Sau MiG-21, Việt Nam chuẩn bị chia tay thêm một huyền thoại

Máy bay vận tải hạng nhẹ An-26 từng một thời gian rất dài giữ vai trò "ngựa thồ" chủ lực của Không quân nhân dân Việt Nam.

Sau MiG-21, Việt Nam chuẩn bị chia tay thêm một huyền thoại
An-26 là loại máy bay vận tải chiến thuật hạng nhẹ do phòng thiết kế Antonov của Liên Xô (nay đặt trên đất Ukraine) nghiên cứu phát triển vào thập niên 1960, nó có ưu điểm là rất bền bỉ, tin cậy, thời gian phục vụ dài và có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau.
Không quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ những chiếc An-26 đầu tiên vào năm 1981 để thay thế các vận tải cơ thế hệ 2 bao gồm C-130, C-119 chiến lợi phẩm do Mỹ sản xuất phải ngừng bay vì thiếu thốn phụ tùng thay thế.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI của Thụy Điển thì trong giai đoạn 1981 - 1984, chúng ta đã nhận 50 chiếc An-26 của Liên Xô, đây đều là máy bay mới sản xuất, phi đội này ngoài thay thế tốt vai trò của C-130 thì còn được sử dụng cho nhiệm vụ ném bom oanh tạc các căn cứ của bè lũ diệt chủng Khmer Đỏ trên đất Campuchia.
Sau MiG-21, Viet Nam chuan bi chia tay them mot huyen thoai
Máy bay vận tải hạng nhẹ An-26 - một trong những dòng máy bay vận tải hiếm hoi của Không quân Việt Nam.
Mặc dù là một "cỗ xe có cánh" rất bền bỉ đúng như những gì người Nga tự hào nhưng thời gian khai thác sử dụng của An-26 cũng có thời hạn nhất định, chiếc mới nhất tính đến thời điểm này cũng đã trải qua 35 năm phục vụ liên tục.
Để đảm bảo an toàn khai thác, dự kiến trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có một vài chiếc An-26 được đưa vào dây chuyền đại tu lần cuối và thực hành theo phương pháp tráo đổi, lắp lẫn phụ tùng cho nhau để duy trì một vài chiếc trong tình trạng niêm cất.
Phương pháp này khiến cho trong tình huống bắt buộc thì những "chiến binh già" An-26 trên vẫn có thể "tái ngũ" trong một thời gian nữa để phục vụ.
Sau MiG-21, Viet Nam chuan bi chia tay them mot huyen thoai-Hinh-2
 Phi đội An-26 sẽ sớm được thay thế toàn bộ bằng C-295M và C295W
Những động thái chuẩn bị cho ngày An-26 "nghỉ hưu" đã được chuẩn bị từ vài năm nay, thông qua việc mua sắm 3 chiếc máy bay vận tải C295M và có thể đặt hàng thêm 3 chiếc C295W phiên bản nâng cấp nữa.
Bên cạnh đó chúng ta gần đây còn tiếp nhận 2 chiếc NC-212i, các máy bay này mang màu sơn của không quân chứ không phải logo và phù hiệu của Cảnh sát biển như những chiếc C-212 tiếp nhận đợt đầu, cho thấy vai trò chính của chúng là vận tải thay vì tuần thám.
Mặc dù có sự sẵn sàng cho việc chuyển giao thế hệ nhưng rõ ràng khoảng trống mà phi đội An-26 để lại vẫn là rất lớn mà số lượng C295M cũng như NC-212i khó lòng bù đắp trong tương lai gần, rất cần một sự bổ sung lực lượng mạnh mẽ trong những năm tới.
Tùng Dương

Đặc công bộ trình diễn khẩu lôi công, song nhãn đả ngân thương

Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống (4/2/1969 - 4/2/2019) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công bộ 429 đã trình diễn nhiều tuyệt kỹ công phu, đẹp mắt.
 

Đặc công bộ trình diễn khẩu lôi công, song nhãn đả ngân thương
Dac cong bo trinh dien khau loi cong, song nhan da ngan thuong
 Chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công bộ 429 trình diễn Song nhãn đả ngân thương (dùng mũi thương chống vào hai mắt công phá gạch sau gáy)
Diễn văn tại lễ kỷ niệm cho biết: Sau khi Binh chủng Đặc công được thành lập, trước yêu cầu nhiệm vụ của chiến trường miền Đông Nam Bộ, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền quyết định xây dựng lực lượng Đặc công với quy mô lớn hơn, đẩy mạnh tác chiến Đặc công nhằm tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh quan trọng của địch.

"Đội quân nhà Phật” trên đất nước Chùa tháp

40 năm đã qua, nhưng hình ảnh Quân tình nguyện Việt Nam vẫn không hề phai mờ trong tâm trí người dân Campuchia.

"Đội quân nhà Phật” trên đất nước Chùa tháp
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã khẳng định: “Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này, có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam. Hình ảnh Đồng bào Campuchia hân hoan chào đón Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
 Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã khẳng định: “Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này, có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam. Hình ảnh Đồng bào Campuchia hân hoan chào đón Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.

Mạnh như S-300 Việt Nam vẫn cần hai vũ khí này bảo vệ

(Kiến Thức) - Chỉ với tầm bắn 300km của S-300 hoàn toàn không đủ sức mạnh để có thể cấu thành một hệ thống phòng không đa tầng và nó vẫn cần tới sự bảo vệ của hai loại vũ khí dưới đây.
 

Mạnh như S-300 Việt Nam vẫn cần hai vũ khí này bảo vệ
Manh nhu S-300 Viet Nam van can hai vu khi nay bao ve
 Giống như các tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến nhất thế giới hiện nay, tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam vẫn cần tới sự bảo vệ của tổ hợp phòng không tầm thấp để chúng thể rảnh tay đối phó với những mục tiêu tầm cao, đồng thời tạo nên hệ thống phòng không đa tầng để tổ quốc không bị bất ngờ trước mọi mối đe dọa từ trên không. Còn hai “hộ vệ” đặc biệt của S-300 Việt Nam không ai khác ngoài Strela-10 và ZSU-23-4. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Tin mới