Siêu tên lửa S-400 đã thay đổi cuộc chơi trên bầu trời thế nào?

Tên lửa 40N6 mới, thiết kế cho hệ thống phòng không S-400 Nga, có những tính năng kỹ chiến thuật thực sự gây sốc với những lực lượng không quân mạnh và có thể làm thay đổi cán cân lực lượng trong nhiều khu vực thế giới.

Theo tạp chí Military Watch Magazine, tên lửa 40N6 có phạm vi chiến đấu đến 400km và có thể tiêu diệt các mục tiêu siêu âm. Ưu thế này cho phép các hệ thống phòng không S-400 trên lãnh thổ Nga bắn hạ các mục tiêu vừa cất cánh từ Đức, Áo hoặc Croatia chỉ trong vài giây. Đặc biệt hơn nữa, tên lửa có thể trang bị cho các tổ hợp tên lửa phòng không S-300V4 và hệ thống tên lửa phòng không tương lai S-500.
Sieu ten lua S-400 da thay doi cuoc choi tren bau troi the nao?
Hệ thống phòng không S-400 ở Syria. Ảnh minh họa: Russian Gazeta.
Bài viết cho biết: "Tên lửa 40N6 sử dụng một quỹ đạo độc đáo, chưa từng có đối với các tên lửa phòng không từ trước đến nay. Tên lửa được đẩy lên đến độ cao 30km, sau đó lao bổ nhào vào mục tiêu từ trên xuống dưới. Bằng cách này, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao 5km, có nghĩa là trong tầm quan sát của radar S-400, tiêu diệt không chỉ máy bay, mà còn cả máy bay trực thăng, ".
Nga có thể sẽ sản xuất tên lửa 40N6 với số lượng lớn, khoảng hơn 1.000 đạn, trang bị cho tất cả các đơn vị phòng không quân đội Liên bang. Tên lửa cũng có thể sản xuất để xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria, Belarus, Ấn Độ và Trung Quốc, trong tương lai là Ả rập Xê-út, Iraq, Iran và Morocco. Với số lượng lớn, chi phí sản xuất cho đạn tên lửa sẽ giảm xuống nhanh chóng do do tăng tổng sản lượng.
Như vậy, các quốc gia được trang bị S-300, trong đó có Iran, Syria, Việt Nam có thể sẽ nâng cấp các hệ thống S-300 của mình để sử dụng các tên lửa mới của Nga gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cán cân lực lượng trên các vùng khác nhau của thế giới. Sự xuất hiện 40N6 sẽ gây áp lực nặng nề lên châu Âu, bảo phủ toàn bộ eo biển Đài Loan, vùng Kashmir, cao nguyên Doklam, ảnh hưởng nặng nề lên các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông.

Kinh ngạc số tiền Ấn Độ bỏ ra mua “rồng lửa” S-400 của Nga

(Kiến Thức) - Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, thương vụ Ấn Độ mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga có tổng giá trị khoảng 6 tỷ USD. Nhiều khả năng, Moscow và New Delhi sẽ công bố thỏa thuận này trước tháng 10/2018.

Theo báo Pravda, Nga đã lên kế hoạch chuyển các bộ phận của tổ hợp phòng không S-400 tới Ấn Độ. Nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ với RBC rằng tổng giá trị của thỏa thuận ước tính rơi vào khoảng 6 tỷ USD.
 Theo báo Pravda, Nga đã lên kế hoạch chuyển các bộ phận của tổ hợp phòng không S-400 tới Ấn Độ. Nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ với RBC rằng tổng giá trị của thỏa thuận ước tính rơi vào khoảng 6 tỷ USD.
Nhiều khả năng, Nga và Ấn Độ sẽ công bố thỏa thuận này trước khi nhà lãnh đạo hai nước gặp nhau vào tháng 10/2018.
 Nhiều khả năng, Nga và Ấn Độ sẽ công bố thỏa thuận này trước khi nhà lãnh đạo hai nước gặp nhau vào tháng 10/2018.
Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng, Ấn Độ có thể sẽ nhận được 5 tổ hợp S-400 của Nga. Ngày 28/5, hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ. Chi phí của toàn bộ hợp đồng S-400 này là 6,2 tỷ USD.
 Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng, Ấn Độ có thể sẽ nhận được 5 tổ hợp S-400 của Nga. Ngày 28/5, hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ. Chi phí của toàn bộ hợp đồng S-400 này là 6,2 tỷ USD.
Một nguồn tin Ấn Độ tiết lộ, quá trình đàm phán về thương vụ S-400 đang trải qua giai đoạn cuối cùng. “Chướng ngại” duy nhất của thỏa thuận này đó chính là nguy cơ New Delhi đối diện với các biện pháp trừng phạt từ Washington liên quan đến “Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA) vốn áp dụng các lệnh trừng phạt lên những quốc gia mua vũ khí từ Moscow.
 Một nguồn tin Ấn Độ tiết lộ, quá trình đàm phán về thương vụ S-400 đang trải qua giai đoạn cuối cùng. “Chướng ngại” duy nhất của thỏa thuận này đó chính là nguy cơ New Delhi đối diện với các biện pháp trừng phạt từ Washington liên quan đến “Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA) vốn áp dụng các lệnh trừng phạt lên những quốc gia mua vũ khí từ Moscow.
Hồi tháng 4/2018, truyền thông Nga và Ấn Độ đưa tin hai nước đã gần đạt được thỏa thuận về thương vụ “rồng lửa” S-400 và dự kiến thỏa thuận sẽ được ký kết trước cuộc gặp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo Nga-Ấn vào tháng 10/2018.
 Hồi tháng 4/2018, truyền thông Nga và Ấn Độ đưa tin hai nước đã gần đạt được thỏa thuận về thương vụ “rồng lửa” S-400 và dự kiến thỏa thuận sẽ được ký kết trước cuộc gặp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo Nga-Ấn vào tháng 10/2018.
Trước đó, hồi tháng 3/2018, Sputnik đưa tin, Không quân Ấn Độ mong muốn đưa vào biên chế ít nhất 5 tổ hợp phòng không S-400 trong năm 2022.
 Trước đó, hồi tháng 3/2018, Sputnik đưa tin, Không quân Ấn Độ mong muốn đưa vào biên chế ít nhất 5 tổ hợp phòng không S-400 trong năm 2022. 
Không quân Ấn Độ (IAF) cho biết việc mua tổ hợp phòng không S-400 do Nga phát triển đóng vai trò quan trọng giúp New Delhi đối phó với những mối đe dọa tiềm ẩn từ phía Trung Quốc và Pakistan.
 Không quân Ấn Độ (IAF) cho biết việc mua tổ hợp phòng không S-400 do Nga phát triển đóng vai trò quan trọng giúp New Delhi đối phó với những mối đe dọa tiềm ẩn từ phía Trung Quốc và Pakistan.
Được biết, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-400 Triumf do Nga sản xuất đã được đưa vào phục vụ trong các lực lượng vũ trang Nga từ ngày 28/4/2007 để thay thế cho hệ thống S-300.
  Được biết, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-400 Triumf do Nga sản xuất đã được đưa vào phục vụ trong các lực lượng vũ trang Nga từ ngày 28/4/2007 để thay thế cho hệ thống S-300.
Tổ hợp S-400 có khả năng đánh chặn, phá hủy mọi mối đe dọa trên không ở vị trí cách xa tới 400 km ở độ cao 30 km và có thể “hạ gục” đồng thời 6 mục tiêu. Mỗi tổ hợp S-400 bao gồm hệ thống radar giám sát theo dõi mục tiêu, bệ phóng, tên lửa dẫn đường cùng các phương tiện điều khiển và chỉ huy.
 Tổ hợp S-400 có khả năng đánh chặn, phá hủy mọi mối đe dọa trên không ở vị trí cách xa tới 400 km ở độ cao 30 km và có thể “hạ gục” đồng thời 6 mục tiêu. Mỗi tổ hợp S-400 bao gồm hệ thống radar giám sát theo dõi mục tiêu, bệ phóng, tên lửa dẫn đường cùng các phương tiện điều khiển và chỉ huy.

Qatar muốn mua rồng lửa S-400 Nga, Ả-rập Xê-út “nóng mắt”

(Kiến Thức) - Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani cho biết ông đã thảo luận việc mua tổ hợp phòng không S-400 với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Dù hợp đồng chưa được ký kết nhưng thông tin này cũng đủ khiến Ả Rập Xê Út “đứng ngồi không yên”.

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”
Theo Army Recognition, ngày 6/7, Quốc vương Qatar Cheikh Tamim ben Hamad Al Thani cho biết ông đã thảo luận việc mua tổ hợp phòng không S-400 Triumf của Nga với Tổng thống Vladmir Putin, nhưng hiện chưa có quyết định nào được đưa ra. Ảnh: Sputnik.
Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-2
“Tôi không muốn đề cập chi tiết. Hiện chưa có thỏa thuận nào. Đúng là chúng tôi đã thảo luận về thương vụ đó (mua tổ hợp S-400 của Nga)”, Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani phát biểu trong cuộc họp báo ở thủ đô Paris sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AR.
Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-3
Tuy nhiên, thông tin về khả năng Qatar có thể sắp mua “rồng lửa” S-400 (NATO định danh SA-21 Growler) cũng đã khiến cho Ả Rập Xê Út “đứng ngồi không yên” và họ đang tìm cách “chặn đứng” thương vụ này. Ảnh: Army Techonolgy.
Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-4
  Tờ báo Le Monde của Pháp đưa tin hồi tháng 6/2018 rằng Ả Rập Xê Út thậm chí cảnh báo có thể “hành động quân sự” nếu Doha vẫn quyết định mua S-400 Triumf. Ảnh: Army Techonolgy.
Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-5
Trước đó, vào tháng 6/2017, Ả Rập Xê Út, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và các đồng minh đã cắt đứt quan hệ với Qatar và bắt đầu phong tỏa kinh tế Doha với cáo buộc nước này ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và “đối thủ” khu vực là Iran. Ảnh: Army Techonolgy.
Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-6
Việc mua tổ hợp S-400 sẽ tăng cường sức mạnh quân sự cho Qatar và dĩ nhiên Riyadh không muốn như vậy. Được biết, tổ hợp phòng không S-400 tiên tiến được đưa vào biên chế trong Quân đội Nga từ tháng 4/2007. Ảnh: Defpost.
Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-7
 Tổ hợp S-400 có khả năng đánh chặn, phá hủy mọi mối đe dọa trên không ở vị trí cách xa tới 400 km ở độ cao 30 km và có thể “hạ gục” đồng thời 6 mục tiêu. Ảnh: Wikimedia Commons.
Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-8
Cụ thể, phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40-120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6. Ảnh: PTI.
Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-9
Mỗi tổ hợp S-400 bao gồm hệ thống radar giám sát theo dõi mục tiêu, bệ phóng, tên lửa dẫn đường cùng các phương tiện điều khiển và chỉ huy. Ảnh: Trend.az
Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-10
 So với hệ thống "đối thủ" MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số, bao gồm thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn, tầm bắn xa hơn, số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn, cự ly phát hiện mục tiêu lớn hơn và có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn. Ảnh chụp tên lửa đất đối không 48N6E3 được sử dụng trong tổ hợp S-400 Triumph. Ảnh: Army Techonolgy.

Tin mới