Siêu tàu đổ bộ đệm khí của Trung Quốc là “đồ chơi”?

Siêu tàu đổ bộ đệm khí của Trung Quốc là “đồ chơi”?
Việc Trung Quốc bỏ 315 triệu USD để mua về 4 tàu đổ bộ đệm khí  lớn nhất thế giới Project 958 Bizon từ Ukraine có thể là một hành động gây choáng váng cho các nước láng giềng. Nhưng dưới con mắt của nhiều chuyên gia quân sự, siêu tàu đổ bộ này của Trung Quốc không hơn gì “món đồ chơi khổng lồ”.
Vào tháng trước, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh thừa nhận, Bắc Kinh đã nhập khẩu một chiếc tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon để trang bị cho lực lượng hải quân nước này.
Ông Cảnh không tiết lộ hạm đội nào của Hải quân Trung Quốc sẽ được biên chế tàu đổ bộ loại này đầu tiên, nhưng theo thông tin đăng tải trên Tân Hoa Xã thì chiếc tàu đầu tiên đã cập cảng Quảng Châu vào ngày 24/5. Điều này càng củng cố suy đoán rằng nó sẽ được biên chế cho Hạm đội Nam Hải và có hoạt động trong vùng biển Đông, giữa lúc tình hình khu vực này đang căng thẳng do những tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Tàu đổ bộ đệm khí Bizon không phù hợp hoạt động ở Biển Đông. Ảnh minh họa
Tàu đổ bộ đệm khí Bizon không phù hợp hoạt động ở Biển Đông. Ảnh minh họa

“Vô dụng” ở Biển Đông

Tuy nhiên, theo cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Wu Shih-wen, người đã dày dặn kinh nghiệm ở Biển Đông khi còn là một sĩ quan hải quân trong giai đoạn 1960-1980, thì tàu đổ bộ Bizon không phù hợp để hoạt động ở Biển Đông.
“Tất cả các đảo thuộc khu vực tranh chấp giữa chính quyền Bắc Kinh, Đài Bắc và các quốc gia Đông Nam Á đều là những đảo nhỏ, và một số đảo thậm chí còn nhỏ hơn kích cỡ một con tàu”, ông Wu Shih-wen nói.
Tạp chí Học giả Ngoại giao (có trụ sở tại Tokyo) bình luận,  Project 958 Bizon có chiều cao gần bằng tòa nhà 4 tầng với lượng giãn nước đầy tải 555 tấn, tầm hoạt động là 300 hải lý (khoảng 500km) và có tốc độ tối đa là 63 knots/h (khoảng 100km/h. Nó có thể duy trì hoạt động trên biển trong 5 ngày và có trọng tải 150 tấn, tức nặng gấp hơn 2 lần những tàu đổ bộ đệm khí đang phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ và Nhật Bản.
Tàu được thiết kế để chở 3 xe tăng chiến đấu chủ lực (tổng trọng lượng 150 tấn) hoặc 10 xe bọc thép chở quân (tổng trọng lượng 131 tấn) cùng 140 lính đổ bộ. Hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh (tổng trọng lượng 115 tấn) hoặc 8 xe tăng lội nước hạng nhẹ.
Theo chuyên gia Antony Wong Dong (Hiệp hội quân sự quốc tế có trụ sở tại Macau), vì hạn chế về tầm hoạt động và tốc độ, những chiếc tàu đổ bộ này chỉ có thể đóng vai trò quan trọng khi hoạt động ở vùng đảo Đài Loan và Điếu Ngư/Senkaku còn với các vùng tranh chấp tiềm năng khác thì là quá xa.
“Tuy nhiên, những thỏa thuận của thương vụ Project 958 Bizon có từ năm 2009, một năm sau khi ông Mã Anh Cửu, lãnh đạo Quốc dân Đảng được bầu làm Tổng thống Đài Loan và thực hiện “chính sách mềm dẻo” với Bắc Kinh”, ông này nói.
Bizon cũng không thích hợp khi hoạt động ở khu vực Điếu Ngư/Senkaku. Ảnh minh họa
Bizon cũng không thích hợp khi hoạt động ở khu vực Điếu Ngư/Senkaku. Ảnh minh họa

Dễ bị đánh chìm ở Điếu Ngư/Senkaku

Project 958 Bizon có khả năng vươn tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, song không thể đủ khả năng càn lướt xung quanh quần đảo.
“Điếu Ngư cách đất liền hơn 200 hải lý, nhưng tầm di chuyển tối đa của tàu Project 958 Bizon chỉ là 300 hải lý, điều này đồng nghĩa với việc chiếc tàu đệm khí khổng lồ cần một tàu tiếp nhiên liệu đi theo khi nó khi hoạt động”, ông Hoàng Đông cho biết.
Cũng theo ông Wong Dong, Lực lượng Phòng vệ trên không và mặt biển Nhật Bản (trong khu vực này) vượt trội hơn Trung Quốc. Một khi các tàu đệm khí tiếp cận Điếu Ngư, chúng sẽ bị phát hiện, trở thành “miếng mồi ngon” và dễ dàng bị đánh chìm bởi Nhật Bản.
Ngoài ra, với vận tốc tối đa tới 63 knots, hơn nữa là một tàu đệm khí, Bizon có thể  tạo ra những con sóng lớn khi di chuyển. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các tàu hộ tống tiên tiến nhất của Quân đội Trung Quốc di chuyển ở gần nó.
”Không tàu chiến nào của Hải quân Trung Quốc có thể theo kịp Zubr, nhưng đối với các máy bay chiến đấu, nó lại trở lên chậm chạp. Điều đó đồng nghĩa  Zubr có thể sẽ phải chiến đấu một mình ngoài biển khi không tàu nào có thể kịp thời bảo vệ được nó”, ông Hoàng Đông nói thêm.

Chỉ là phương tiện huấn luyện đổ bộ

Tổng thư ký Hội đồng nghiên cứu chính sách tiên tiến Trung Quốc (trụ sở tại Đài Loan) Giáo sư Arthur Ding Shu-fan cho rằng, vai trò  của những tàu đổ bộ đệm khí khổng lồ sẽ là  nơi thực hành cho Hải quân Trung Quốc trong các bài tập đổ bộ.
“Công năng của các tàu đổ bộ đệm khí, đặc biệt là tàu đổ bộ cỡ lớn như Project 958 Bizon là rất hạn chế. Mặc dù chúng có thể giúp hoàn thiện khả năng chiến đấu của lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc. Chiếc tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn đầu tiên có thể sử dụng làm sàn tập tương tự với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, mang tên Liêu Ninh. Là một loại vũ khí mới, nó sẽ yêu cầu nhiều thời gian để Hải Quân Trung Quốc làm quen và tích hợp vào hệ thống của họ”, vị giáo này nói.
Vai trò của Bizon ở Trung Quốc có lẽ là phương tiện huấn luyện binh sĩ nhiều hơn là chiến đấu.
Vai trò của Bizon ở Trung Quốc có lẽ là phương tiện huấn luyện binh sĩ nhiều hơn là chiến đấu.

Một chuyên gia về các vấn đề hải quân khác, tới từ Thượng Hải là Nghê Lạc Hùng nghĩ rằng, biện pháp quân sự không phải là lựa chọn đầu tiên cuả Bắc Kinh khi cần giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên khu vực Biển Đông, nhưng thương vụ Project 958 Bizon được các nước có liên quan đến tranh chấp nhìn nhận như một “mối đe dạo quân sự” từ Bắc Kinh.
“Tôi nghĩ rằng lực lượng hải quân của chúng tôi sẽ không trang bị quá nhiều tàu đệm khí do những hạn chế trong vận hành của chúng.....Nhưng để minh chứng cho một sức mạnh trên biển đang tăng , Trung Quốc cần những tàu như vậy để hoàn thiện kho vũ khí Hải quân của mình”, ông Nghê kết luận.

Tin mới