Siêu hạm đệm khí Bora của Hải quân Nga mạnh cỡ nào?

Siêu hạm đệm khí Bora của Hải quân Nga mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Tàu chiến đấu đệm khí lớp Bora của Hải quân Nga trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Moskit đặc biệt nguy hiểm.

Xem toàn bộ ảnh
Hiện nay, trong biên chế Hải quân Nga mà trực tiếp là Hạm đội Biển Đen có 2 tàu chiến đấu độc đáo trên thế giới – Project 1239 Bora. Nó thuộc kiểu tàu đệm khí, cùng nguyên lý thiết kế tàu đổ bộ nổi tiếng Zubr, tuy nhiên Bora lại dành cho hoạt động tấn công tàu chiến địch trên biển với tên lửa hành trình chống tàu hiện đại. Trong ảnh là chiếc Samun (616) – chiếc thứ 2 và cũng là cuối cùng của lớp tàu Bora trong biên chế Hạm đội Biển Đen.
Hiện nay, trong biên chế Hải quân Nga mà trực tiếp là Hạm đội Biển Đen có 2 tàu chiến đấu độc đáo trên thế giới – Project 1239 Bora. Nó thuộc kiểu tàu đệm khí, cùng nguyên lý thiết kế tàu đổ bộ nổi tiếng Zubr, tuy nhiên Bora lại dành cho hoạt động tấn công tàu chiến địch trên biển với tên lửa hành trình chống tàu hiện đại. Trong ảnh là chiếc Samun (616) – chiếc thứ 2 và cũng là cuối cùng của lớp tàu Bora trong biên chế Hạm đội Biển Đen.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Bora có lượng giãn nước toàn tải khoảng 1.050 tấn, dài 64m, rộng 18m, mớn nước 3m. Với kích thước này, Bora được xem là một trong những tàu đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Bora có lượng giãn nước toàn tải khoảng 1.050 tấn, dài 64m, rộng 18m, mớn nước 3m. Với kích thước này, Bora được xem là một trong những tàu đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay.
Bora được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và tuần tra, tấn công tiêu diệt các loại tàu lớn, nhỏ của đối phương.
Bora được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và tuần tra, tấn công tiêu diệt các loại tàu lớn, nhỏ của đối phương.
Thủy thủ đoàn trên tàu khoảng 68 người với nhiệm vụ chiến đấu hoặc chỉ cần 35 người. Trong ảnh là phòng điều khiển của tàu Samum – hạ thủy năm 1995, biên chế chính thức năm 2000.
Thủy thủ đoàn trên tàu khoảng 68 người với nhiệm vụ chiến đấu hoặc chỉ cần 35 người. Trong ảnh là phòng điều khiển của tàu Samum – hạ thủy năm 1995, biên chế chính thức năm 2000.
Tàu được trang bị nhiều hệ thống động cơ đem lại tốc độ cực cao 55 hải lý/h (khoảng 102km/h) với tầm hoạt động 1.500km, hoặc 4.600km với tốc độ kinh tế 12 hải lý/h.
Tàu được trang bị nhiều hệ thống động cơ đem lại tốc độ cực cao 55 hải lý/h (khoảng 102km/h) với tầm hoạt động 1.500km, hoặc 4.600km với tốc độ kinh tế 12 hải lý/h.
Tàu trang bị nhiều hệ thống điện tử hiện đại gồm: radar sục sạo và nhận dạng mục tiêu Monolit-K/Monument-E; radar sục sạo mục tiêu trên không - biển Pozitiv-ME1; radar điều khiển hỏa lực 5P-10E; sonar Anapa-ME1 và hệ thống điều khiển hỏa lực tên lửa Moskit-E 3Ts-81E. Trong đó, Pozitiv-ME1 có tầm trinh sát tối đa 150km, phát hiện mục tiêu bay có RCS 1m2 ở cự ly 110km, phát hiện tên lửa đối hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m, cự ly 15km.
Tàu trang bị nhiều hệ thống điện tử hiện đại gồm: radar sục sạo và nhận dạng mục tiêu Monolit-K/Monument-E; radar sục sạo mục tiêu trên không - biển Pozitiv-ME1; radar điều khiển hỏa lực 5P-10E; sonar Anapa-ME1 và hệ thống điều khiển hỏa lực tên lửa Moskit-E 3Ts-81E. Trong đó, Pozitiv-ME1 có tầm trinh sát tối đa 150km, phát hiện mục tiêu bay có RCS 1m2 ở cự ly 110km, phát hiện tên lửa đối hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m, cự ly 15km.
Tàu có hỏa lực mạnh mẽ cho khả năng tác chiến đánh địch trên biển, trên không hiệu quả. Trong ảnh là tàu Samum (616) phóng tên lửa hành trình siêu thanh 3M-80E Moskit có tốc độ lên tới Mach 3, tầm bắn xa 120kg, lắp đầu nổ nặng 320kg.
Tàu có hỏa lực mạnh mẽ cho khả năng tác chiến đánh địch trên biển, trên không hiệu quả. Trong ảnh là tàu Samum (616) phóng tên lửa hành trình siêu thanh 3M-80E Moskit có tốc độ lên tới Mach 3, tầm bắn xa 120kg, lắp đầu nổ nặng 320kg.
Hỏa lực phòng không của tàu tương đối mạnh với một bệ phóng tên lửa phòng không Osa-MA (20 đạn); 2 bệ pháo phòng không CIWS AK-630; 16 tên lửa phòng không Igla.
Hỏa lực phòng không của tàu tương đối mạnh với một bệ phóng tên lửa phòng không Osa-MA (20 đạn); 2 bệ pháo phòng không CIWS AK-630; 16 tên lửa phòng không Igla.
Trong ảnh là đạn tên lửa của hệ thống phòng không Osa-MA rời bệ phóng vút lên trời cao tìm địch. Loại tên lửa này đạt tầm bắn xa đến 12km, độ cao hạ mục tiêu 15km.
Trong ảnh là đạn tên lửa của hệ thống phòng không Osa-MA rời bệ phóng vút lên trời cao tìm địch. Loại tên lửa này đạt tầm bắn xa đến 12km, độ cao hạ mục tiêu 15km.
Trong ảnh là hỏa lực pháo AK-176M 76,2mm của tàu Samun khai hỏa tấn công mục tiêu trên biển.
Trong ảnh là hỏa lực pháo AK-176M 76,2mm của tàu Samun khai hỏa tấn công mục tiêu trên biển.

GALLERY MỚI NHẤT