Sau sự kiện Trân Châu Cảng, Mỹ phục thù thế nào?

Sau sự kiện Trân Châu Cảng, Mỹ phục thù thế nào?

(Kiến Thức) - Sau khi Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, chính phủ Mỹ sôi sục kế hoạch phục thù. Theo đó, đầu năm 1942, Mỹ thực hiện cuộc không kích táo bạo nhằm vào thủ đô Tokyo của Nhật Bản.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 7/12/1941 trở thành một dấu mốc quan trọng trong Thế chiến 2. Vào ngày hôm đó, Nhật Bản thực hiện cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Mỹ ở  Trân Châu Cảng.
Ngày 7/12/1941 trở thành một dấu mốc quan trọng trong Thế chiến 2. Vào ngày hôm đó, Nhật Bản thực hiện cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Mỹ ở Trân Châu Cảng.
Chỉ trong khoảng 2 giờ đồng hồ, lực lượng Nhật Bản phá hủy 4 tàu chiến, khoảng 190 máy bay, hơn 2.000 lính Mỹ thiệt mạng và khoảng 1.200 người bị thương.
Chỉ trong khoảng 2 giờ đồng hồ, lực lượng Nhật Bản phá hủy 4 tàu chiến, khoảng 190 máy bay, hơn 2.000 lính Mỹ thiệt mạng và khoảng 1.200 người bị thương.
Sự kiện Trân Châu Cảng đã khiến Mỹ tổn thất lớn. Chính vì vậy, Mỹ sau đó quyết định tham gia Thế chiến 2 và tuyên chiến với Nhật Bản. Song song với đó, Mỹ lên kế hoạch "báo thù" trận Trân Châu Cảng.
Sự kiện Trân Châu Cảng đã khiến Mỹ tổn thất lớn. Chính vì vậy, Mỹ sau đó quyết định tham gia Thế chiến 2 và tuyên chiến với Nhật Bản. Song song với đó, Mỹ lên kế hoạch "báo thù" trận Trân Châu Cảng.
Sau một thời gian bàn bạc và lên kế hoạch, Mỹ triển khai cuộc không kích táo bạo nhằm vào Tokyo để phục thù trận Trân Châu Cảng. Khi ấy trung tá Jimmy Doolittle được chọn làm người lãnh đạo kế hoạch trên.
Sau một thời gian bàn bạc và lên kế hoạch, Mỹ triển khai cuộc không kích táo bạo nhằm vào Tokyo để phục thù trận Trân Châu Cảng. Khi ấy trung tá Jimmy Doolittle được chọn làm người lãnh đạo kế hoạch trên.
Đến đầu tháng 4/1942, các máy bay ném bom của Mỹ thuộc kế hoạch báo thù trận Trân Châu Cảng được đưa lên tàu sân bay USS Hornet để khởi hành tới Nhật Bản.
Đến đầu tháng 4/1942, các máy bay ném bom của Mỹ thuộc kế hoạch báo thù trận Trân Châu Cảng được đưa lên tàu sân bay USS Hornet để khởi hành tới Nhật Bản.
Vào ngày 18/4, tàu sân bay USS Hornet tới vùng biển cách Tokyo, Nhật Bản khoảng 650 hải lý. Ngay trong ngày hôm đó, 16 máy bay ném bom B-25 của Mỹ do các phi công dày dặn kinh nghiệm chiến đấu, bao gồm cả trung tá Jimmy Doolittle lần lượt cất cánh khỏi tàu sân bay với đích đến là thủ đô Tokyo và một số mục tiêu khác.
Vào ngày 18/4, tàu sân bay USS Hornet tới vùng biển cách Tokyo, Nhật Bản khoảng 650 hải lý. Ngay trong ngày hôm đó, 16 máy bay ném bom B-25 của Mỹ do các phi công dày dặn kinh nghiệm chiến đấu, bao gồm cả trung tá Jimmy Doolittle lần lượt cất cánh khỏi tàu sân bay với đích đến là thủ đô Tokyo và một số mục tiêu khác.
Mỗi máy bay của Mỹ cất cánh cách nhau khoảng 3 - 4 phút. Trong số 16 máy bay, 10 chiếc tiêm kích được Mỹ giao nhiệm vụ không kích thủ đô Tokyo. 6 máy bay còn lại thực hiện tấn công các mục tiêu ở Yokohama, Kobe, Nagoya và căn cứ hải quân Yokosuka.
Mỗi máy bay của Mỹ cất cánh cách nhau khoảng 3 - 4 phút. Trong số 16 máy bay, 10 chiếc tiêm kích được Mỹ giao nhiệm vụ không kích thủ đô Tokyo. 6 máy bay còn lại thực hiện tấn công các mục tiêu ở Yokohama, Kobe, Nagoya và căn cứ hải quân Yokosuka.
Trước cuộc tấn công dữ dội của Mỹ, lực lượng Nhật Bản không thể tiêu diệt được chiếc nào. Theo đó, máy bay của Mỹ ném hết toàn bộ số bom mang theo và trúng các mục tiêu được giao trước khi rời khỏi lãnh thổ Nhật Bản.
Trước cuộc tấn công dữ dội của Mỹ, lực lượng Nhật Bản không thể tiêu diệt được chiếc nào. Theo đó, máy bay của Mỹ ném hết toàn bộ số bom mang theo và trúng các mục tiêu được giao trước khi rời khỏi lãnh thổ Nhật Bản.
Trên đường trở về, một số máy bay của Mỹ gặp sự cố hết nhiên liệu hoặc địa hình xấu, thời tiết có bão. 2 máy bay B-25 cùng phi hành đoàn của Mỹ tử nạn. Những phi hành đoàn còn lại trở về nước an toàn.
Trên đường trở về, một số máy bay của Mỹ gặp sự cố hết nhiên liệu hoặc địa hình xấu, thời tiết có bão. 2 máy bay B-25 cùng phi hành đoàn của Mỹ tử nạn. Những phi hành đoàn còn lại trở về nước an toàn.
Theo đó, Nhật Bản chịu tổn thất to lớn trong cuộc không kích táo bạo do trung tá Jimmy Doolittle dẫn đầu. Chiến thắng này mở đầu cho thắng lợi của quân đội Mỹ trước lực lượng Nhật Bản trong trận Midway vào đầu tháng 6/1942.
Theo đó, Nhật Bản chịu tổn thất to lớn trong cuộc không kích táo bạo do trung tá Jimmy Doolittle dẫn đầu. Chiến thắng này mở đầu cho thắng lợi của quân đội Mỹ trước lực lượng Nhật Bản trong trận Midway vào đầu tháng 6/1942.
Mời độc giả xem video: Tận mắt chiêm ngưỡng Tàu sân bay USS Carl Vinson. Nguồn: Tin Tức VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT