Dai hoi bat thuong
 

Bên cạnh đó, Tập đoàn ANA - cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines - đã chuyển nhượng quyền mua 70 triệu cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên Vietnam Airlines mà không yêu cầu bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào cho việc chuyển nhượng quyền mua.

Quyền mua cổ phiếu của ANA đã được phân bổ đều cho hơn 13.000 người lao động để mỗi người có quyền sở hữu cổ phiếu như nhau, không phân biệt thâm niên công tác hay vị trí làm việc.

Hiện tại, các cổ đông lớn nhất của Vietnam Airlines với tỷ lệ sở hữu tương ứng là Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (55,20%), Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (31,14%) và Tập đoàn ANA (5,62%).

Trong những ngày gần đây, ngành hàng không đón nhận nhiều thông tin tích cực khi các địa phương bắt đầu nới lỏng giãn cách, 19 chặng bay nội địa được nối lại với tần suất hạn chế. Hà Nội ban đầu yêu cầu hành khách bay từ TP HCM đến phải cách ly tập trung trong 7 ngày nhưng sau đó đã bỏ yêu cầu này.

Tuy vậy, thiệt hại trong quý 3 của các hãng hàng không là rất lớn khi quy định giãn cách nghiêm ngặt khiến nhiều ngày không có chuyến bay thương mại nào được khai thác, trái ngược với sự nhộn nhịp hàng trăm chuyến/ngày của các năm trước dịch.

Vietnam Airlines muốn hưởng đặc quyền đến bao giờ?

(Vietnamdaily) - Việc đề xuất loạt ưu đãi cho Vietnam Airlines như được duy trì niêm yết trên HoSE khi âm vốn chủ sở hữu đã dấy lên làn sóng tranh cãi trong dư luận.

Mới đây, gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp ngày 26/9, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) đề xuất hàng loạt ưu đãi có phần đặc biệt đối với doanh nghiệp này.

Cụ thể, Vietnam Airlines kiến nghị cho phép xem xét doanh nghiệp này là trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE trong giai đoạn ngắn có thể bị âm vốn chủ sở hữu.

Vietnam Airlines tuyên bố 'thoát' âm vốn chủ sở hữu nhờ 8.000 tỷ đồng cứu cánh

(Vietnamdaily) - Vietnam Airlines đã được bổ sung đáng kể nguồn vốn và dòng tiền, các chỉ số tài chính được cải thiện đảm bảo đáp ứng các điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE.

Vietnam Airlines (HVN) cho biết, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh phức tạp và kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines bị đình trệ và rơi vào trạng thái khó khăn, kéo theo hệ lụy tất yếu là thâm hụt dòng tiền và suy giảm vốn chủ sở hữu. 

 Trước tình hình khó khăn đó, Vietnam Airlines đã thực hiện nhiều giải pháp tài chính và tái cơ cấu để cân đối dòng tiền, nguồn vốn và duy trì sản xuất kinh doanh.