Siêu pháo tự hành mới của Nga làm thay đổi cục diện chiến trường?

Siêu pháo tự hành mới của Nga làm thay đổi cục diện chiến trường?

Nga tuyên bố đang ở giai đoạn cuối cùng để sản xuất tổ hợp pháo tự hành mới nhất 2S35 “Coalition-SV” (hay “Koalitsiya-SV”). Dự kiến tổ hợp này sẽ được đưa tới Ukraine trong năm nay, điều này có thể làm thay đổi diễn biến trên chiến trường.

Xem toàn bộ ảnh
Theo Eurasiantimes, cuộc chiến trên bộ ở Ukraine ngày càng cho thấy sự cần thiết của pháo binh. Mới đây, ngày 30/1, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, lô đầu tiên của  tổ hợp pháo tự hành mới nhất 2S35 “Coalition-SV” đang ở giai đoạn sản xuất cuối cùng. Ảnh: Eurasiantimes.
Theo Eurasiantimes, cuộc chiến trên bộ ở Ukraine ngày càng cho thấy sự cần thiết của pháo binh. Mới đây, ngày 30/1, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, lô đầu tiên của tổ hợp pháo tự hành mới nhất 2S35 “Coalition-SV” đang ở giai đoạn sản xuất cuối cùng. Ảnh: Eurasiantimes.
Truyền thông Nga cũng đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thị sát quá trình sản xuất tổ hợp pháo mới ở Yekaterinburg. Ông Shoigu lưu ý rằng khối lượng sản xuất các đơn vị pháo tự hành đã tăng gấp 6 lần so với năm 2022.
Truyền thông Nga cũng đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thị sát quá trình sản xuất tổ hợp pháo mới ở Yekaterinburg. Ông Shoigu lưu ý rằng khối lượng sản xuất các đơn vị pháo tự hành đã tăng gấp 6 lần so với năm 2022.
Trong chuyến thăm Nhà máy Kỹ thuật Vận tải Ural, ông Shoigu đã kiểm tra hoạt động sản xuất và sửa chữa các hệ thống pháo tự hành 2S19 Msta-S, 2S3 Acacia, 2S4 Tulip, 2C5 Hyacinth, cũng như 2S35 Koalitsiya-SV.
Trong chuyến thăm Nhà máy Kỹ thuật Vận tải Ural, ông Shoigu đã kiểm tra hoạt động sản xuất và sửa chữa các hệ thống pháo tự hành 2S19 Msta-S, 2S3 Acacia, 2S4 Tulip, 2C5 Hyacinth, cũng như 2S35 Koalitsiya-SV.
Các chuyên gia quân sự dự đoán tổ hợp pháo tự hành 2S35 Coalition SV là hệ thống pháo binh mạnh nhất do Nga phát triển. Tổ hợp này được cho là đã đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 12/2023. Có thông tin cho rằng, hệ thống vũ khí này có những khả năng mới có thể thay đổi mạnh mẽ diễn biến trên chiến trường ở Ukraine. Tuy nhiên, liệu hệ thống này có được triển khai ở khu vực hoạt động quân sự đặc biệt của Nga hay không vẫn chưa được xác nhận.
Các chuyên gia quân sự dự đoán tổ hợp pháo tự hành 2S35 Coalition SV là hệ thống pháo binh mạnh nhất do Nga phát triển. Tổ hợp này được cho là đã đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 12/2023. Có thông tin cho rằng, hệ thống vũ khí này có những khả năng mới có thể thay đổi mạnh mẽ diễn biến trên chiến trường ở Ukraine. Tuy nhiên, liệu hệ thống này có được triển khai ở khu vực hoạt động quân sự đặc biệt của Nga hay không vẫn chưa được xác nhận.
Là phương tiện có tầm hoạt động 70 - 80 km, 2S35 Coalition-SV dự kiến sẽ được đưa ra tiền tuyến trong năm nay. Các nhà phân tích quân sự lưu ý rằng tổ hợp pháo binh này đã thiết lập một tiêu chuẩn mới cho pháo tự hành với tốc độ bắn vượt trội hơn 10 phát/phút hoặc thậm chí có thể là 16 phát/phút.
Là phương tiện có tầm hoạt động 70 - 80 km, 2S35 Coalition-SV dự kiến sẽ được đưa ra tiền tuyến trong năm nay. Các nhà phân tích quân sự lưu ý rằng tổ hợp pháo binh này đã thiết lập một tiêu chuẩn mới cho pháo tự hành với tốc độ bắn vượt trội hơn 10 phát/phút hoặc thậm chí có thể là 16 phát/phút.
Bekhan Ozdoev, Giám đốc công nghiệp của Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rostec, tập đoàn nhà nước hàng đầu của Nga về sản xuất vũ khí, đã chỉ ra rằng hệ thống này có tính tự động hóa cao và thường được gọi là “robot chiến đấu” nhờ các khả năng như hệ thống tự động xử lý việc lựa chọn mục tiêu, nhắm súng và điều hướng.
Bekhan Ozdoev, Giám đốc công nghiệp của Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rostec, tập đoàn nhà nước hàng đầu của Nga về sản xuất vũ khí, đã chỉ ra rằng hệ thống này có tính tự động hóa cao và thường được gọi là “robot chiến đấu” nhờ các khả năng như hệ thống tự động xử lý việc lựa chọn mục tiêu, nhắm súng và điều hướng.
Pháo của 2S35 Coalition-SV được lắp trên khung gầm T-90, mặc dù thân xe và khoang lái có nhiều điểm giống với xe tăng T-14 Armata hơn. Hệ thống pháo tự hành 2S35 Coalition-SV được trang bị pháo 2A88 hiện đại, bắn đạn pháo 152mm.
Pháo của 2S35 Coalition-SV được lắp trên khung gầm T-90, mặc dù thân xe và khoang lái có nhiều điểm giống với xe tăng T-14 Armata hơn. Hệ thống pháo tự hành 2S35 Coalition-SV được trang bị pháo 2A88 hiện đại, bắn đạn pháo 152mm.
Tổ hợp này được thiết kế để phá hủy các sở chỉ huy, trung tâm liên lạc, khẩu đội pháo binh, súng cối, xe bọc thép, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của đối phương bằng cách bắn đạn pháo dẫn đường. Máy bay không người lái cung cấp khả năng nhận dạng bằng laser cho đạn pháo dẫn đường.
Tổ hợp này được thiết kế để phá hủy các sở chỉ huy, trung tâm liên lạc, khẩu đội pháo binh, súng cối, xe bọc thép, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của đối phương bằng cách bắn đạn pháo dẫn đường. Máy bay không người lái cung cấp khả năng nhận dạng bằng laser cho đạn pháo dẫn đường.
2S35 Coalition-SV được cho là sẽ thay thế 2S19 Msta-S. Bên cạnh đó, Nga đang thử nghiệm triển khai khẩu pháo trên xe tải KAMAZ để phù hợp với điều kiện tác chiến trong đô thị và chiến đấu hiện đại như chiến trường ở Ukraine.
2S35 Coalition-SV được cho là sẽ thay thế 2S19 Msta-S. Bên cạnh đó, Nga đang thử nghiệm triển khai khẩu pháo trên xe tải KAMAZ để phù hợp với điều kiện tác chiến trong đô thị và chiến đấu hiện đại như chiến trường ở Ukraine.
Cuối năm 2023, ông Sergei Chemezov, người đứng đầu Tập đoàn Rostec cho biết: “Tôi nghĩ 2S35 Coalition-SV sẽ sớm xuất hiện trên chiến trường ở Ukraine vì Nga cần có tổ hợp pháo tự hành loại này để đạt được lợi thế về tầm bắn trên chiến trường so với các loại pháo của phương Tây. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào xác nhận việc sử dụng tổ hợp này ở chiến trường Ukraine, dù các báo cáo trước đây của truyền thông Nga lưu ý rằng ít nhất một trong số những tổ hợp này đã được triển khai ở Ukraine để thử nghiệm cấp nhà nước”.
Cuối năm 2023, ông Sergei Chemezov, người đứng đầu Tập đoàn Rostec cho biết: “Tôi nghĩ 2S35 Coalition-SV sẽ sớm xuất hiện trên chiến trường ở Ukraine vì Nga cần có tổ hợp pháo tự hành loại này để đạt được lợi thế về tầm bắn trên chiến trường so với các loại pháo của phương Tây. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào xác nhận việc sử dụng tổ hợp này ở chiến trường Ukraine, dù các báo cáo trước đây của truyền thông Nga lưu ý rằng ít nhất một trong số những tổ hợp này đã được triển khai ở Ukraine để thử nghiệm cấp nhà nước”.
Thông tin mới nhất về tổ hợp 2S35 Coalition-SV xuất hiện vào thời điểm cuộc xung đột Nga – Ukraine sắp bước sang năm thứ 3. Việc Nga thúc đẩy sản xuất và trang bị hệ thống vũ khí mới này cũng cho thấy Moscow đang phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của pháo binh để tấn công Ukraine.
Thông tin mới nhất về tổ hợp 2S35 Coalition-SV xuất hiện vào thời điểm cuộc xung đột Nga – Ukraine sắp bước sang năm thứ 3. Việc Nga thúc đẩy sản xuất và trang bị hệ thống vũ khí mới này cũng cho thấy Moscow đang phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của pháo binh để tấn công Ukraine.
Về phía Ukraine, lực lượng của nước này cũng không ngừng sử dụng đạn pháo và hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do phương Tây cung cấp để tấn công các vị trí của Nga. HIMARS đã được sử dụng để làm giảm lợi thế pháo binh của Nga bằng cách phá hủy các loại pháo được triển khai ở tiền tuyến, bao gồm cả 2S19 Msta-S. Nhưng Nga dường như đã tìm được cách ứng phó với điều này.
Về phía Ukraine, lực lượng của nước này cũng không ngừng sử dụng đạn pháo và hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do phương Tây cung cấp để tấn công các vị trí của Nga. HIMARS đã được sử dụng để làm giảm lợi thế pháo binh của Nga bằng cách phá hủy các loại pháo được triển khai ở tiền tuyến, bao gồm cả 2S19 Msta-S. Nhưng Nga dường như đã tìm được cách ứng phó với điều này.
Nga chủ yếu sử dụng pháo binh để đẩy lùi các cuộc tấn công của Ukraine. Khi chiến đấu ở cự ly gần, vũ khí chính được Nga lựa chọn để gây thiệt hại nặng nề cho đối phương là pháo binh. Các nhà phân tích quân sự cho rằng, nếu Quân đội Ukraine muốn làm suy giảm lợi thế về pháo binh của Nga thì Kiev cần sử dụng các loại vũ khí khác vì những thiết bị hiện tại không thể theo kịp tốc độ bắn của pháo binh Moscow.
Nga chủ yếu sử dụng pháo binh để đẩy lùi các cuộc tấn công của Ukraine. Khi chiến đấu ở cự ly gần, vũ khí chính được Nga lựa chọn để gây thiệt hại nặng nề cho đối phương là pháo binh. Các nhà phân tích quân sự cho rằng, nếu Quân đội Ukraine muốn làm suy giảm lợi thế về pháo binh của Nga thì Kiev cần sử dụng các loại vũ khí khác vì những thiết bị hiện tại không thể theo kịp tốc độ bắn của pháo binh Moscow.
Trong một phân tích gần đây của các chuyên gia Rob Lee thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, Michael Kofman và Dara Massicot của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, và những người khác, cho rằng “đạn pháo do phương Tây cung cấp cho Ukraine trong tương lai khó có thể hỗ trợ tốc độ bắn của Kiev so với tốc độ bắn của pháo binh Nga”.
Trong một phân tích gần đây của các chuyên gia Rob Lee thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, Michael Kofman và Dara Massicot của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, và những người khác, cho rằng “đạn pháo do phương Tây cung cấp cho Ukraine trong tương lai khó có thể hỗ trợ tốc độ bắn của Kiev so với tốc độ bắn của pháo binh Nga”.
Ukraine đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt vũ khí và đạn dược trong bối cảnh phương Tây chưa thể ngay lập tức đáp ứng những yêu cầu của Kiev. Trong khi đó, Nga đang mở rộng sản xuất đạn pháo cũng như các hệ thống vũ khí mới. Theo một số ước tính, Nga hiện bắn khoảng 10.000 quả đạn mỗi ngày, trong khi Ukraine chỉ bắn 2.000 quả đạn pháo mỗi ngày. Các chuyên gia dự đoán rằng trong thời gian tới tốc độ bắn của Nga sẽ “nhiều hơn con số đó”.
Ukraine đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt vũ khí và đạn dược trong bối cảnh phương Tây chưa thể ngay lập tức đáp ứng những yêu cầu của Kiev. Trong khi đó, Nga đang mở rộng sản xuất đạn pháo cũng như các hệ thống vũ khí mới. Theo một số ước tính, Nga hiện bắn khoảng 10.000 quả đạn mỗi ngày, trong khi Ukraine chỉ bắn 2.000 quả đạn pháo mỗi ngày. Các chuyên gia dự đoán rằng trong thời gian tới tốc độ bắn của Nga sẽ “nhiều hơn con số đó”.
Các chuyên gia Kofman, Massicot và Lee cho rằng, do Ukraine không thể xuyên thủng tuyến phòng thủ của Nga trong cuộc phản công mùa hè khi Moscow có lợi thế về số lượng đạn pháo, Kiev sẽ gặp khó khăn trong các đợt tiến công trong thời gian tới nếu phương Tây không cung cấp cho Ukraine những vũ khí mới để phát triển các lợi thế khác. Các chuyên gia lưu ý rằng, Ukraine có thể cần bổ sung máy bay không người và khả năng tấn công chính xác để thay thế số lượng đạn pháo.
Các chuyên gia Kofman, Massicot và Lee cho rằng, do Ukraine không thể xuyên thủng tuyến phòng thủ của Nga trong cuộc phản công mùa hè khi Moscow có lợi thế về số lượng đạn pháo, Kiev sẽ gặp khó khăn trong các đợt tiến công trong thời gian tới nếu phương Tây không cung cấp cho Ukraine những vũ khí mới để phát triển các lợi thế khác. Các chuyên gia lưu ý rằng, Ukraine có thể cần bổ sung máy bay không người và khả năng tấn công chính xác để thay thế số lượng đạn pháo.
Hôm 02/02, 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí về gói viện trợ bổ sung trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine từ năm 2024 đến 2027. Trong đó, 33 tỷ euro là “dưới dạng cho vay” và 17 tỷ euro là “hỗ trợ không hoàn lại”.
Hôm 02/02, 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí về gói viện trợ bổ sung trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine từ năm 2024 đến 2027. Trong đó, 33 tỷ euro là “dưới dạng cho vay” và 17 tỷ euro là “hỗ trợ không hoàn lại”.

GALLERY MỚI NHẤT