Sẽ cho phá sản Vinashinlines

Vinalines sẽ nhận được nhiều cơ chế mới để tái cơ cấu...

Liên quan đến các kiến nghị của Vinalines về việc khoanh nợ, xóa nợ tại các ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải và Vinalines làm việc trực tiếp với từng ngân hàng, trình Ngân hàng Nhà nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Liên quan đến các kiến nghị của Vinalines về việc khoanh nợ, xóa nợ tại các ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải và Vinalines làm việc trực tiếp với từng ngân hàng, trình Ngân hàng Nhà nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 
Vinashinlines, một công ty con nhiều tai tiếng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), sẽ được làm thủ tục phá sản trong thời gian tới.

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong thông báo mới nhất của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu của Vinalines.

Cùng được “phá sản” như Vinashinlines, còn có công ty Falcon.

Thông báo này được ban hành sau khi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu của Vinalines hồi đầu tháng này, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Vinalines.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Vinalines và ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã “thống nhất với báo cáo, đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu của Vinalines”.

“Trong giai đoạn vừa qua, do thị trường vận tải biển chưa phục hồi, nguồn vốn hạn chế, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh vận tải biển và khai thác cảng biển. Tuy nhiên, Tổng công ty đã bám sát định hướng đầu tư phát triển, tập trung xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp vượt qua khó khăn thách thức, triển khai việc cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên theo Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt”, thông báo viết.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải giao cho Vinalines phải tăng cường công tác quản trị, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu, các bộ phận, xử lý vi phạm theo quy định; đồng thời, quản lý, cắt giảm chi phí, nâng cao hơn nữa năng lực khai thác sử dụng đội tàu để đạt hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, phải tập trung xử lý tài chính, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc và công ty mẹ theo đúng đề án tái cơ cấu. Hội đồng thành viên, ban giám đốc cần chỉ đạo quyết liệt, cương quyết không vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.

Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu Vinalines sớm hoàn thiện và nộp hồ sơ phá sản doanh nghiệp đối với công ty Vinashinlines và Falcon theo quy định.

Liên quan đến các kiến nghị của Vinalines về việc khoanh nợ, xóa nợ tại các ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải và Vinalines làm việc trực tiếp với từng ngân hàng, trình Ngân hàng Nhà nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về các khoản nợ tại các tổ chức tín dụng khác, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để xử lý việc khoanh nợ, xóa nợ theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Về việc Công ty Mua bán nợ quốc gia và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp tham gia mua lại các khoản nợ của Vinalines, giao Bộ Tài chính hướng dẫn, xử lý cụ thể theo thẩm quyền.

Trong khi đó, về việc phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ để đảo nợ vay ngân hàng, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết theo quy định.

Trong thời gian chờ phát hành trái phiếu mới, Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý các đề nghị của Vinalines về kéo dài thời gian trả nợ trái phiếu thêm một năm và giữ nguyên nhóm nợ cho các khoản vay.

Về vốn lưu động, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ, phối hợp với Vinalines làm việc với các tổ chức tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Về cơ cấu nợ tại 4 doanh nghiệp chuyển giao từ Vinashin, Vinalines nộp hồ sơ về Ngân hàng Nhà nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về chuyển đổi các khoản nợ, bảo lãnh hỗ trợ của Vinashin và Vinalines cho 5 đơn vị chuyển giao từ Vinashin thành vốn điều lệ, giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, giải quyết cụ thể; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Về các liên doanh cảng với đối tác nước ngoài, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinalines đánh giá lại, giảm tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam tại các liên doanh cảng không quan trọng để đầu tư vào các dự án cảng quan trọng hơn.

Một số vấn đề cụ thể khác cũng đã được thể hiện trong thông báo quan trọng này, chẳng hạn về việc sử dụng nguồn vốn từ chuyển đổi công năng khu bến cảng Nhà Rồng - Khánh Hội cho các cảng liên doanh của Vinalines tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, giao Bộ Tài chính xem xét, giải quyết theo quy định.

Trong khi đó, về cấp bổ sung vốn điều lệ, giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sớm xem xét, giải quyết; lưu ý khấu trừ khoản tạm ứng 200 tỷ đồng của Vinalines để phục vụ cho việc bán tàu của Vinashinlines; về việc bán tàu, ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định các trường hợp; về lãi suất các khoản vay đóng tàu, giao Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện theo quy định hiện hành.

Thứ trưởng Bộ GTVT kêu gọi thủy thủ chia sẻ với Vinashinlines

Thứ trưởng Nguyễn Văn Công (áo trắng) kêu gọi các thủy thủ hãy bình tĩnh.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công (áo trắng) kêu gọi các thủy thủ hãy bình tĩnh.

Trao đổi với phóng viên vào chiều 21/2, ông Nguyễn Văn Công - Thứ trưởng Bộ GTVT - cho biết: “Các bước xử lý những tàu đang neo đậu hoặc bị tạm giữ lâu ngày ở nước ngoài và các thuyền viên trên các tàu này, về cơ bản đang được triển khai và có tiến triển. Anh em thủy thủ tại 7 tàu của Vinashinlines đang gặp khó khăn nhưng rất mong anh em thông cảm cho khó khăn cho doanh nghiệp. Tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Vinashinlines đã rất cố gắng.

Những con tàu tiền tỷ “tai tiếng” của Vinalines giờ thế nào?

Chính phủ yêu cầu, hết tháng 6/2013, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) phải bán những con tàu "tai tiếng" của công ty con là Công ty TNHH Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) đang bị lưu giữ, bắt giữ ở nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 3, thời điểm bán được tàu New Phoenix với giá hơn 3,7 triệu USD thì đến nay Vinalines vẫn chưa bán thêm được con tàu nào.
 Chính phủ yêu cầu, hết tháng 6/2013, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) phải bán những con tàu "tai tiếng" của công ty con là Công ty TNHH Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) đang bị lưu giữ, bắt giữ ở nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 3, thời điểm bán được tàu New Phoenix với giá hơn 3,7 triệu USD thì đến nay Vinalines vẫn chưa bán thêm được con tàu nào.
Tàu New Phonenix có trọng tải 9.606 DWT mang quốc tịch Panama. Con tàu đã từng nằm bất động tại Đại Liên, Trung Quốc từ tháng 9/2012, nhưng may mắn được bán vào tháng 3/2013. 15 thuyền viên của tàu trước đó phải vật lộn trong tình trạng thiếu thốn mọi thứ, không nổ được máy do thiếu nhiên liệu.
 Tàu New Phonenix có trọng tải 9.606 DWT mang quốc tịch Panama. Con tàu đã từng nằm bất động tại Đại Liên, Trung Quốc từ tháng 9/2012, nhưng may mắn được bán vào tháng 3/2013. 15 thuyền viên của tàu trước đó phải vật lộn trong tình trạng thiếu thốn mọi thứ, không nổ được máy do thiếu nhiên liệu.
Tàu Hoa Sen được Vinashin mua về từ Ý vào tháng 11/2007 với giá khoảng 60 triệu euro để kinh doanh chở khách và hàng hoá tuyến Hòn Gai (Quảng Ninh) - Sài Gòn.
 Tàu Hoa Sen được Vinashin mua về từ Ý vào tháng 11/2007 với giá khoảng 60 triệu euro để kinh doanh chở khách và hàng hoá tuyến Hòn Gai (Quảng Ninh) - Sài Gòn. 

Tháng 12/2008, sau khoảng 40 chuyến biển, Hoa Sen ngưng hoạt động do lỗ nặng. Tháng 1/2009, phát hiện sự cố nứt đáy, Hoa Sen phải sửa chữa tại Hyundai - Vinashin, thay một lượng lớn tôn đáy tàu. Từ tháng 4/2009, Hoa Sen vào neo tại nhà máy tàu biển của Vinashin ở Cam Ranh.
 Tháng 12/2008, sau khoảng 40 chuyến biển, Hoa Sen ngưng hoạt động do lỗ nặng. Tháng 1/2009, phát hiện sự cố nứt đáy, Hoa Sen phải sửa chữa tại Hyundai - Vinashin, thay một lượng lớn tôn đáy tàu. Từ tháng 4/2009, Hoa Sen vào neo tại nhà máy tàu biển của Vinashin ở Cam Ranh.
Tháng 7/2010, tàu Hoa Sen được chuyển từ Vinashin sang Vinalines. Tháng 1, lãnh đạo Vinalines cho biết đã ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty Lianyungang CK Ferry Co.Ltd (liên doanh giữa tập đoàn Hueng-A, Hàn Quốc và cảng Lianyungang - Liên Vân Cảng, Trung Quốc) về việc cho thuê định hạn tàu Hoa Sen trong 6 tháng, với giá 16.500 USD một ngày.
 Tháng 7/2010, tàu Hoa Sen được chuyển từ Vinashin sang Vinalines. Tháng 1, lãnh đạo Vinalines cho biết đã ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty Lianyungang CK Ferry Co.Ltd (liên doanh giữa tập đoàn Hueng-A, Hàn Quốc và cảng Lianyungang - Liên Vân Cảng, Trung Quốc) về việc cho thuê định hạn tàu Hoa Sen trong 6 tháng, với giá 16.500 USD một ngày.
Hiện, tàu Hoa Sen đang nằm an toàn tại một cảng biển của Trung Quốc với 9 thuyền viên giữ tàu. Các thuyền viên vẫn được cung cấp đầy đủ tiền ăn, tiền sinh hoạt nhưng chưa được về nước đến khi bán được tàu.
 Hiện, tàu Hoa Sen đang nằm an toàn tại một cảng biển của Trung Quốc với 9 thuyền viên giữ tàu. Các thuyền viên vẫn được cung cấp đầy đủ tiền ăn, tiền sinh hoạt nhưng chưa được về nước đến khi bán được tàu.
Tàu Cái Lân 4 có trọng tải 8.732 DWT là con tàu duy nhất trong số 7 tàu được đóng tại Việt Nam năm 2006.
 Tàu Cái Lân 4 có trọng tải 8.732 DWT là con tàu duy nhất trong số 7 tàu được đóng tại Việt Nam năm 2006. 

Tàu bị bắt giữ tại cảng Kolkata, Ấn Độ từ tháng 1/2012 và 22 thuyền viên đang mắc kẹt tại đây. Tòa án Ấn Độ bắt giữ tàu Cái Lân 4 với lý do Vinashinlines nợ tiền một nhà cung cấp dầu tại Singapore. Thủy thủ đoàn cho biết đã nhiều lần liên lạc về Việt Nam, yêu cầu Vinashinlines giải quyết nhưng chưa nhận được hỗ trợ.
 Tàu bị bắt giữ tại cảng Kolkata, Ấn Độ từ tháng 1/2012 và 22 thuyền viên đang mắc kẹt tại đây. Tòa án Ấn Độ bắt giữ tàu Cái Lân 4 với lý do Vinashinlines nợ tiền một nhà cung cấp dầu tại Singapore. Thủy thủ đoàn cho biết đã nhiều lần liên lạc về Việt Nam, yêu cầu Vinashinlines giải quyết nhưng chưa nhận được hỗ trợ.
Tàu New Horizon cũng có quốc tịch Panama được đóng tại Nhật Bản từ năm 1986. Đây là loại tàu chở hàng tổng hợp có trọng tải 9.606 DWT.
 Tàu New Horizon cũng có quốc tịch Panama được đóng tại Nhật Bản từ năm 1986. Đây là loại tàu chở hàng tổng hợp có trọng tải 9.606 DWT.
Tháng 7/2012, tàu New Horizon xuất phát từ Quảng Ninh đi Donghae (Hàn Quốc) - Vladivostock (Nga) - Akita (Nhật Bản) - Manila (Philippines) và khi đến Karachi (Pakistan) hồi tháng 11/2012 thì bị bắt giữ. Nguyên nhân là Vinashinlines chưa trả nợ được cho các đối tác cũng như tranh chấp liên quan đến hàng hóa. Hiện còn 20 thuyền viên đang bị mắc kẹt tại đây.
 Tháng 7/2012, tàu New Horizon xuất phát từ Quảng Ninh đi Donghae (Hàn Quốc) - Vladivostock (Nga) - Akita (Nhật Bản) - Manila (Philippines) và khi đến Karachi (Pakistan) hồi tháng 11/2012 thì bị bắt giữ. Nguyên nhân là Vinashinlines chưa trả nợ được cho các đối tác cũng như tranh chấp liên quan đến hàng hóa. Hiện còn 20 thuyền viên đang bị mắc kẹt tại đây. 
Treo cờ Panama, con tàu của Vinashinlines được đóng năm 1988 tại Nhật với trọng tải 13.266 tấn. Diamond Way đã neo tại cảng Jabel Ali thuộc Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) từ tháng 10/2012. Trước đó, tàu bị một nhà cung cấp bắt giữ tại cảng Ấn Độ do nợ tiền dầu. Hiện trên tàu còn 19 thủy thủ với điều kiện sinh hoạt tương đối khá hơn các đồng nghiệp sau khi được cơ quan ngoại giao Việt Nam can thiệp, giúp đỡ.
 Treo cờ Panama, con tàu của Vinashinlines được đóng năm 1988 tại Nhật với trọng tải 13.266 tấn. Diamond Way đã neo tại cảng Jabel Ali thuộc Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) từ tháng 10/2012. Trước đó, tàu bị một nhà cung cấp bắt giữ tại cảng Ấn Độ do nợ tiền dầu. Hiện trên tàu còn 19 thủy thủ với điều kiện sinh hoạt tương đối khá hơn các đồng nghiệp sau khi được cơ quan ngoại giao Việt Nam can thiệp, giúp đỡ. 
Đóng năm 1981 tại Nhật, Sea Eagle là con tàu nằm "liệt" lâu nhất tại nước ngoài của Vinashinlines hiện nay. Hiện con tàu có trọng tải hơn 65.000 tấn này đang được trông giữ bởi 9 thủy thủ trong điều kiện thiếu nhiên liệu, lương thực.
 Đóng năm 1981 tại Nhật, Sea Eagle là con tàu nằm "liệt" lâu nhất tại nước ngoài của Vinashinlines hiện nay. Hiện con tàu có trọng tải hơn 65.000 tấn này đang được trông giữ bởi 9 thủy thủ trong điều kiện thiếu nhiên liệu, lương thực.

Tin mới