Siết tín dụng vào bất động sản, tính thanh khoản giảm nhưng giá nhà không giảm

Hạn chế tín dụng vào lĩnh vực bất động sản để tránh tăng trưởng nóng, tránh xảy ra bong bóng là cần thiết.

Nguồn tín dụng vào bất động sản tăng trở lại
Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cho biết, nguồn vốn tín dụng bất động sản hết quý 1 năm 2022 tăng khoảng 2,4% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 2,23 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ của nền kinh tế. Trong đó, cho vay nhà ở ước đạt 65% (1,45 triệu tỉ đồng) còn lại là tín dụng kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 35% (0,78 triệu tỉ đồng).
Thị trường bất động sản xếp thứ hai về thu hút vốn nước ngoài, chiếm khoảng 10% FDI đăng ký mới hàng năm. Lũy kế đến hết tháng 4/2022, vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản đạt gần 65 tỉ USD, chiếm 15,3% tổng vốn FDI đăng ký. Thị trường bất động sản là một trong 20 ngành kinh tế cấp 1, xếp thứ 9 về quy mô giá trị.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thông tin, trong năm 2021, lãi suất huy động giảm mạnh, thị trường vàng biến động, chứng khoán tăng cao và do tác động của đại dịch Covid-19... người dân đổ tiền vào đầu cơ lướt sóng bất động sản song dư nợ tín dụng bất động sản tính đến cuối năm 2021 chỉ đạt 2 triệu tỉ đồng, tăng 12% (thấp hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế).
Siet tin dung vao bat dong san, tinh thanh khoan giam nhung gia nha khong giam
 Siết tín dụng vào bất động sản, tính thanh khoản giảm nhưng giá nhà không giảm.
Tính đến ngày 31/3, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 5,04%, trong đó dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 783.000 tỉ đồng và vẫn trong ngưỡng an toàn. Cơ cấu tín dụng bất động sản chuyển dịch theo hướng tích cực, gần 70% phục vụ mục đích tiêu dùng, tự sử dụng, còn lại là cho vay kinh doanh bất động sản.
"Kiểm soát chặt tín dụng bất động sản nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra bong bóng. Đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng "nóng" thời gian qua khi đa số nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy tài chính. Dù vậy, chủ trương siết tín dụng khiến người dân, nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng" - ông Nguyễn Quốc Hùng Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đánh giá.
Siết tín dụng vẫn không làm giảm giá nhà
Theo TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, kiểm soát tín dụng ngân hàng vào bất động sản là cần thiết, điều này sẽ tránh các nhà đầu tư quá lạm dụng vào các đòn bẩy tài chính.
“Việc siết tín dụng sẽ không làm giá bất động sản đi xuống, có chăng tính thanh khoản trên thị trường sẽ giảm và giá đi ngang. Nguyên nhân bởi đối với những nhà đầu tư dài hạn, nhóm có dự trù tài chính tốt, sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Về phía doanh nghiệp bất động sản, nhiều doanh nghiệp lớn dựa vào vốn vay ngân hàng để phát triển dự án sẽ bị ảnh hưởng nặng vì không có vốn để phát triển dự án. Thậm chí dẫn đến việc co hẹp quy mô phát triển dự án” - TS. Nguyễn Văn Đính nói.
TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết, thị trường bất động sản là cầu nối các ngành, thị trường trong chuỗi giá trị, có tới 35 ngành nghề, lĩnh vực liên quan tới thị trường bất động sản với hệ số lan tỏa từ 0,5 - 1,7 lần. Việc siết tín dụng cần tính toán đến các tác động đến các ngành nghề sản xuất.
“Phân bổ vốn ngân hàng phù hợp hơn để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp. Ngoài vốn tín dụng, doanh nghiệp bất động sản cần lưu tâm, linh hoạt huy động vốn từ các kênh khác: phát hành trái phiếu, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, cổ phiếu quỹ, quỹ đầu tư, trái phiếu công trình, thuê tài chính nhưng phải minh bạch. Hài hòa hơn thị trường tài chính, kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, nắn dòng vốn chứ không làm nghẽn, điều tiết cung cầu bất động sản” - TS Cấn Văn Lực nêu quan điểm./.

Sai lầm cần tránh khi sử dụng thẻ tín dụng để không thành "con nợ"

(Kiến Thức) - Thẻ tín dụng là công cụ hữu ích nhưng nếu không sử dụng đúng cách bạn sẽ trở thành con nợ của ngân hàng vì những khoản phí không đáng có như: lãi suất phát sinh, phí phạt do thanh toán trễ...

Sai lam can tranh khi su dung the tin dung de khong thanh
Với sự nhanh gọn trong hình thức mở thẻ tín dụng, khách hàng có cơ hội sở hữu nhiều chiếc thẻ tín dụng một lúc. Tuy nhiên, đây được xem như một cám dỗ lớn đối với những ai không quản lý được việc chi tiêu của bản thân. 

Dùng thẻ tín dụng thế nào để không "dính bẫy" vay nợ?

(Kiến Thức) - Không thể phủ nhận những tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng thẻ một cách hiệu quả nhất.

Dung the tin dung the nao de khong
 Theo các chuyên gia tài chính, chỉ nên đăng ký hạn mức thẻ tín đụng tối đa bằng 50% thu nhập hàng tháng để đảm bảo khả năng thanh toán nợ đều đặn hàng tháng. Đây cũng là cách để tránh nợ tháng này dồn tháng sau.

Tin mới