Shark Thuỷ và Egroup tiếp tục bị bán giải chấp trong đà nằm sàn 24 phiên của IBC

(Vietnamdaily) - Theo thông tin từ CTCP Apax Holdings (IBC), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) và công ty mẹ là CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu trong đà giảm không phanh của cổ phiếu. 
 

Theo đó, liên tục trong 3 ngày từ 20-22/12, ông Nguyễn Ngọc Thủy bị CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) bán giải chấp 113.800 cổ phiếu IBC, giảm sở hữu tại IBC xuống còn 6,58 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 7,913%.

Trong các ngày 16, 19, 20 và 21/12, Egroup cũng bị CTCP Chứng khoán Mirea Asset bán giải chấp 716.800 cổ phiếu IBC. BVSC cũng bán giải chấp 71.900 cổ phiếu IBC của Egroup trong ngày 19/12. Các giao dịch này đã đẩy sở hữu của Egroup tại Apax Holdings xuống còn 58,81%, tương đương 48,9% vốn IBC.

Shark Thuy va Egroup tiep tuc bi ban giai chap trong da nam san 24 phien cua IBC
 Shark Thuỷ bị bán giải chấp thêm 113.800 cổ phiếu IBC.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu IBC đã chứng kiến 24 phiên giảm sàn liên tiếp. Phiên 26/12, thị giá IBC tiếp tục giảm kịch biên độ xuống chưa bằng cốc trà đá còn 2.790 đồng/cp, tương ứng giảm 85% so với thời điểm đầu tháng 11.

Diễn biến này khiến Apax Holdings đã 4 lần viết công văn giải trình cổ phiếu IBC giảm sàn 5 phiên liên tiếp. Trong lần giải trình gần đây nhất, Apax Holdings cho biết nguyên nhân giá cổ phiếu giảm mạnh đến từ việc nhà đầu tư có vay ký quỹ/ thế chấp bị bán chủ động/bán giải chấp từ các công ty chứng khoán để nhanh chóng thu hồi vốn và hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra.

Ở các lần giải trình trước đó, Apax Holdings đưa ra thêm nguyên nhân khiến giá cổ phiếu IBC giảm sàn liên tiếp là do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế cũng như những tác động của bối cảnh vĩ mô.

Vì sao thị giá IBC ngày càng rơi sâu?

(Vietnamdaily) - Thị giá IBC đã bốc hơi 54% chỉ sau hơn 2 tuần giao dịch kể từ 23/11, nếu tính từ đầu năm, cổ phiếu này đã lao dốc 65% giá trị.

CTCP Đầu tư Apax Holdings (IBC) đã có văn bản giải trình đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) về việc cổ phiếu tiếp tục giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ 30/11-6/12.

IBC nằm sàn 15 phiên liên tiếp, công ty chứng khoán không thể bán giải chấp

(Vietnamdaily) - IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings đã có 15 phiên nằm sàn liên tiếp, công ty chứng khoán cũng chịu thua khi không thể bán giải chấp.

Phiên giao dịch ngày 14/12, cổ phiếu IBC tiếp tục giảm sàn xuống còn 4.940 đồng/cp với dư bán sàn hơn 9,2 triệu đơn vị. Như vậy tính đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã mất gần 97% so với thị giá và giảm sâu dưới giá trị sổ sách.

Như vậy đây là phiên giảm sàn 15 liên tiếp khi xuất hiện các thông tin liên quan đến chất lượng giảng dạy, chậm trả lương, nợ lương giáo viên của Apax English (công ty con của Apax Holdings). Bên cạnh đó, hàng loạt các nhà đầu tư cũng đang đòi lại số tiền đã đầu tư theo ông Nguyễn Ngọc Thuỷ (Shark Thủy) cũng khiến nhiều người lo lắng.

Ngoài ra còn hàng loạt các thông tin về việc hệ sinh thái liên quan Shark Thủy đang nợ thuế, nợ tiền bảo hiểm, tình hình kinh doanh "bết bát"... Tất cả những sự việc trên có thể khiến cho nhà đầu tư mua cổ phiếu IBC thấy hoang mang nên tìm cách "tháo chạy".

IBC nam san 15 phien lien tiep, cong ty chung khoan khong the ban giai chap
 Cổ phiếu IBC liên tục cắm đầu.

Trước đó, Shark Thủy từng 2 lần giải trình khi cổ phiếu IBC giảm 5 phiên liên tiếp. Lần giải trình gần nhất, từ ngày 30/11-6/12, Apax Holdings cho rằng cổ phiếu IBC giảm trong thời gian gần đây là do tâm lý nhà đầu tư trước những biến động bất ổn của thị trường, cũng như những tác động về vĩ mô. 

Giả thích về vấn đề nợ lương của giáo viên và phụ huynh đòi tiền học phí, ông Thủy cho biết Apax English là công ty con của Apax Holdings, với tỷ lệ nắm giữ 66,36%.

Theo Shark Thủy, sau khi rà soát, kiểm tra và xác minh, kết quả cho thấy, những vấn đề được báo chí đưa ra đang là những tồn tại của Apax English. Lãnh đạo của Apax English đã và đang phối hợp với Apax Holdings để có những phương án xử lý phù hợp.

Đồng thời, các thông tin của Apax English xuất hiện trên báo chí “không có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình quản trị của Apax Holdings” vì Apax Holdings là công ty mẹ và hoạt động độc lập.