Scandal để đời của hoàng hậu phóng đãng nước Pháp

(Kiến Thức) - Mặc dù có xuất thân cao quý nhưng hoàng hậu Pháp Marie Antoinette lại "cắm sừng" vua Louis XVI hay có phát ngôn khiến người dân chỉ trích nặng nề...

Scandal để đời của hoàng hậu phóng đãng nước Pháp
Marie Antoinette (1755 - 1793) là con gái út của nữ hoàng nước Áo. Năm 14 tuổi, bà được gả cho thái tử Pháp, sau này là vua Louis XVI nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Một trong những scandal liên quan đến hoàng hậu Marie Antoinette đó là việc bà từng nói: "Nếu họ không có bánh mì để ăn, hãy để họ ăn bánh kem" khi nghe tin những người nông dân chết đói do không đủ bánh mì để ăn. Với câu nói này, hoàng hậu trẻ tuổi đã trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận. Trước đó, hoàng hậu Marie Antoinette được mọi người biết đến là người có tính cách khá dịu dàng, ân cần, tỉ mỉ. Tuy nhiên, một số sử gia cho rằng, hoàng hậu Marie Antoinette không nói câu nói trên. Lời nói của hoàng hậu Marie Antoinette có thể đã bị Jean-Jacques Rousseau sống vào thế kỷ 18 dịch sai. Một số sử gia khác suy đoán rằng, chủ nhân của câu nói bị chỉ trích trên có thể là Maria Theresa chứ không phải hoàng hậu Marie Antoinette. Maria Theresa là một phụ nữ quý tộc gốc Tây Ban Nha, đã kết hôn Louis XIV.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại cho rằng, hoàng hậu Marie Antoinette thực sự đã nói câu "Nếu họ không có bánh mì để ăn, hãy để họ ăn bánh kem" khi biết người dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Điều này càng khiến hình ảnh của hoàng hậu Marie Antoinette bị ảnh hưởng. 
Hoàng hậu Marie Antoinette bị người dân chỉ trích vì câu nói: "Nếu họ không có bánh mì để ăn, hãy để họ ăn bánh kem".
 Hoàng hậu Marie Antoinette bị người dân chỉ trích vì câu nói: "Nếu họ không có bánh mì để ăn, hãy để họ ăn bánh kem".  
Một trong những scandal khác về hoàng hậu Marie Antoinette đó là việc bà hoàng này đã "cắm sừng" vua Louis XVI sau 7 năm hôn nhân vì vị hoàng đế này bất lực. Thất vọng về người chồng của mình, hoàng hậu Marie Antoinette đã qua lại với một bá tước hào hoa, phong độ có tên Axel von Fersen.
Marie Antoinette đã trúng tiếng sét ái tình với bá tước Fersen ngay khi hai người gặp nhau lần đầu trong một trận bóng vào tháng 1/1774. Không lâu sau ngày gặp mặt đầu tiên, hoàng hậu Marie Antoinette đã phản bội chồng khi hẹn hò bí mật với người tình. Thậm chí, vị hoàng hậu Pháp này còn thường xuyên mời Fersen tới Petit Trianon - ngôi nhà mà Louis XVI dành riêng cho và ở Versailles có giá trị lên tới 6 triệu USD. 
Đôi tình nhân này còn thường xuyên trao đổi thư từ bí mật cũng như cùng thiết kế nội thất cho ngôi nhà Petit Trianon. Chưa dừng lại ở đó, người ta còn cho rằng, bá tước Fersen mới chính là cha đẻ của đứa con trai thứ hai của bà bởi đứa bé chào đời 9 tháng sau khi vị bá tước này đến thăm hoàng hậu. Điều này khiến thanh danh của hoàng hậu Marie Antoinette bị tổn hại nghiêm trọng.
Vua Louis XVI không hề hay biết hoàng hậu Marie Antoinette đã phản bội tình nghĩa vợ chồng bấy lâu nay. Ông luôn bảo vệ vợ yêu của mình trước những chỉ trích gay gắt của dư luận. Louis XVI thậm chí còn khen ngợi Marie Antoinette đã làm tốt trách nhiệm của một hoàng hậu khi mang thai và sinh con cho ông.
Hoàng hậu Marie Antoinette còn lún sâu vào thú vui cờ bạc, tiệc tùng, ăn chơi trác táng khi xảy ra scandal liên quan đến vụ án "Chuỗi kim cương". Mặc dù bà không có liên quan đến vụ trộm chuỗi hạt kim cương nặng 2.800 carats nhưng người dân Pháp vẫn ghét bỏ bà, thậm chí còn đặt cho vị hoàng hậu này biệt danh "Phu nhân chúa chổm". 
Cụ thể, Hồng y giáo chủ Louis René Edouard de Rohan say đắm trước vẻ đẹp quyến rũ, đầy mê hoặc của hoàng hậu Marie Antoinette nhưng không được đáp lại. Biết được điều đó, lợi dụng sự cả tin đến ngốc nghếch của Hồng y giáo chủ, một cô gái giang hồ Pháp có tên Jeanne de La Motte cùng người chồng bịp bợm đã tổ chức một phi vụ lừa đảo lớn. 
Jeanne de La Motte tự xưng là tâm phúc của hoàng hậu Marie Antoinette và được bà ra lệnh sắp xếp một cuộc gặp mặt bí mật với giáo chủ Louis René Edouard de Rohan tại công viên Versailles. Đồng thời, ả nhắc khéo vị hồng y giáo chủ này rằng, hoàng hậu Marie Antoinette rất thích một chuỗi hạt kim cương do hai thợ kim hoàn Paris chế tác gồm nhiều viên kim cương nhỏ nặng 2.800 carats.
Người mà Hồng y giáo chủ Louis René Edouard de Rohan gặp mặt không phải hoàng hậu Marie Antoinette mà chỉ là cô gái điếm tên là Nicole Leguay. Người phụ nữ này đã nhận món trang sức quý hiếm do giáo chủ kia trao tặng. Jeanne cùng đồng bọn đã tháo lấy các viên kim cương để bán lấy tiền rồi thuê chế tác một chuỗi kim cương giả để thay vào, nhưng vụ việc không trót lọt. Khi biết chuyện, vua Louis XVI đã ra lệnh bắt giáo chủ Louis René Edouard de Rohan tại công viên Versailles.
Ngoài ra, hoàng hậu Marie Antoinette còn nổi tiếng với việc thường xuyên tổ chức những cuộc vui chơi xa hoa tột đỉnh, mua sắm những bộ trang phục vô cùng đắt đỏ, trang hoàng cung điện bằng những khoản kinh phí khổng lồ lấy từ ngân sách trong khi tình hình tài chính của đất nước ngày càng tồi tệ.
Tuy nhiên, chuyện ngoại tình của hoàng hậu Marie Antoinette đã đi đến hồi kết khi Cách mạng Pháp nổ ra vào tháng 7/1987. Bà bị bắt và người tình bí mật không thể cứu bà thoát khỏi kiếp nạn ấy. Bà bị đánh giá như một tội đồ phản quốc và phải chịu chung số phận với chồng là vua Louis XVI khi bị xử tử bằng lưỡi đao máy chém. Trước đó, sáng sớm ngày 16/10/1793, bà bị cắt tóc, diễu qua khắp các đường phố ở Paris trên một chiếc xe kéo và bị chém đầu tại Quảng trường Cách mạng. Năm ấy, bà mới 37 tuổi.

Bật mí Dinh thự mùa hè của Toàn quyền Đông Dương

(Kiến Thức) - Tọa lạc trên một đồi thông tuyệt đẹp của Đà Lạt, đây là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng...

Bật mí Dinh thự mùa hè của Toàn quyền Đông Dương
Tọa lạc trên một ngọn đồi thông cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông Nam là một trong những dinh thự hoành tráng và nổi tiếng nhất thành phố, được gọi là Dinh 2.
 Tọa lạc trên một ngọn đồi thông cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông Nam là một trong những dinh thự hoành tráng và nổi tiếng nhất thành phố, được gọi là Dinh 2.

Huyền thoại Liên Xô khiến Không quân Đức khiếp sợ

(Kiến Thức) - Chiến thuật không chiến do phi công tài ba Liên Xô Alexander Pokryshkin phát triển đã trở thành nhân tố quyết định khiến phát xít Đức bại trận.

Huyền thoại Liên Xô khiến Không quân Đức khiếp sợ
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước quân đội Đức được cho là bắt đầu sau khi Không quân Liên Xô đánh bại Không quân Đức trong một cuộc đụng độ lớn có tên Trận chiến Anh. Một trong những con át chủ bài giúp Liên Xô thành công đó là người hùng Alexander Pokryshkin - người đã thay đổi chiến thuật không chiến cũ của Liên Xô khi phát xít Đức đưa ra chiến tranh chớp nhoáng vào năm 1941.

Những cuộc chiến "độc nhất vô nhị" trong lịch sử

(Kiến Thức) - Một số cuộc chiến tranh chỉ bắt đầu từ những lý do vô cùng đơn giản nhưng lại khiến nhiều người bỏ mạng.

Những cuộc chiến "độc nhất vô nhị" trong lịch sử
Chiến tranh mật ong là cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Iowa và Missouri vào năm 1830. Khu vực rộng hơn 15 km chạy dọc biên giới giữa Iowa và Missouri là nguồn gốc tranh chấp giữa hai bên. Nguyên nhân của cuộc tranh chấp là do Hiến pháp Missouri không diễn đạt rõ ràng về đường biên giới.
 Chiến tranh mật ong là cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Iowa và Missouri vào năm 1830. Khu vực rộng hơn 15 km chạy dọc biên giới giữa Iowa và Missouri là nguồn gốc tranh chấp giữa hai bên. Nguyên nhân của cuộc tranh chấp là do Hiến pháp Missouri không diễn đạt rõ ràng về đường biên giới. 

Tin mới