Những cổ phiếu bị thị trường 'bỏ quên': Tím trần giữa biển lửa

(Vietnamdaily) - Trong khi thị trường chứng khoán phải trải qua 2 phiên (26-27/1) giảm hơn 69 điểm và mức giảm kỷ lục hơn 73 điểm kết phiên 28/1 thì nhiều cổ phiếu vẫn ung dung tăng điểm ở mức trần, đáng nói đây là chuỗi tăng điểm nhiều phiên liên tiếp.

SGT của đại gia Đặng Thành Tâm trần tím 7 phiên liên tiếp

Với mức tăng ấn tượng 178% trong vòng 1 tháng qua đó là cổ phiếu SGT của CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel). Kết phiên 28/1, thị giá SGT dừng tại mức giá trần 18.350 đồng/cp.

Cổ phiếu này đã tăng một mạch từ 7.025 đồng/cp phiên đầu năm 2021 lên đến mức giá hiện tại là 18.350 đồng/cp, với mức tăng trần liên tiếp nhiều nhất là 7 phiên.

Nhung co phieu bi thi truong 'bo quen': Tim tran giua bien lua
 Nguồn: VietstockFinance.

Saigontel được thành lập năm 2002 và là doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông, đây được xem là lĩnh vực cốt lõi của doanh nghiệp này. Công ty này được biết đến là công ty thuộc sở hữu của ông Đặng Thành Tâm.

Hiện tại, ông Đặng Thành Tâm đang là cổ đông lớn nhất tại Saigontel với tỷ lệ cổ phần nắm giữ lên tới 23,69%.

Quá trình tăng nóng của cổ phiếu SGT cũng là dấu chấm hỏi khi gần đây không có thông tin nào được đưa ra bởi Công ty, báo cáo tài chính quý 4/2020 cũng chưa được công bố.

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2020, doanh thu thuần của Saigontel đạt hơn 192 tỷ đồng, lãi ròng chỉ vỏn vẹn 1,5 tỷ đồng. Còn trong 9 tháng, Công ty có doanh thu ở mức 382 tỷ đồng và ghi nhận gần 14 tỷ đồng lãi ròng.

RIC trần 14 phiên dù kinh doanh ảm đạm

Một cổ phiếu khác cũng ngược thị trường và tăng điểm hết biên độ là RIC của CTCP Quốc tế Hoàng Gia - đơn vị vận hành casino lớn nhất Quảng Ninh.

Kể từ ngày 11/1 cho đến kết phiên 28/1, thị giá RIC đã liên tiếp tăng trần dù không có thông tin tích cực. Trong phiên giao dịch ngày 28/1, cổ phiếu RIC đóng cửa ở mức 12.150 đồng/cp. Trong 3 tháng qua, giá cổ phiếu này đã tăng 138,8%.

Nhung co phieu bi thi truong 'bo quen': Tim tran giua bien lua-Hinh-2
 Nguồn: VietstockFinance.

Trái ngược với cảnh thăng hoa của cổ phiếu, tình hình kinh doanh của chủ sòng bạc này lại khá ảm đạm. Luỹ kế cả năm 2020, doanh thu thuần cũng giảm 47% về còn 126 tỷ đồng, lỗ cả năm gần 82 tỷ đồng, cao hơn so với con số lỗ 73 tỷ đồng của năm trước.

Giai đoạn 2016-2019, RIC lỗ ròng tổng cộng gần 207 tỷ đồng. Ở mảng casino, doanh thu của công ty sụt giảm những năm gần đây khi lượng khách từ Trung Quốc và Đài Loan đến ít hơn.

Đáng chú ý, trong báo cáo soát xét bán niên năm 2020, đơn vị kiểm toán là Deloitte đã nhấn mạnh tới khả năng hoạt động liên tục của RIC. Cụ thể, sự lây lan của đại dịch có tác động không nhỏ tới tình hình tài chính và hoạt động sản xuất của RIC.

Trong kỳ hoạt động 6 tháng đầu năm, Công ty tiếp tục chịu lỗ từ hoạt động kinh doanh và có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm. Tại ngày 30/6/2020, Công ty tiếp tục có lỗ luỹ kế và tổng nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn.

“Khả năng hoạt động liên tục của Công ty trong vòng 12 tháng tới phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính từ các tổ chức tài chính, khả năng thu hồi các khoản phải thu và gia hạn các khoản phải trả của Công ty”, đơn vị kiểm toán Deloitte nhận định.

FLC và ROS nhiều phiên tăng tím cũng thuận theo thị trường

Trong hai phiên giao dịch 26 và 27/1, cổ phiếu Tập đoàn FLC (FLC) và Xây dựng FLC Faros (ROS) vẫn đi lên mạnh mẽ.

Phiên 26/1, cả FLC và ROS đều tăng kịch trần. Phiên 27/1, FLC đóng cửa tăng 6,7% còn ROS thêm 5,9%, tổng giá trị giao dịch đạt trên 500 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá cổ phiếu ROS đã tăng gấp đôi, FLC tăng hơn gấp rưỡi.

Nhung co phieu bi thi truong 'bo quen': Tim tran giua bien lua-Hinh-3
 Nguồn: VietstockFinance.
Nhung co phieu bi thi truong 'bo quen': Tim tran giua bien lua-Hinh-4
 Nguồn: VietstockFinance.

Sáng 27/1, Tập đoàn FLC gửi ra thông cáo cho biết lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý IV/2020 đạt mức đột biến 2.500 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm trước và trên 4 lần so với quý trước đó.

Cả năm 2020, FLC dự tính có lãi khoảng 200 tỷ đồng, trái ngược với kế hoạch lỗ 1.957 tỷ mà đại hội cổ đông thông qua hồi tháng 6.

Hiện nay tập đoàn của ông Trịnh Văn Quyết chưa công bố báo cáo tài chính đầy đủ nên nhà đầu tư chưa rõ lợi nhuận của doanh nghiệp cụ thể đến từ đâu.

Xây dựng FLC Faros cũng chưa công khai báo cáo tài chính quý 4/2020. Bà Hương Trần Kiều Dung – Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC đồng thời là Chủ tịch HĐQT của FLC Faros.

Các chứng sĩ đều có niềm tin về lời hứa FLC sẽ về mệnh của tỷ phú Trịnh Văn Quyết nhưng cổ phiếu FLC và ROS đã đi cùng chiều với thị trường khi bắt đầu đỏ lửa và giảm sàn trong phiên 28/1. 

Cổ phiếu FLC còn 6.650 đồng/cp, cổ phiếu ROS còn 4.810 đồng/cp. Như vậy sau 5 phiên tăng điểm (trong đó 4 phiên trần), cả FLC và ROS đều thuận theo thị trường.

Chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu 'họ FLC' của tỷ phú Trịnh Văn Quyết?

(Vietnamdaily) - Trong khi thị trường gặp khó tại ngưỡng 1.200 điểm, các cổ phiếu trụ đều giao dịch lình xình và giằng co, nổi lên đó là các cổ phiếu nhóm họ FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đang tăng phi mã và nhiều phiên trần liên tiếp.

Riêng trong phiên 18/1, cổ phiếu Tập đoàn FLC và các doanh nghiệp có liên quan như ROS, AMD, HAI, KLF, ART đều đóng cửa trong sắc tím. Đây là phiên tăng kịch trần thứ 6 liên tiếp của ROS.

Nếu chỉ tính trong vòng 1 tuần cổ phiếu ROS tăng 40%, AMD tăng 15%, HAI tăng 16%, KLF tăng 11%, ART tăng 38%,… đây là những con số làm nhà đầu tư “khiếp hồn”.

GAB báo lãi quý 4/2020 giảm lao dốc đến 84%

(Vietnamdaily) - Theo BCTC vừa công bố, CTCP Đầu tư Khai Khoáng và Quản lý Tài sản FLC (GAB) báo lãi quý 4/2020 ở mức khiêm tốn 661 triê%3ḅu đồng.
 

Doanh thu thuần quý 4/2020 của GAB đạt hơn 90 tỷ đồng, tăng 109% so cùng kỳ. Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng nông sản và vật liệu xây dựng tăng 52 tỷ đồng trong khi doanh thu gạch thành phẩm giảm hơn 4 tỷ đồng.

Doanh thu gạch đi xuống là do tác động của dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế tiêu thụ hàng hóa giảm cộng với việc giá cả thị trường của vật tư và các chi phí đầu vào tăng cao làm tăng giá thành hàng hóa và sản phẩm.