Sau Phó tổng, đến Dragon Capital cũng tháo chạy khỏi cổ phiếu Techcombank

(Vietnamdaily) - Ngày 24/12, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã thực hiện chuyển quyền sở hữu hơn 3 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB).

Theo đó, bên bán 3 triệu cổ phần Techcombank là nhóm Dragon Capital (gồm Norges Bank, Viola, Aquila và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust).

Còn bên nhận chuyển nhượng là WF Asian Smaller Companies Fund Limited.

Giao dịch qua VSD không giới hạn biên độ giá, tạm tính theo giá hiện quanh 23.000 đồng/cp, thương vụ chuyển nhượng có giá trị khoảng 70 tỷ đồng.

Sau Pho tong, den Dragon Capital cung thao chay khoi co phieu Techcombank
 

Được biết, WF Asian Smaller Companies Fund là quỹ đầu tư tư nhân thuộc sở hữu của Ward Ferry Management (BVI) Limited được thành lập năm 2000 và có trụ sở tại Hong Kong. Tại Việt Nam, quỹ này từng đầu tư vào Vinamilk, VPBank hay gần đây cũng nhận hơn 4 triệu cổ phiếu Techcombank ngày 26/9.

Trước đó vào 17/12, Aquila SPC thuộc nhóm Dragon cũng chuyển nhượng hơn 1 triệu cổ phiếu Techcombank cho nhóm quỹ Aberdeen và Florida Retirement.

Ở một động thái khác, trong thời gian từ 21/11 đến 23/12, ôngng Phan Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Techcombank cũng bán bất thành 400.000 cổ phiếu TCB trong tổng số hơn 2,33 triệu cổ phiếu đang sở hữu.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TCB vẫn đang trên đà đi xuống khi giảm gần 13% trong vòng 1 năm qua, mức đáy thấp nhất ghi nhận hồi tháng 8 với 20.000 đồng. Còn tính từ khi niêm yết, TCB đã giảm tới 46%, phiên sáng 26/12 đang giao dịch quanh mức 23.000 đồng/cp.

Khối lượng giao dịch của TCB cũng khá sôi động với bình quân trong năm qua đạt gần 2 triệu đơn vị/phiên.

Đáng nói, cổ phiếu Techcombank từng gây ‘sóng gió’ trên thị trường khi lên sàn với giá 128.000 đồng/cp. Tuy nhiên sau đó là những chuỗi ngày giảm điểm liên tục.

Đến thời điểm Techcombank trả thưởng cổ phiếu cho cổ đông theo tỷ lệ 1:2 thì giá cổ phiếu chỉ còn 81.000 đồng/cổ phiếu và sau chia tách còn 27.000 đồng/cổ phiếu. Từ đó đến nay vẫn giao dịch dưới mốc 25.000 đồng/cổ phiếu.

Vì sao nhiều ngân hàng vẫn vượt trần tăng trưởng tín dụng?

Theo thống kê của Người Đồng Hành, có 20 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2019. Dư nợ cho vay của một số đơn vị tăng trên 20%, cao hơn mặt bằng chung toàn ngành.

Techcombank vừa công bố dư nợ cho vay tăng 28,5% đạt 205.317 tỷ đồng đến cuối tháng 9, cao nhất trong số các ngân hàng. Trong 3 tháng, cho vay tăng hơn 20.000 tỷ đồng, tương đương 12%. Riêng quý III, ngân hàng ghi nhận lãi thuần 3.622 tỷ đồng, cao hơn 20% so với cùng kỳ 2018.

Năm 2019, ngân hàng này đặt mục tiêu dư nợ tăng 13% (hoặc cao hơn nếu chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước cho phép). Giữa tháng 7, một nguồn tin tiết lộ Techcombank được NHNN cho phép nới “room” từ 13% lên 17%.

Sau Techcombank, VIB ghi nhận cho vay khách hàng tăng 28%, lên 123.223 tỷ đồng, tương đương 90% kế hoạch đề ra đầu năm. VIB năm nay đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 35%, và đề nghị NHNN mở “room” tăng trưởng trên cơ sở là một trong 2 ngân hàng đầu tiên hoàn thành Basel II.

Tại 30/6, dư nợ của ngân hàng mới ở mức 87.282 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Như vậy trong 3 tháng, khoản này tăng gần 36.000 tỷ đồng, tương đương 19%. Ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 23% đạt 4.353 tỷ đồng.

Vi sao nhieu ngan hang van vuot tran tang truong tin dung?

Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng, ghi nhận tại thời điểm đầu tháng 8.

2 ngân hàng khác cũng ghi nhận tăng trưởng tín dụng vượt 20% là OCB và TPBank. Dư nợ OCB đạt 67.976 tỷ đồng, cao hơn 21% so với đầu năm, trong khi nhà băng này đặt mục tăng trưởng tín dụng 30% năm 2016. Trong quý III, OCB ghi nhận thu nhập lãi thuần 1.078 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.

Với TPBank, cho vay khách hàng tăng 20% so với đầu năm, ở mức 92.954 tỷ đồng, tương đương 92% kế hoạch. Riêng trong quý III, dư nợ tăng gần 4.000 tỷ đồng. Đầu năm, nhà băng này được NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng 13% và tăng trưởng dư nợ đã vượt từ nửa đầu năm.

Thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 1.442 tỷ đồng trong 3 tháng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, con số này đạt 4.130 tỷ đồng, cao hơn 32% so với 9 tháng 2018.

Vi sao nhieu ngan hang van vuot tran tang truong tin dung?-Hinh-2

Tăng trưởng tín dụng các ngân hàng 9 tháng. Nguồn: BCTC

Ở nhóm giữa, tăng trưởng tín dụng các ngân hàng dao động 10-14%. Đơn cử như VPBank, tín dụng tăng 14%, lên 249.770 tỷ đồng trong 9 tháng. Sacombank ghi nhận cho vay khách hàng tăng 13% lên hơn 290.476 tỷ đồng. LienVietPostBank báo dư nợ cho vay tăng 12% ở mức 134.742 tỷ đồng.

Nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng quanh 11-12% có thể điểm tới như SeaBank, VietBank, SeaBank, ACB. 2 ngân hàng quốc doanh là MB và Vietcombank ghi nhận mức tăng gần 12%, trong khi chỉ tiêu tín dụng 2019 của 2 ngân hàng này lần lượt là 17% và 15%.

Ở nhóm cuối, có 5 ngân hàng ghi nhận tín dụng tăng trưởng dưới 10% gồm BacABank, BIDV, Kienlongbank, Saigonbank và NCB. BacABank báo tăng trưởng tín dụng hơn 9%, lên 69.830 tỷ đồng. BIDV ghi nhận tăng trưởng cho vay 9% lên 1,07 triệu tỷ đồng, tương đương 75% kế hoạch năm.

NCB là đơn vị tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong số các ngân hàng công bố kết quả kinh doanh. Dư nợ tăng hơn 5% đạt 37.633 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,57%, tăng so với mức 1,67% đầu năm.

ABBank tiếp tục khác biệt khi dư nợ cho vay (sau dự phòng) giảm 1% so với đầu năm, ở mức 51.010 tỷ đồng. Cho vay khách hàng trước trích lập giảm 27 tỷ đồng xuống 52.157 tỷ đồng.

Năm 2019, NHNN có những động thái kiểm soát dòng vốn tín dụng ra nền kinh tế bằng việc đặt chỉ tiêu tăng tưởng toàn ngành ở mức 14%, thấp hơn năm 2018. Tuy nhiên, sau nửa năm, trước tình trạng một số nhà băng chạm trần chỉ tiêu tín dụng được giao, trong khi số khác lại ghi nhận mức tăng trưởng thấp, NHNN lại có một số động thái “bật đèn xanh” khi nới thêm chỉ tiêu cho một số ngân hàng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng, NHNN cho biết các ngân hàng lớn hiện không còn mở rộng cho vay. Do đó, việc tăng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ nếu có cũng không đáng kể. Quan điểm nhất quán là tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn, không để phát sinh nợ xấu. Các ngân hàng cho vay vượt chỉ tiêu được cấp là vi phạm, sẽ không được nới hạn mức.

Theo thông tin từ NHNN, đến 4/10, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95% so với đầu năm. Trong khi đó, 9 tháng đầu 2018, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tín dụng tăng 9,52%. Đến tháng 10/2018, con số này là 10,5%, theo công bố tại họp báo Chính phủ thường kỳ. 

JP Morgan: Cổ phiếu Vietcombank, Techcombank, ACB và VPBank có thể tăng 14-68%

JP Morgan đánh giá khả quan với cổ phiếu một số ngân hàng như Vietcombank, ACB và Techcombank.

Bộ phận Nghiên cứu chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương của JP Morgan vừa lần đầu công bố báo cáo riêng về lĩnh vực ngân hàng Việt Nam với những nhận định tương đối tích cực.

Cụ thể, đại gia tài chính này cho rằng các ngân hàng Việt Nam đang trở thành một trong những ví dụ ít thấy trong việc kết hợp được 2 yếu tố tăng trưởng lợi nhuận cao và ổn định trong một giai đoạn dài.

Theo quan điểm của JP Morgan, điều này cùng với một chu kỳ tín dụng thuận lợi sẽ mang đến lợi nhuận đáng kể cho các nhà băng Việt trong những năm.

Cơ hội đầu tư ngành ngân hàng Việt Nam tương đương với giai đoạn của Indonesia 2005-2013 và Ấn Độ 2010-2017.

JP Morgan: Co phieu Vietcombank, Techcombank, ACB va VPBank co the tang 14-68% trong 1 nam toi
 

Triển vọng tăng trưởng GDP danh nghĩa cao và thặng dư tài khoản vãng lai của nền kinh tế cho phép dự báo tăng trưởng thu nhập và tín dụng mạnh mẽ ở Việt Nam. Tuy vậy, tỷ trọng dư nợ tín dụng/GDP khoảng 104% là mức cao, tương đương 2.500 USD/người, có thể là yếu tố kìm hãm đà tăng trong vài năm tới.

JP Morgan đánh giá tích cực (overweight) với một số cổ phiếu ngân hàng trong danh mục như Vietcombank (HoSE: VCB), Techcombank (HoSE: TCB), ACB (HNX: ACB) và đánh giá trung lập (neutral) với VPBank (HoSE: VPB). Các cổ phiếu này được kỳ vọng tăng trưởng 14-68% trong 12 tháng tới.

Tổ chức tài chính Mỹ này dự báo các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu sẽ ghi nhận ROE 15-21% trong 2 năm. Tín dụng được kiểm soát, tăng trưởng kép (CAGR) 16% trong 5 năm tới, cùng với tăng trưởng GDP danh nghĩa 9% sẽ là động lực cho các ngân hàng. Điều này sẽ giữ tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) hợp lý (3,58%, ngoại trừ VPB), dù tiền gửi không kỳ hạn (CASA) thấp (22%). Cán cân thanh toán (2,5% GDP) là chìa khóa cho thanh khoản và tăng trưởng của hệ thống, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR) 94%. 

JP Morgan: Co phieu Vietcombank, Techcombank, ACB va VPBank co the tang 14-68% trong 1 nam toi-Hinh-2

Có yếu tố chu kỳ thuận lợi là một trong những điểm nổi bật của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Lĩnh vực này có vấn đề về chất lượng tài sản trong giai đoạn 2012-2013, nhưng đã được quản lý tốt. Chìa khóa giải quyết là sự ra đời của VAMC, công cụ kéo dài thời hạn xử lý nợ xấu thêm 5 năm. Bên cạnh đó, các ngân hàng bán nợ và ghi nhận trái phiếu VAMC, điều này cho phép duy trì tăng trưởng lợi nhuận. 

JP Morgan kỳ vọng CAGR lợi nhuận của 4 cổ phiếu trong phạm vi nghiên cứu khoảng 12% giai đoạn 2019-2021, CAGR cho vay 16% và NIM giảm 6-13 điểm cơ bản (ngoại trừ VPB), việc mở rộng cho vay bán lẻ sẽ  hút lợi nhuận. Việc xử lý hết nợ xấu VAMC sẽ mang đến triển vọng tăng trưởng thu nhập.

Vốn điều lệ của các ngân hàng (đang trong quá trình chuyển từ Basel I sang Basel II) dù vậy, vẫn ở mức thấp, khiến hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) khoảng 12,2%. Tuy nhiên, RoE cao, thanh toán cổ tức hạn chế (0-17%) và tăng trưởng tài sản rủi ro hợp lý (13-19%) giúp nhu cầu vốn cốt lõi của ngân hàng vẫn được đảm bảo.

JP Morgan: Co phieu Vietcombank, Techcombank, ACB va VPBank co the tang 14-68% trong 1 nam toi-Hinh-3

Tỷ trọng tín dụng của nền kinh tế Việt Nam ở mức 104% GDP điều chỉnh được đánh giá là cao. Điều này có thể đến từ hiệu quả sử dụng vốn thấp tại các doanh nghiệp Nhà nước. Cho vay bán lẻ đã phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, đòn bẩy tiêu dùng cao, cuối cùng sẽ hạn chế tăng trưởng và dẫn đến nợ xấu.

JP Morgan cũng đưa một số rủi ro khi đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam. Thứ nhất là việc Moody’s xem xét hạ xếp hạng tín dụng của 17 ngân hàng, do thanh toán nợ của Chính phủ bị trì hoãn. Bất kỳ sự hạ cấp nào cũng có thể tác động tiêu cực đến cổ phiếu. Thứ hai, tỷ giá ngoại hối có thể làm giảm lợi nhuận trên đồng USD cho các nhà đầu tư. Thứ ba, Việt Nam là một trong những nước thuộc danh sách giám sát của Kho bạc Mỹ về vấn đề thao túng tiền tệ. Thứ tư, sự thay đổi mạnh về thặng dư vãng lai và cán cân thanh toán có thể dẫn đến thắt chặt thanh khoản và hạn chế tăng trưởng tín dụng tự thân.