Sau Syria, Mỹ sẽ tấn công Iran?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia đánh giá, việc lật đổ chế độ của Assad sẽ là khúc dạo đầu, tiếp theo sẽ đến lượt Iran.

Sau Syria, Mỹ sẽ tấn công Iran?
Izvestia dẫn nguồn phương tiện truyền thông Mỹ, Quân đội Mỹ dường như đã hoàn tất việc chuẩn bị chiến dịch kéo dài 2 ngày, trong đó sẽ tập trung đánh vào các mục tiêu quân sự của Syria. Gần bờ biển nước này đã có cụm hải quân gồm 4 tàu khu trục Mỹ với tổng cộng 400 tên lửa hành trình Tomahawk. Tại căn cứ quân sự của Anh trên đảo Cyprus cũng ghi nhận sự hoạt động tích cực. Các nguồn tin Hy Lạp khẳng định là Washington đã gửi Athen yêu cầu sử dụng 2 căn cứ không quân gồm Suda trên đảo Crete và Kalamata trên bán đảo Peloponnesus.
Các chuyên gia cho rằng, đòn đánh vào Syria ngày càng trở nên có thể xảy ra với cớ Assad dùng vũ khí hoá học chỉ là khúc dạo đầu và nước tiếp theo sẽ là Iran.
Chuyên gia về quan hệ của EU với Cận Đông thuộc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Paris Didie Biion cho rằng: “Ngay từ đầu nước này với chương trình hạt nhân của mình đã nằm trong tầm ngắm của Mỹ. Sự sụp đổ của chế độ Syria thân cận với Tehran, chế độ không bao giờ chịu cúi đầu trước Washington sẽ gỡ đi rào cản cuối cùng trên hướng này”.
Sau Syria, Mỹ và đồng minh có thể hướng tới Iran.
 Sau Syria, Mỹ và đồng minh có thể hướng tới Iran.
Chủ tịch Hiệp hội Huấn luyện chống khủng bố quốc tế Iosif Linder đồng ý với chuyên gia người Pháp.
“Phương Tây đang thực thi chính sách “step by step” (từng bước một) ở Cận Đông, mà các khâu là Syria và Iran. Mục tiêu cuối cùng của chính sách này là lần lượt loại bỏ những người chơi mạnh trong khu vực để đảm bảo có được lợi nhuận từ những đơn hàng quân sự và phục hồi cơ sở hạ tầng bị các hoạt động quân sự phá huỷ, cũng như kiểm soát các nguồn năng lượng chiến lược”, ông Iosif Linder nói.
Theo ông này, những việc đang diễn ra chứng tỏ “phong cách của những thoả thuận Versailles đã hoàn toàn mất tính thời sự”. Không còn ai để ý đến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và “thế giới đã quay về thời Trung Cổ, khi siêu cường bất kỳ tự coi mình có sức mạnh nhổ toẹt vào luật pháp quốc tế”.
Và trong tình hình như vậy, Tehran, theo chuyên gia này, chỉ còn hi vọng cứu vớt cuối cùng đó là đẩy nhanh công việc chế tạo bom nguyên tử. Song chính sự đẩy nhanh này lại có thể là cơ sở cho chiến dịch quân sự của phương Tây.
Thật ra, tạm thời Washington chưa có cớ gì để bắt đầu chiến dịch. Tehran không từ chối hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và cho phép các thanh tra của cơ quan này vào nước mình. Tehran tham gia đàm phán với “bộ 6” quốc tế (gồm 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Đức) về chương trình hạt nhân của mình. Cuối cùng, vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đã xuất hiện tin của IAEA về việc Iran đã dừng việc làm giàu uranium đến mức 20%.
Người lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu thế giới A Rập của Đại học Mainz ông Gunther Maier nói: “Nhưng trong mọi trường hợp ban lãnh đạo Iran trước đây đã nhiều lần tuyên bố là sẽ không đứng ngoài trong trường hợp có đòn quân sự đánh vào Syria. Một bước đi như vậy, theo ý Tehran, tất yếu dẫn đến “sự lan toả tức thời các hoạt động quân sự trên toàn bộ khu vực Trung Cận Đông”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
“Ngay hiện nay bên phía Assad đã có mặt những người tình nguyện của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của Iran. Thông qua Iran, những dòng tài chính đáp ứng nhu cầu của Damascus được chuyển đến, việc cung cấp vũ khí đạn dược được cung cấp cho chế độ Syria. Trong trường hợp có can thiệp quân sự công khai, sự hợp tác này sẽ ngay lập tức được đẩy mạnh. Và phương Tây hoàn toàn có thể coi đó như là mối đe doạ lợi ích của chính họ”, ông Mier đánh giá.
Phó Chủ tịch Uỷ ban về Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Rudik Iskuzhin tin chắc: “Nhờ hoạt động tốt của các cơ quan đặc nhiệm của mình, Mỹ khôn khéo điều khiển vùng Trung Cận Đông “bằng tay” (nghĩa là có thể không theo kịch bản vạch ra từ trước, mà ứng phó kịp thời khi có biến động). Nếu muốn, Washington không khó tìm cớ cho chiến dịch quân sự chống lại Iran. Cụ thể, người Mỹ có thể dùng con bài Israel”.
Lợi dụng tình hình Syria, Tel-Aviv hoàn toàn có khả năng thực hiện lời đe doạ từ lâu của mình, thực hiện đòn đánh vào các mục tiêu hạt nhân của Iran. Còn Mỹ khi đó sẽ can thiệp vào để bảo vệ đồng minh Israel của mình, Iskuzhin dự đoán.
Thật ra, trong thời gian có thể đánh đòn quân sự vào Syria, Washington vẫn quyết định phòng xa và muốn đạt được sự trung lập tạm thời của Tehran. Chính một sự cố gắng như vậy là lời giải thích cho chuyến thăm khẩn cấp đến Iran của đặc phái viên Liên Hiệp Quốc, nguyên cố vấn của Bộ Ngoại giao Mỹ Jeffrey Feltman. Ông này dường như phải chuyển cho Iran “chứng cứ không thể bác bỏ về sự can dự của chính quyền Syria vào cuộc tấn công hoá học gần đây ở gần Damascus” nào đó.

Tên lửa Ả Rập Saudi đưa Israel, Iran vào tầm ngắm

(Kiến Thức) - Theo báo cáo của Jane’s Intelligence Review, các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 của Ả Rập Saudi đưa Israel và Iran vào tầm ngắm.

Tên lửa Ả Rập Saudi đưa Israel, Iran vào tầm ngắm
Tờ Jerusalem Post của Israel dẫn nguồn Tạp chí Jane’s Intelligence Review, đã xác nhận được một căn cứ tên lửa chưa bao giờ công khai tại sa mạc Ả Rập Saudi (cách thủ đô Riyadh về phía Tây Nam khoảng 200km). Và có dấu hiệu cho thấy, mục tiêu của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 (Đông Phong 3) tại căn cứ này là Iran và Israel.

Nhận mặt các loại pháo trên tàu chiến Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trung Quốc tự phát triển cho mình bộ sưu tập các loại pháo hải quân khá lớn do nước này tự sản xuất và một phần sao chép công nghệ.

Nhận mặt các loại pháo trên tàu chiến Trung Quốc
Hệ thống pháo hải quân Type 76 cỡ 130mm 2 nòng có tốc độ bắn 17 phát/phút, tầm bắn 16-29km, tính toán trên lý thuyết 6 phát pháo 130mm có thể tiêu diệt được chiến hạm trọng tải 3000 tấn. Ngoài ra, pháo hạm này cũng có khả năng tự động hóa tốt và độ chính xác cao, trong trường hợp hệ thống điện tử xảy ra sự cố có thể điều khiển bắn bằng tay. Tuy vậy, nhược điểm của loại pháo này là kích cỡ lớn, tính năng tàng hình và khả năng phòng thủ yếu.
 Hệ thống pháo hải quân Type 76 cỡ 130mm 2 nòng có tốc độ bắn 17 phát/phút, tầm bắn 16-29km, tính toán trên lý thuyết 6 phát pháo 130mm có thể tiêu diệt được chiến hạm trọng tải 3000 tấn. Ngoài ra, pháo hạm này cũng có khả năng tự động hóa tốt và độ chính xác cao, trong trường hợp hệ thống điện tử xảy ra sự cố có thể điều khiển bắn bằng tay. Tuy vậy, nhược điểm của loại pháo này là kích cỡ lớn, tính năng tàng hình và khả năng phòng thủ yếu.
Pháo hải quân Type 61 100mm được phát triển dựa trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo B-34 100mm của Liên Xô. Pháo được đánh giá là có uy lực mạnh, tuy nhiên tính tự động hóa không cao, phải điều khiển bắn bằng tay.
 Pháo hải quân Type 61 100mm được phát triển dựa trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo B-34 100mm của Liên Xô. Pháo được đánh giá là có uy lực mạnh, tuy nhiên tính tự động hóa không cao, phải điều khiển bắn bằng tay.

MiG-29: kẻ thù của “thiết ưng” F-16, “ong bắp cày” F/A-18

(Kiến Thức) - MiG-29 là tiêm kích đa năng nổi tiếng của Nga được thiết kế nhằm đối đầu với các dòng tiêm kích thế hệ 4 F-16 và F/A-18 của Mỹ.

MiG-29: kẻ thù của “thiết ưng” F-16, “ong bắp cày” F/A-18
MiG-29 (NATO định danh là Fulcrum) là thiết kế tiêm kích phản lực thế hệ 4 do Công ty Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm đối địch với các tiêm kích cùng thế hệ của Mỹ gồm F-16 và F/A-18 của Mỹ.
 MiG-29 (NATO định danh là Fulcrum) là thiết kế tiêm kích phản lực thế hệ 4 do Công ty Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm đối địch với các tiêm kích cùng thế hệ của Mỹ gồm F-16 và F/A-18 của Mỹ.
MiG-29 chính thức đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô năm 1983, dây chuyền sản xuất hoạt động từ năm 1982 tới nay, đã có khoảng 1250 chiếc được sản xuất xuất hiện đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, còn khoảng 25 quốc gia sử dụng các biến thể MiG-29. Tại Đông Nam Á, có Myanmar và Malaysia đang duy trì những chiếc tiêm kích MiG-29.
 MiG-29 chính thức đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô năm 1983, dây chuyền sản xuất hoạt động từ năm 1982 tới nay, đã có khoảng 1250 chiếc được sản xuất xuất hiện đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, còn khoảng 25 quốc gia sử dụng các biến thể MiG-29. Tại Đông Nam Á, có Myanmar và Malaysia đang duy trì những chiếc tiêm kích MiG-29.

Tin mới