Sẽ ra sao nếu bà Le Pen trở thành nữ Tổng thống Pháp?

Bà Marine Le Pen rất có thể sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp năm 2022 - Tờ Real Instituto Elcano nhận định.

Sẽ ra sao nếu bà Le Pen trở thành nữ Tổng thống Pháp?
Sẽ ra sao nếu bà Le Pen trở thành nữ Tổng thống Pháp?
Ít ngày trước vòng 1 bầu cử tổng thống Pháp, theo kết quả thăm dò ý định bỏ phiếu của cử tri, bà Le Pen đã rút ngắn khoảng cách 4 điểm so với đối thủ là Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron. 
Chính trị gia cực hữu Marine Le Pen sinh năm 1968, tại Neuilly-sur-Seine, phía tây Paris. Bà học ngành luật và trở thành luật sư tại Paris năm 1992. Bà là con gái út của Jean-Marie Le Pen, người sáng lập đảng Mặt trận Quốc gia năm 1972, theo The Spectator. Cũng theo tạo chí này nhận định, Le Pen là một trong những chính trị gia "thú vị" của Châu Âu. 
Se ra sao neu ba Le Pen tro thanh nu Tong thong Phap?
 Bà Le Pen, ứng cử viên Tổng thống Pháp. Ảnh: AP
Le Pen không phải là một hiện tượng mới nhưng hiện trở lại với sức sống mới. Bà mô tả cuộc bầu cử này không phải là sự lựa chọn giữa cánh tả và cánh hữu mà là những người theo chủ nghĩa dân tộc chống lại những người theo chủ nghĩa hậu dân tộc. Mặc dù là thành viên cực hữu nhưng Le Pen cho biết bà sẵn sàng bổ nhiệm những người cánh tả trong chính phủ của mình nếu bà được bầu làm Tổng thống Pháp vào cuối tháng này.
Phân tích thống kê cho thấy 66% tuyên ngôn của Le Pen là thiên tả, tập trung vào chăm sóc sức khỏe, dịch vụ công và tái phân phối. Mặc dù vậy, Le Pen, theo miêu tả của New York Times, là "chính trị cực hữu" và "chống người nhập cư".
Cũng giống như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump với quan điểm "nước Mỹ trước tiên", bà Le Pen hứa sẽ đặt người Pháp lên ưu tiên hàng đầu. Điều đó có thể thấy qua việc bà từng bày tỏ nguyện vọng muốn giảm tuổi nghỉ hưu, đánh thuế với hàng nhập khẩu và hợp đồng lao động của người nước ngoài, giảm lượng nhập cư cũng như trục xuất toàn bộ người nhập cư bất hợp pháp. 
Về chủ đề an ninh, bà Le Pen cho biết dù có quan điểm thân Nga trước đây nhưng phản đối cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tuy vậy, ứng cử viên Tổng thống Pháp lại nhận định, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine gần giống với việc tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột, cũng như phản đối mọi lệnh trừng phạt vào Nga vì cho rằng có ảnh hưởng tới Pháp. 

Kinh ngạc những điểm bỏ phiếu kỳ lạ nhất nước Mỹ

(Kiến Thức) - Hiệu giặt là, trạm cứu hỏa hay nhà máy bia,... đều được biến thành điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ ngày 6/11. Cuộc bầu cử quan trọng này đang trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Kinh ngạc những điểm bỏ phiếu kỳ lạ nhất nước Mỹ
Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My
 Hãng thông tấn Reuters đã ghi lại một số điểm bỏ phiếu kỳ lạ trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ ngày 6/11. Ảnh: Cử tri Rene Burciaga đến hiệu giặt là Sunueva Laundromat tại Chicago, bang Illinois, để bỏ phiếu. (Nguồn ảnh: Reuters).
Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-2
Các cử tri đi bỏ phiếu trong một trạm cứu hỏa West Des Moines 18 ở West Des Moines, bang Iowa. 
Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-3
Cô Lynda Klosterman bỏ phiếu tại cửa hàng Theisen's Home & Auto ở Dubuque, bang Iowa, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ. 
Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-4
Các cử tri điền vào lá phiếu tại câu lạc bộ bóng đá Mockingbird Vally ở Louisville, bang Kentucky. 
Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-5
 Bên trong một điểm bỏ phiếu “bí ẩn” ở khu Bronx, thành phố New York.
Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-6
Cử tri Yvett Pryor đến nhà máy bia Half Acre ở Chicago, bang Illinois, để bỏ phiếu. 
Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-7
 Nhân viên Carol Bower hướng dẫn cho cử tri Brenda Ruzic cách sử dụng thiết bị khi bỏ phiếu tại câu lạc bộ ở Foster, bang Wisconsin.
Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-8
Các cử tri đi bỏ phiếu trong một trạm cứu hỏa ở Meriden, Connecticut.
Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-9
 Cử tri đi bỏ phiếu tại một địa điểm gần Dải Las Vegas, bang Nevada.
Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-10
 Người đàn ông đi bỏ phiếu bầu cử giữa nhiệm kỳ tại trạm cứu hỏa Philomont ở Purcellville, bang Virginia. Có thể thấy, cuộc bầu cử quan trọng này đang trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của không chỉ người dân Mỹ mà cả thế giới.

Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử

Dù chưa tới ngày bầu cử chính thức nhưng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đã “ngốn” nhiều tiền hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào trước đó và có thể sẽ còn “đội” thêm hàng tỷ USD nữa cho các chiến dịch tranh cử trong ba tuần tới.

Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn dữ liệu của Ủy ban Bầu cử Liên bang cho biết chi tiêu cấp tiểu bang và quảng cáo truyền hình cho cuộc bầu cử năm nay đã vượt quá con số 7 tỷ USD của cuộc bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê cho đến cuối tháng 9 và điều này có nghĩa con số thực tế tính đến giờ phút này sẽ còn cao hơn nhiều.

Tổng thống Macron bị nghi 'đổi màu' quốc kỳ Pháp

Tổng thống Emmanuel Macron được cho là đã đổi phần nền xanh trên lá quốc kỳ chính thức của Pháp sang màu xanh hải quân.

Tổng thống Macron bị nghi 'đổi màu' quốc kỳ Pháp

Thông tin này được một số quan chức Pháp tiết lộ. Thậm chí, họ còn cho biết động thái trên đã được thực hiện từ năm ngoái, với việc quốc kỳ Pháp với nền xanh hải quân đã được treo tại Điện Élysée mà không có bất kỳ động thái báo trước nào. 

Theo đài Europe 1, một phần lý do cho quyết định này đến từ việc Tổng thống Macron muốn phổ biến trở lại quốc kỳ màu xanh hải quân, biểu tượng một thời của Cách mạng Pháp.

Tin mới