Sau nhiều lùm xùm, Eximbank được chấp thuận tăng vốn tăng vốn điều lệ

Eximbank vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ từ mức hơn 17.469 tỷ đồng lên trên 18.688 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (HoSE: EIB) cho biết, ngày hôm qua 25/11/2024, nhà băng này chính thức được NHNN Việt Nam chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép hoạt động theo Quyết định số 2570/QĐ-NHNN. Theo đó, vốn điều lệ hiện tại của Eximbank là 18.688 tỷ đồng.
Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm hơn 1.218 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích lập các quỹ, theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Ngân hàng thông qua.
Vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Eximbank trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông. Bên cạnh đó, việc tăng vốn còn tạo thuận lợi trong việc mở rộng khả năng cung ứng tín dụng, đầu tư vào công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm tài chính sáng tạo và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa đạng của các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Sau nhieu lum xum, Eximbank duoc chap thuan tang von tang von dieu le
Ảnh minh họa 
Vừa qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã quyết định tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD.
Về kết quả kinh doanh, Eximbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong quý III đạt gần 904 tỷ đồng, tăng tương ứng 194,4%, gấp ba lần so với cùng kỳ 2023. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận ngân hàng tăng 39% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.377 tỷ đồng và thực hiện được 45,9% kế hoạch lợi nhuận cả năm (5.180 tỷ đồng).
Đến cuối tháng 9, tổng tài sản của ngân hàng ở mức 223.684 tỷ đồng, tăng 11%, trong đó cho vay khách hàng tăng trưởng 13,6%, lên 159.483 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng từ 156.329 tỷ đồng hồi đầu năm lên 167.270 tỷ đồng, tăng tương ứng 7%.
Vào ngày 28/11 tới đây, Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội để thảo luận một số nội dung như chuyển trụ sở chính từ TP HCM ra Hà Nội, miễn nhiệm Trưởng Ban Kiểm soát, hai thành viên Hội đồng quản trị theo đề xuất của nhóm cổ đông. 

Người của Bamboo Capital làm trưởng Ban kiểm soát Eximbank

Ban kiểm soát Eximbank đã được kiện toàn sau hơn 2 năm chia rẽ nội bộ sâu sắc và người đứng đầu thuộc nhóm cổ đông mới xuất hiện tại ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông báo về việc ông Ngô Tony được bầu giữ chức danh trưởng Ban kiểm soát nhiệm kỳ VII (2020-2025) kể từ ngày 15/2.

Cuộc họp của Ban kiểm soát trước đó cũng được chính ông Ngô Tony triệu tập và chủ trì, do đây là cá nhân có số phiếu bầu cao nhất tại Đại hội đồng cổ đông năm 2021 (tỷ lệ bầu 147,72%)

Cần công an vào cuộc vụ nợ 8,5 triệu thành 8,8 tỷ

Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, với trường hợp khách hàng không sử dụng thẻ tín dụng Eximbank mà vẫn phát sinh dư nợ, cần cơ quan công an vào cuộc điều tra.

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh đã yêu cầu Eximbank chi nhánh Quảng Ninh có văn bản báo cáo về sự việc. Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, các ngân hàng có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước không quản lý việc này. Vấn đề của sự việc nằm ở cách tính lãi, Eximbank không phải ngân hàng đầu tiên xảy ra tình huống này, đã có trường hợp ngân hàng khác khởi kiện khách hàng.

“Trong hợp đồng phát hành thẻ tín dụng đã ghi rất rõ lãi suất, nhưng vấn đề là làm sao dư nợ gốc, lãi lên tới 8,8 tỷ đồng? Vậy thì cần hiểu rõ rằng, thẻ tín dụng tiêu trước, trả sau 45 ngày không tính lãi, nếu thanh toán toàn bộ thì không nói, nhưng nếu chỉ trả ở mức tối thiểu, lãi đã là 18-25%/năm, rất cao. Đến hạn không thanh toán, cả khoản vay sẽ bị lãi suất quá hạn, gấp 1,5 lần mức thông thường. Lãi mẹ đẻ lãi con trong suốt 11 năm”, vị lãnh đạo NHNN nói.

Tin mới