Sếp “nhà người ta” tung chiêu lì xì “độc” khiến ai cũng thích thú

Ngày khai xuân, dân công sở tới tấp khoe lì xì. Sếp nơi công sở cũng có những kiểu lì xì độc khiến dân văn phòng vô cùng thích thú.

“Ngày đáng yêu nhất trong năm”
Quả không ngoa khi nói ngày khai xuân luôn là ngày đi làm đáng yêu nhất trong năm.
Ngày mùng 7 Tết đi làm trở lại, dân công sở thi nhau khoe “cơn mưa” lì xì. Không phải đi làm đúng giờ, tới văn phòng cũng chỉ có lì xì, gần như không làm việc dù bật máy tính.
Cả công sở mừng tuổi, chúc Tết nhau tưng bừng, có thể làm việc một chút cho có không khí khai xuân rồi cả hội kéo nhau đi ăn trưa, café tán gẫu.
Chị Mai Anh, một dân công sở tại Q. Đống Đa, Hà Nội bảo, 9h sáng ngày đầu tiên của năm mới cơ quan chị vẫn vắng như chùa bà Đanh.
Bởi chẳng ai vội vàng đến đúng giờ, công việc chưa có gì. 11h trưa, cả văn phòng mới tụ họp đông đủ, bật rượu chúc Tết, mừng tuổi nhau một vòng.
“Ngày đầu đi làm thong thả, sếp cũng bận đi chúc Tết nên cả văn phòng được chơi xả láng. Hôm sau mới chính thức bắt tay vào công việc”, chị Mai Anh chia sẻ.
Sep “nha nguoi ta” tung chieu li xi “doc” khien ai cung thich thu
Dân công sở tới tấp khoe lì xì ngày khai xuân. 
Khi được hỏi về ngày đầu năm mới đến văn phòng, ai cũng khẳng định ngày này cơ quan không làm việc, chỉ có liên hoan chúc tụng để tạo ra bầu không khí tưng bừng của năm mới.
Chị Ngọc Hoa, một nhân viên văn phòng tại Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội còn rủ các chị em cùng cơ quan về nhà liên hoan lẩu “mừng năm mới”.
“Ở quê gửi rất nhiều rau xanh, thịt thà, tủ lạnh chật ních không còn chỗ chứa nên phải mời mọi người đến liên hoan vừa mừng năm mới, vừa để “giải phóng” tủ lạnh. Có thực mới vực được đạo, liên hoan nốt mùng 7 để hôm sau tràn đầy khí thế làm việc”, chị Hoa hóm hỉnh nói.
Sếp lì xì “độc” khiến ai cũng thích
Đồng nghiệp lì xì lẫn nhau là điều hiển nhiên. Thế nhưng màn lì xì của sếp luôn khiến dân công sở hồi hộp nhất.
Trong khi mọi người đi làm từ mùng 7 Tết thì anh Nguyễn Thành Vinh, dân công sở tại Q. Hoàng Mai, Hà Nội vẫn thảnh thơi ngủ nướng.
Bởi sếp của anh ra quyết định nghỉ Tết đến tận mùng 10 mới khai xuân. “Sếp cũng hiểu đi làm những ngày khai xuân chẳng ai có tâm trí làm việc. Ai cũng nhấp nhổm chúc Tết, chạy chỗ nọ chỗ kia, rồi đi lễ chùa, vì thế đi làm nhưng không đem lại hiệu quả công việc. Sếp quyết định cho nhân viên nghỉ Tết xả ga đến tận mùng 10. Đến khi đi làm là bắt tay vào việc ngay. Với chính sách “lì xì” ngày nghỉ Tết này, nhân viên ai cũng sung sướng”, anh Vinh lý giải.
Nếu không lì xì ngày nghỉ thì các sếp cũng có chiêu lì xì vô cùng độc đáo. Anh Nguyễn Hoàng Việt, giám đốc một công ty chuyên cung cấp đồ ăn sạch tại Hà Nội đã lì xì nhân viên bằng những tờ…xổ số.
Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, anh mừng tuổi mỗi người hai tờ vé số với lời nhắn nhủ: “Nếu nhỡ trúng thì nhớ đừng nghỉ việc nhé”. Ai nghe sếp chúc Tết cũng phải ôm bụng cười. Tối đến, cả công ty hồi hộp xem kết quả xổ số, rồi chát chít ríu rít trên Group về việc “trúng số hụt”.
Theo anh Việt, tờ xổ số tuy có giá trị không lớn nhưng đem lại sự vui vẻ, sự gắn kết cho cả công ty trong dịp đầu xuân mới. May mắn rất hiếm khi gõ cửa nhưng món quà “độc” này khiến mọi người sẽ có cảm hứng làm việc tốt hơn sau kỳ nghỉ dài nhất trong năm.

Lì xì khủng "Uống đến đâu lấy tiền đến đó" – Bạn đã thử?

Từ trước đến nay, người trẻ ai cũng biết cứ ‘ngoan’ là sẽ được nhận lì xì. Giờ đây, ‘ngoan’ thôi chưa đủ, bạn cần phải biết uống rượu mới có được thật nhiều lì xì!

Cứ mỗi năm qua đi, cách ăn mừng năm mới của nhiều người lại có nhiều sáng tạo, đổi mới. Không chỉ đơn giản là những bữa ăn quây quần bên gia đình với những món ăn truyền thống, những thú chơi Tết từ xa xưa, ngày Tết bây giờ còn là những thú chơi ‘ngông' của nhiều người, nhằm đem lại tiếng cười sảng khoái nhất trong những ngày ý nghĩa nhất trong năm. Từ đó, việc tổ chức ‘uống rượu nhận lì xì' dần trở nên phổ biến trên bàn tiệc, trong mỗi bữa liên hoan của các gia đình, đoàn thể.
Cứ mỗi năm qua đi, cách ăn mừng năm mới của nhiều người lại có nhiều sáng tạo, đổi mới. Không chỉ đơn giản là những bữa ăn quây quần bên gia đình với những món ăn truyền thống, những thú chơi Tết từ xa xưa, ngày Tết bây giờ còn là những thú chơi ‘ngông' của nhiều người, nhằm đem lại tiếng cười sảng khoái nhất trong những ngày ý nghĩa nhất trong năm. Từ đó, việc tổ chức ‘uống rượu nhận lì xì' dần trở nên phổ biến trên bàn tiệc, trong mỗi bữa liên hoan của các gia đình, đoàn thể. 

Dân mạng kể chuyện “dở khóc dở cười” với máy chấm công vân tay

(Kiến Thức) - Máy chấm công vân tay là công cụ giúp các "sếp" kiểm soát được giờ giấc của nhân viên, tuy nhiên cũng từ đó mà không ít chuyện "dở khóc, dở cười" từ chiếc máy này diễn ra.

Để thuận tiện cho việc kiểm soát nhân viên đi làm đầy đủ hay đi muộn, nhiều cơ quan, xí nghiệp đã áp dụng hình thức chấm công vân tayCụ thể, mỗi nhân viên khi bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc đều phải in dấu văn tay của mình lên máy chấm công vân tay.
Thế nhưng cũng từ chiếc máy này đã nảy sinh ra không ít chuyện "dở khóc, dở cười" khi nhất quyết không chịu nhận vân tay của nhân viên.

Tin mới