Sau Rafale và S-400, Trung Quốc còn lo ngại vũ khí gì của Ấn Độ?

Sau Rafale và S-400, Trung Quốc còn lo ngại vũ khí gì của Ấn Độ?

Sau chiến đấu cơ Rafale và S-400, Trung Quốc lo ngại Ấn Độ sở hữu máy bay không người lái MQ-9 Reaper do General Atomics của Mỹ sản xuất.

Xem toàn bộ ảnh
Ấn Độ sắp có được  máy bay không người lái MQ-9 Reaper do General Atomics của Mỹ sản xuất; đây có thể nói là một trong những UAV chiến đấu nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của quân đội Mỹ. Nhiều mục tiêu có giá trị cao đã bị loại UAV này tấn công ở Trung Đông.
Ấn Độ sắp có được máy bay không người lái MQ-9 Reaper do General Atomics của Mỹ sản xuất; đây có thể nói là một trong những UAV chiến đấu nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của quân đội Mỹ. Nhiều mục tiêu có giá trị cao đã bị loại UAV này tấn công ở Trung Đông.
Trước đó, Ấn Độ đã bắt đầu nhận hệ thống tên lửa phòng không S-400 tiên tiến nhất của Nga và việc bàn giao 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 4/2022.
Trước đó, Ấn Độ đã bắt đầu nhận hệ thống tên lửa phòng không S-400 tiên tiến nhất của Nga và việc bàn giao 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 4/2022.
Hiện tại, Quân đội Ấn Độ đã thuê hai chiếc UAV MQ-9B Sea Guard từ Mỹ để làm công tác huấn luyện. Chính phủ Ấn Độ đang chuẩn bị mua thêm 30 chiếc UAV MQ-9 Reaper, trong đó Lục quân, Hải quân và Không quân Ấn Độ sẽ nhận 10 chiếc.
Hiện tại, Quân đội Ấn Độ đã thuê hai chiếc UAV MQ-9B Sea Guard từ Mỹ để làm công tác huấn luyện. Chính phủ Ấn Độ đang chuẩn bị mua thêm 30 chiếc UAV MQ-9 Reaper, trong đó Lục quân, Hải quân và Không quân Ấn Độ sẽ nhận 10 chiếc.
Nếu hợp đồng mua sắm này được thông qua, thì Ấn Độ sẽ chi 3 USD để hoàn thành hợp đồng trên. Nhiều tin đồn cho rằng, quyết định mua MQ-9 có thể được công bố tại cuộc họp “2 + 2” sắp tới giữa bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng của Ấn Độ và Mỹ.
Nếu hợp đồng mua sắm này được thông qua, thì Ấn Độ sẽ chi 3 USD để hoàn thành hợp đồng trên. Nhiều tin đồn cho rằng, quyết định mua MQ-9 có thể được công bố tại cuộc họp “2 + 2” sắp tới giữa bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng của Ấn Độ và Mỹ.
Vào năm 2020, Ấn Độ đã thuê hai chiếc UAV MQ-9B Sea Guard, một mẫu cải tiến của MQ-9, để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và giám sát hàng hải và huấn luyện cho nhân viên và sau đó họ quyết định tiếp tục mua 30 máy bay loại này.
Vào năm 2020, Ấn Độ đã thuê hai chiếc UAV MQ-9B Sea Guard, một mẫu cải tiến của MQ-9, để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và giám sát hàng hải và huấn luyện cho nhân viên và sau đó họ quyết định tiếp tục mua 30 máy bay loại này.
Tuy nhiên, do vướng mắc về chi phí và quy trình mua sắm, nên việc mua sắm này đã rơi vào tình trạng khó khăn. Hiện tại, khi hợp đồng thuê hai chiếc MQ-9B Sea Guard sắp hết hạn, Hải quân Ấn Độ nhấn mạnh sự cần thiết phải sớm sở hữu mẫu UAV này của Mỹ và thỏa thuận dự kiến sẽ sớm được thông qua.
Tuy nhiên, do vướng mắc về chi phí và quy trình mua sắm, nên việc mua sắm này đã rơi vào tình trạng khó khăn. Hiện tại, khi hợp đồng thuê hai chiếc MQ-9B Sea Guard sắp hết hạn, Hải quân Ấn Độ nhấn mạnh sự cần thiết phải sớm sở hữu mẫu UAV này của Mỹ và thỏa thuận dự kiến sẽ sớm được thông qua.
UAV MQ-9 Reaper có khả năng hoạt động điều khiển từ xa và bay tự động; đây là sự kế thừa của UAV MQ-1 Predator, chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ tình báo, trinh sát và giám sát. Reaper được thiết kế đặc biệt, để sử dụng ở các khu vực có thời gian hoạt động dài và độ cao lớn.
UAV MQ-9 Reaper có khả năng hoạt động điều khiển từ xa và bay tự động; đây là sự kế thừa của UAV MQ-1 Predator, chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ tình báo, trinh sát và giám sát. Reaper được thiết kế đặc biệt, để sử dụng ở các khu vực có thời gian hoạt động dài và độ cao lớn.
Do thời gian hành trình dài, phạm vi phát hiện của các cảm biến rất rộng, bộ liên lạc đa chế độ và vũ khí dẫn đường chính xác, nên Reaper có khả năng tiêu diệt các các mục tiêu nhạy cảm và cao cấp. Đặc biệt là khả năng độc đáo tấn công, giám sát và trinh sát chỉ trong một mẫu UAV.
Do thời gian hành trình dài, phạm vi phát hiện của các cảm biến rất rộng, bộ liên lạc đa chế độ và vũ khí dẫn đường chính xác, nên Reaper có khả năng tiêu diệt các các mục tiêu nhạy cảm và cao cấp. Đặc biệt là khả năng độc đáo tấn công, giám sát và trinh sát chỉ trong một mẫu UAV.
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper có trọng tải vũ khí hơn 1 tấn và có thể mang cùng lúc 4 tên lửa chống tăng Hellfire và 2 quả bom 227 kg. Reaper được trang bị hệ thống điều khiển rất mạnh, khả năng chống nhiễu và bảo mật cao, nhờ những thuật toán mới nhất.
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper có trọng tải vũ khí hơn 1 tấn và có thể mang cùng lúc 4 tên lửa chống tăng Hellfire và 2 quả bom 227 kg. Reaper được trang bị hệ thống điều khiển rất mạnh, khả năng chống nhiễu và bảo mật cao, nhờ những thuật toán mới nhất.
Toàn bộ hệ thống UAV MQ-9 bao gồm máy bay không người lái, trạm điều khiển mặt đất, liên kết vệ tinh, thiết bị dự phòng, nhân viên vận hành và bảo trì. MQ-9 lớn hơn và mạnh hơn UAV Predator và được thiết kế để tấn công chính xác các mục tiêu nhạy cảm.
Toàn bộ hệ thống UAV MQ-9 bao gồm máy bay không người lái, trạm điều khiển mặt đất, liên kết vệ tinh, thiết bị dự phòng, nhân viên vận hành và bảo trì. MQ-9 lớn hơn và mạnh hơn UAV Predator và được thiết kế để tấn công chính xác các mục tiêu nhạy cảm.
UAV MQ-9 có thể hành trình liên tục trong 24 giờ và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tình báo, giám sát, trinh sát, hỗ trợ không quân tầm gần, tìm kiếm và cứu nạn, tấn công chính xác, hộ tống, dẫn đường đầu cuối, v.v.
UAV MQ-9 có thể hành trình liên tục trong 24 giờ và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tình báo, giám sát, trinh sát, hỗ trợ không quân tầm gần, tìm kiếm và cứu nạn, tấn công chính xác, hộ tống, dẫn đường đầu cuối, v.v.
Những chiếc UAV Reaper đầu tiên, được đưa vào trang bị từ năm 2007 đã được Không quân Mỹ sử dụng rộng rãi cho các cuộc tấn công chính xác, chẳng hạn như các nhiệm vụ trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Những chiếc UAV Reaper đầu tiên, được đưa vào trang bị từ năm 2007 đã được Không quân Mỹ sử dụng rộng rãi cho các cuộc tấn công chính xác, chẳng hạn như các nhiệm vụ trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Vào năm 2020, quân đội Mỹ cũng đã sử dụng máy bay này để ám sát Qassim Soleimani, một sĩ quan cấp cao của Iran và là chỉ huy của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, tại sân bay Baghdad của Iraq.
Vào năm 2020, quân đội Mỹ cũng đã sử dụng máy bay này để ám sát Qassim Soleimani, một sĩ quan cấp cao của Iran và là chỉ huy của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, tại sân bay Baghdad của Iraq.
Mặc dù Mỹ chỉ xuất khẩu máy bay không người lái MQ-9 cho các đồng minh NATO, Nhưng với việc Mỹ công bố Ấn Độ là đối tác quốc phòng chính vào năm 2016 và hai bên đã ký bốn thỏa thuận hợp tác liên quan, điều này khiến Ấn Độ đủ điều kiện để mua UAV Reaper.
Mặc dù Mỹ chỉ xuất khẩu máy bay không người lái MQ-9 cho các đồng minh NATO, Nhưng với việc Mỹ công bố Ấn Độ là đối tác quốc phòng chính vào năm 2016 và hai bên đã ký bốn thỏa thuận hợp tác liên quan, điều này khiến Ấn Độ đủ điều kiện để mua UAV Reaper.
Việc sử dụng UAV Reaper cho phép cả hai bên chia sẻ công nghệ quân sự bí mật. Vivek Lahr, Giám đốc điều hành của General Atomics, nhà sản xuất MQ-9 nói rằng, một trung tâm UAV chuyên dụng có thể được thành lập ở Ấn Độ, để hỗ trợ sự phát triển của các hệ thống UAV trong nước.
Việc sử dụng UAV Reaper cho phép cả hai bên chia sẻ công nghệ quân sự bí mật. Vivek Lahr, Giám đốc điều hành của General Atomics, nhà sản xuất MQ-9 nói rằng, một trung tâm UAV chuyên dụng có thể được thành lập ở Ấn Độ, để hỗ trợ sự phát triển của các hệ thống UAV trong nước.
Ấn Độ rõ ràng đủ điều kiện mua UAV Reaper, vì nó là nền tảng trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương, việc trang bị công nghệ tiên tiến cho Ấn Độ đã trở thành ưu tiên hàng đầu.
Ấn Độ rõ ràng đủ điều kiện mua UAV Reaper, vì nó là nền tảng trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương, việc trang bị công nghệ tiên tiến cho Ấn Độ đã trở thành ưu tiên hàng đầu.
Ấn Độ cũng đang nỗ lực hết mình để hiện đại hóa hải quân và tăng cường hiện diện quân sự trên biển. Mặt khác, quân đội Pakistan và Trung Quốc, hai đối thủ “không đội trời chung” của Ấn Độ, không ngừng có được những vũ khí và trang bị mới nhất.
Ấn Độ cũng đang nỗ lực hết mình để hiện đại hóa hải quân và tăng cường hiện diện quân sự trên biển. Mặt khác, quân đội Pakistan và Trung Quốc, hai đối thủ “không đội trời chung” của Ấn Độ, không ngừng có được những vũ khí và trang bị mới nhất.
Khi được sử dụng cùng với máy bay tuần tra hàng hải P-8I (cũng là một loại máy bay do Mỹ sản xuất), UAV Reaper được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực của Hải quân Ấn Độ, khi có thể theo dõi và tấn công tàu địch cũng như các mục tiêu khác đe dọa an ninh của Ấn Độ. Các nhà phân tích quân sự cho rằng, UAV MQ-9 sẽ là “kẻ thay đổi cuộc chơi” đối với Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi được sử dụng cùng với máy bay tuần tra hàng hải P-8I (cũng là một loại máy bay do Mỹ sản xuất), UAV Reaper được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực của Hải quân Ấn Độ, khi có thể theo dõi và tấn công tàu địch cũng như các mục tiêu khác đe dọa an ninh của Ấn Độ. Các nhà phân tích quân sự cho rằng, UAV MQ-9 sẽ là “kẻ thay đổi cuộc chơi” đối với Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.

GALLERY MỚI NHẤT