Siêu pháo nặng hơn 1.300 tấn được Hitler kỳ vọng “làm nên chuyện"

Siêu pháo nặng hơn 1.300 tấn được Hitler kỳ vọng “làm nên chuyện"

Tham vọng xâm chiếm nước Pháp, trùm phát xít Hitler đã yêu cầu chế tạo một loại vũ khí mới có thể xuyên thủng phòng tuyến Maginot. Theo đó, Schwerer Gustav - siêu pháo nặng hơn 1.300 tấn ra đời.

Xem toàn bộ ảnh
Trong Chiến tranh thế giới 2, nhà độc tài Hitler tham vọng xâm chiếm được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Trong số này, với việc xuyên thủng phòng tuyến Maginot để xâm chiếm Pháp và các nước xung quanh, nhà độc tài đã hạ lệnh cho cấp dưới nghiên cứu, chế tạo  siêu pháo có sức hủy diệt lớn.
Trong Chiến tranh thế giới 2, nhà độc tài Hitler tham vọng xâm chiếm được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Trong số này, với việc xuyên thủng phòng tuyến Maginot để xâm chiếm Pháp và các nước xung quanh, nhà độc tài đã hạ lệnh cho cấp dưới nghiên cứu, chế tạo siêu pháo có sức hủy diệt lớn.
Theo yêu cầu của Hitler, các chuyên gia, nhà khoa học Đức quốc xã đã nghiên cứu chế tạo Schwerer Gustav - siêu pháo nặng hơn 1.300 tấn. Siêu pháo Schwerer Gustav được tập đoàn gia đình trị Friedrich Krupp A.G. nghiên cứu, chế tạo.
Theo yêu cầu của Hitler, các chuyên gia, nhà khoa học Đức quốc xã đã nghiên cứu chế tạo Schwerer Gustav - siêu pháo nặng hơn 1.300 tấn. Siêu pháo Schwerer Gustav được tập đoàn gia đình trị Friedrich Krupp A.G. nghiên cứu, chế tạo.
Sở dĩ cỗ máy chiến tranh hạng nặng này được đặt tên Schwerer Gustav xuất phát từ "truyền thống" của dòng họ Krupp. Đó là vũ khí được đặt theo tên của người đứng đầu gia đình: Gustav Krupp von Bohlen und Halbach. Siêu pháo Schwerer Gustav được xem là thứ vũ khí chiến lược dạng pháo lắp trên đường ray xe lửa lớn nhất từ trước đến nay.
Sở dĩ cỗ máy chiến tranh hạng nặng này được đặt tên Schwerer Gustav xuất phát từ "truyền thống" của dòng họ Krupp. Đó là vũ khí được đặt theo tên của người đứng đầu gia đình: Gustav Krupp von Bohlen und Halbach. Siêu pháo Schwerer Gustav được xem là thứ vũ khí chiến lược dạng pháo lắp trên đường ray xe lửa lớn nhất từ trước đến nay.
Là một khẩu pháo hạng nặng, Schwerer Gustav được chế tạo với mục đích chủ yếu ban đầu để phá hủy tuyến phòng ngự Maginot nổi tiếng của Pháp - được coi là "bất khả xâm phạm" của quân Đồng minh.
Là một khẩu pháo hạng nặng, Schwerer Gustav được chế tạo với mục đích chủ yếu ban đầu để phá hủy tuyến phòng ngự Maginot nổi tiếng của Pháp - được coi là "bất khả xâm phạm" của quân Đồng minh.
Được nghiên cứu, chế tạo từ giữa năm 1937, các chuyên gia tiến hành thử nghiệm siêu pháo Schwerer Gustav lần đầu vào năm 1939. Khi lắp ráp hoàn chỉnh, siêu pháo Schwerer Gustav nặng tới 1.350 tấn, bắn viên đạn nặng 7 tấn trúng mục tiêu cách xa tới 47 km. Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, viên đạn nặng 7 tấn xuyên được bắn từ siêu pháo "khủng" xuyên qua 7m bê tông và tấm giáp dày 1m.
Được nghiên cứu, chế tạo từ giữa năm 1937, các chuyên gia tiến hành thử nghiệm siêu pháo Schwerer Gustav lần đầu vào năm 1939. Khi lắp ráp hoàn chỉnh, siêu pháo Schwerer Gustav nặng tới 1.350 tấn, bắn viên đạn nặng 7 tấn trúng mục tiêu cách xa tới 47 km. Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, viên đạn nặng 7 tấn xuyên được bắn từ siêu pháo "khủng" xuyên qua 7m bê tông và tấm giáp dày 1m.
Sau nhiều lần sửa chữa, thay đổi thiết kế, siêu pháo Schwerer Gustav hoàn thiện và cuộc thử nghiệm chính thức diễn ra năm 1941. Vũ khí này có tổng trọng lượng 1.350 tấn; dài 47,3m; rộng 7,1m; cao 11,6m. Đường kính cỡ nòng của pháo lên tới 0,8m và sử dụng loại đạn nặng 7,1 tấn.
Sau nhiều lần sửa chữa, thay đổi thiết kế, siêu pháo Schwerer Gustav hoàn thiện và cuộc thử nghiệm chính thức diễn ra năm 1941. Vũ khí này có tổng trọng lượng 1.350 tấn; dài 47,3m; rộng 7,1m; cao 11,6m. Đường kính cỡ nòng của pháo lên tới 0,8m và sử dụng loại đạn nặng 7,1 tấn.
Do có kích thước và trọng lượng lớn nên siêu pháo Schwerer Gustav mỗi khi di chuyển ra mặt trận sẽ cần được tháo rời và vận chuyển riêng bằng hệ thống đường ray. Hệ thống đường ray dành cho việc di chuyển của siêu vũ khí này cần tới hơn 2.500 người.
Do có kích thước và trọng lượng lớn nên siêu pháo Schwerer Gustav mỗi khi di chuyển ra mặt trận sẽ cần được tháo rời và vận chuyển riêng bằng hệ thống đường ray. Hệ thống đường ray dành cho việc di chuyển của siêu vũ khí này cần tới hơn 2.500 người.
Khi tới vị trí khai hỏa, 250 người khác sẽ có nhiệm vụ lắp ráp và vận hành siêu pháo Schwerer Gustav. Ngoài ra, hai tiểu đoàn pháo cao xạ phòng không cũng được Đức quốc xã triển khai để đảm bảo an toàn cho siêu pháo này trước các cuộc tập kích đường không của máy bay đối phương.
Khi tới vị trí khai hỏa, 250 người khác sẽ có nhiệm vụ lắp ráp và vận hành siêu pháo Schwerer Gustav. Ngoài ra, hai tiểu đoàn pháo cao xạ phòng không cũng được Đức quốc xã triển khai để đảm bảo an toàn cho siêu pháo này trước các cuộc tập kích đường không của máy bay đối phương.
Với việc sử dụng loại đạn nặng 7,1 tấn/viên, nên Schwerer Gustav sẽ cần từ 30 - 45 phút cho mỗi phát bắn, và một ngày có thể bắn tối đa 14 viên. Vũ khí này được Đức sử dụng ở Mặt trận phía Đông vào giữa năm 1942 và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều công trình trong thành phố Sevastopol của Liên Xô.
Với việc sử dụng loại đạn nặng 7,1 tấn/viên, nên Schwerer Gustav sẽ cần từ 30 - 45 phút cho mỗi phát bắn, và một ngày có thể bắn tối đa 14 viên. Vũ khí này được Đức sử dụng ở Mặt trận phía Đông vào giữa năm 1942 và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều công trình trong thành phố Sevastopol của Liên Xô.
Tuy nhiên, siêu pháo Schwerer Gustav được giới chức Đức quốc xã quyết định phá hủy năm 1945 do việc vận hành vũ khí này quá tốn kém, cần nhiều nhân sự cũng như không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Tuy nhiên, siêu pháo Schwerer Gustav được giới chức Đức quốc xã quyết định phá hủy năm 1945 do việc vận hành vũ khí này quá tốn kém, cần nhiều nhân sự cũng như không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.

GALLERY MỚI NHẤT