SCB và Vietcombank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

(Vietnamdaily) - Mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo mở thẻ tín dụng giả và đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tiền trong tài khoản... là những thủ đoạn lừa đảo mới vừa được các nhà băng cảnh báo.

Mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo mở thẻ tín dụng giả

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa cho biết, gần đây có nhiều trường hợp giả danh cá bộ nhân viên của SCB gọi điện thoại tư vấn khách hàng mở phát hành mới thẻ (hạn mức 30 triệu đồng, miễn lãi suất trong 3 năm).

Khách hàng chỉ cần thanh toán phí 300 ngàn đồng và cung cấp/ xác nhận thông tin qua điện thoại; thẻ sẽ được giao đến tận nhà qua bưu điện.

Cụ thể, các đối tượng này đã sử dụng các thiết bị viễn thông, đa phương tiện như: lập trang web, gửi thư điện tử gắn với tên thương hiệu SCB, gọi điện thoại, gửi tin nhắn, email tự xưng là nhân viên SCB để tiếp thị, chào mời khách hàng mở thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi lớn, ví dụ như hạn mức lên đến 30 triệu đồng, miễn lãi suất trong 3 năm… Đồng thời, họ còn hướng dẫn khách hàng thực hiện các bước theo quy trình cấp thẻ tín dụng khá chuyên nghiệp.

Khách hàng sẽ nhận được nội dung thông báo: “Khách hàng đã được SCB phê duyệt 01 khoản vay tín chấp hoặc 01 thẻ tín dụng”. Sau đó, các đối tượng gian lận chuyển 01 tấm thẻ nhựa đến khách hàng bằng đường bưu điện và yêu cầu người nhận trả phí phát hành thẻ với số tiền nhất định (với số tiền khoảng 300 ngàn đồng trở lên). Sau khi nhận được tiền, các số điện thoại đã liên hệ với khách hàng đều mất tín hiệu và đương nhiên khách hàng cũng không thể sử dụng chiếc thẻ giả này.

Thẻ tín dụng giả thường được làm bằng tấm nhựa bình thường, có thông tin sơ sài, mẫu mã kém thẩm mỹ, có các thông tin cố tình bắt chước logo và mẫu mã của các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế và SCB, ví dụ: mặt trước có tên và dãy số, mặt sau thẻ giả có ô mã vạch kèm những con số.

Khách hàng bị lừa rất nhiều, trong đó chủ yếu không phải là khách hàng hiện hữu của SCB.

SCB va Vietcombank canh bao thu doan lua dao moi
Các đối tượng lừa đảo gửi thẻ tín dụng giả qua đường bưu điện nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng. 

Do đó, SCB khuyến cáo khách hàng cần cẩn trọng và cảnh giác với những tin nhắn, cuộc gọi không rõ ràng, yêu cầu phải chuyển tiền/mất phí để mở thẻ tín dụng.

Đồng thời, SCB khẳng định mở thẻ tín dụng tại SCB được thực hiện đầy đủ theo quy trình đảm bảo các bước chặt chẽ; và không yêu cầu khách hàng nạp tiền/chuyển khoản hay thu phí khi tư vấn mở thẻ tín dụng.

Hiện nay SCB không thực hiện nhận hồ sơ mở thẻ tín dụng qua các trang mạng, ứng dụng xã hội (Facebook, Zalo…) hoặc qua bất cứ trung gian nào.

Đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản

Tương tự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) cảnh báo rủi ro đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Theo đó, đối tượng lừa đảo tìm cách lấy cắp các thông tin dịch vụ ngân hàng của khách hàng từ đó truy cập và chiếm đoạt tiền từ tài khoản.

Một số thủ đoạn phổ biến đã được ghi nhận như giả mạo website/Fanpage của ngân hàng và gửi đường link giả mạo để khách hàng nhập thông tin; Lừa khách hàng cài đặt phần mềm gián điệp; Giả danh nhân viên ngân hàng, tòa án, cảnh sát,…và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin…

Ngoài ra còn có thủ đoạn lừa đảo khách hàng tự chuyển tiền. Kẻ gian giả danh nhân viên ngân hàng, tòa án, cảnh sát, nhân viên bưu điện, viễn thông, giao hàng… yêu cầu khách hàng chuyển tiền đến tài khoản của kẻ gian.

Vietcombank lưu ý, ngân hàng không bao giờ gửi đường link hoặc liên hệ với khách hàng để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dưới mọi hình thức. Vì vậy, các yêu cầu cung cấp thông tin (nếu có) đều là giả mạo, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin khi nhận được các yêu cầu này.

Khách hàng hãy nâng cao cảnh giác, xác định chính xác thông tin của người liên hệ. Không thực hiện chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Đồng thời, báo cho cơ quan Công an/cơ quan chức năng nơi gần nhất nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ.

Hơn 100 tỷ trong tài khoản bị 'khoắng' sạch, nháy mắt mất trắng gia tài

Gần đây, tội phạm công nghệ cao sử dụng thủ đoạn lừa đảo tinh vi, lập website giả mạo ngân hàng hòng chiếm đoạt tài khoản và rút tiền của người bán hàng online.

Lập website giả lừa người bán hàng online

MBB cảnh báo hành vi giả mạo nhân viên ngân hàng với chiêu trò lừa đảo mới

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) vừa có cảnh báo về hành vi giả mạo nhân viên ngân hàng để lừa đảo.

Theo MBB, thời gian qua, nhiều khách hàng phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng lừa đảo thu phí mở thẻ tín dụng giả của nhiều ngân hàng.

 Hiện đã xuất hiện một số đối tượng sử dụng những thủ đoạn hòng lợi dụng uy tín của Ngân hàng Quân Đội để giả mạo cán bộ, nhân viên ngân hàng nhằm đánh vào tâm lý cả tin của khách hàng đã trao đổi và mời khách hàng cung cấp các thông tin cá nhân (số thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu) để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Theo đó, hình thức mà các đối tượng lừa đảo chủ yếu là sử dụng hình ảnh giả mạo gửi cho khách hàng để chứng minh khách hàng đã được giải ngân khoản vay vào tài khoản vừa mở tại ngân hàng.

Cụ thể, để tạo niềm tin, các đối tượng lập trang web, gửi thư điện tử gắn với tên thương hiệu ngân hàng hoặc gọi điện thoại tự xưng mình là nhân viên để tiếp thị và hướng dẫn khách hàng thực hiện các bước theo quy trình cấp thẻ tín dụng.

Đồng thời yêu cầu khách hàng nộp trước một khoản tiền cho kỳ thanh toán đầu tiên vào một số tài khoản mà kẻ gian cung cấp và chặn toàn bộ liên lạc với khách hàng sau khi đã nhận tiền.

MBB canh bao hanh vi gia mao nhan vien ngan hang voi chieu tro lua dao moi
 Hình thức lừa đảo mới

Hình thức lừa đảo này là chuyển 1 tấm Thẻ nhựa đến khách hàng bằng đường bưu điện và yêu cầu người nhận trả phí phát hành thẻ với số tiền từ 200.000 - 300.000 đồng, thậm chí có khi lên đến 5% đến 10% hạn mức thẻ tín dụng giả này. Sau khi nhận tiền, các số điện thoại đã liên hệ đều mất tín hiệu và đương nhiên khách hàng cũng không thể sử dụng chiếc thẻ giả này.

Theo thông tin từ nhiều khách hàng, thẻ tín dụng giả này được làm bằng tấm nhựa bình thường có thông tin sơ sài, mặt trước có tên “thẻ đa năng” và dãy số, phía dưới là dòng chữ “khách hàng thân thiết”. Mặt sau thẻ giả có ô chữ ký của khách hàng đi kèm một số nội dung điều khoản thẻ.